Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

MỖI NGÀY MỘT CÂU LỜI CHÚA: BẢO HIỂM NƯỚC TRỜI!

MỖI NGÀY MỘT CÂU LỜI CHÚA
Lời Chúa: "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì" (Mt 16, 21 - 27)



Câu chuyện tháng 9!
Mỗi mùa khai trường đều là mỗi mùa đau khổ của các bậc làm cha mẹ. hàng trăm các loại phí đè đầu cỡi cổ mà phụ huynh không tự nguyện đóng cũng không xong, trong đó vấn nạn bảo hiểm y tế của học sinh đã và đang là đề tài nóng bỏng nhất!
ừ, chuyện đóng bảo hiểm y tế học đường cũng là chuyện bình thường nếu chúng ta không sống trong một xã hội, một chế độ và một chính sách "tận thu" mà chỉ có ở Việt Nam.




Như thế nào là "tận thu"... chính sách là đóng bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng chỉ tự nguyện đối với các thành phần bần nông, tức là lông bông, còn những ai đã, đang làm việc có liên quan đến cái gọi là có tổ chức thì không có khái niệm "tự nguyện" mà là "bắt buộc" khấu trừ thẳng vào tiền lương hàng tháng. Và đối tượng duy nhất có thể bắt buộc để "tận thu" tất tần tật chính là học sinh, ai không đóng sẽ bị trừ hạnh khiểm, thi đua, khen thưởng. Một năm học chỉ có 9 tháng nhưng bị buộc đóng bảo hiểm 12 tháng và nhất là năm nay bảo hiểm học sinh đến 15 tháng. Có nhiều thắc mắc, ý kiến cũng như các tranh luận, nhưng theo cách giải thích của Bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) thì năm học này mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5%. Các thay đổi này là theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Thay vì 12 tháng, năm nay các em sẽ phải mua 15 tháng vì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT học sinh, sinh viên sẽ theo năm tài chính, tức là bắt đầu tính từ ngày 1.1 đến ngày 31.12 của năm. trong khi đó, thẻ học sinh có giá trị sử dụng từ đầu năm học (trung bình là tháng 10) và hết hạn sau 12 tháng. Do đó, riêng trong năm nay nhóm học sinh vào lớp 1 và sinh viên năm thứ 1 sẽ phải đóng 15 tháng. Thời hạn sử dụng thẻ từ ngày nhập học hoặc ngày hết hạn của thẻ được cấp lần trước đến 31.12 của năm sau. Thế là dù học sinh có đến trường hay nghỉ hè thì trọn 15 tháng bảo hiểm "tận thu" ráo trọi...

Chuyện đóng bảo hiểm 9 tháng, 12 tháng hay 15 tháng cũng sẽ không quá nặng nề nếu song song với việc học sinh hoặc người dân tham gia bảo hiểm cũng sẽ được đối xử công bằng và chính đáng khi khám chữa bệnh tại các Bệnh Viện, trung tâm y tế đáng tin cậy, nhưng thực tế Bộ y tế chỉ biết "tận thu" chứ không cần quan tâm đến các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Thử làm một phép tính đơn giản, ngoài các đối tượng "bị" buộc đóng bảo hiểm y tế như công nhân, cán bô, viên chức thì số người dân tự tham gia bảo hiểm y tế là con số rất ít, vì thế chỉ còn một cách "ép buộc" học sinh sinh viên. Trung bình 1 tháng học sinh phải đóng 36.000đ, 9 tháng 324.000đ, nhưng con số để học sinh buộc phải đóng 15 tháng là 543.7000đ. 6 tháng 1 học sinh không đi học sẽ mất 216.000đ và nhân cho con số hơn 22 triệu học sinh thì thật là một số tiền khủng khiếp "lọt" về cơ quan bảo hiểm...


Nhân vấn đề trên tôi muốn cùng mọi người dành chút ít thời gian suy niệm câu Lời Chúa trên. Sống trên trần gian và giữa xã hội chủ nghĩa của nước ta thì chẳng ai muốn đau khổ, nghèo đói, bệnh tật hay dối nát và nhất là không muốn những điều bất ý. Vì thế, chúng ta mải miết kiếm tìm và lo lắng bởi cơm áo gạo tiền. Thời buổi này đồng tiền có sức mạnh vạn năng, biến đen thằng trắng, đổi ngay thành thật. Tiền là tiên, là phật, là sức bật của lò xo, tiền là thước đo vật chất, giàu sang, danh vọng và mỗi người ai ai cũng mong muốn có tiền, nhiều tiền và thật thật nhiều tiền để ăn sung mặc sướng, để thỏa mãn cái gọi là chủ nghĩa vật chất...Thế nhưng, qua câu Lời Chúa trên, Chúa Giê su lại muốn nhắn nhủ đến từng ki tô hữu chúng ta, đặc biệt nhất với những ai muốn làm môn đệ đích thực của Chúa thì phải từ bỏ chính mình, tự nguyện vác lấy thập giá theo chân Thầy chí thánh, vui lòng chịu những đau khổ, bất toàn, nghèo đói, rách rưới của kiếp nhân sinh để tiến về Nước Trời.

Con đường Chúa vạch ra cho mỗi người chúng ta phải chăng đó là điều kiện bảo hiểm "mua" Nước Trời??? Cả đời người chúng ta kiếm tìm vật chất, của cải để nuôi sống chính mình, để rồi khi giàu có thì sợ chết. Và để đề phòng sự chết con người cũng sẵn sàng bỏ hàng đống tiền mua trăm loại bảo hiểm với cốt ý sống càng lâu càng tốt. Nhưng con người chúng ta, với thân xác luôn luôn tìm kiếm sung sướng, tìm kiếm những gì cho thân xác được thỏa lòng, được vui thú, những điều thân xác thèm muốn, ước ao đó là danh, lợi thú trần gian đã có một ai thoát khỏi án tử của sự chết??


Đường Thánh Giá chính là đường "bảo hiểm" chắc chắn nhất để vào Nước Trời. Chính vì thế, Chúa Giêsu, đã đi tiên-phong để dẫn đường chỉ lối cho nhân loại noi theo để khỏi bị lạc đường! Ngài không chỉ nói xuông, nhưng chính Ngài đã đi con đường đau khổ, đã tình nguyện tuôn đổ hết Bảo Huyết, chịu tử hình, chết treo trên Thánh Giá như một tên tội phạm! Còn gì nhục nhã khổ đau hơn? Thế nhưng, ĐƯỜNG THÁNH GIÁ là đường dẫn tới vinh quang, là CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG, sự sống trường sinh trên Cõi Phúc.
Từ bỏ chính mình, vác Thập Giá là điều đi ngược lại với bản tính nhân loại, chỉ thích yêu chiều thân xác và tìm vui thú cho thể xác! Do đó, điều kiện Chúa đòi hỏi để thực sự trở thành môn đệ Chúa Giêsu, đó là hãm dẹp những dục vọng của thân xác để sống cho linh hồn. Chúa Giêsu còn nhấn mạnh rằng: “Nếu không vác Thập Giá để theo Chúa thì không xứng đáng làm môn đệ Chúa!” (Mt 10: 38). Đây là điều tiên quyết phải lựa chọn: Hoặc sống theo tinh thần thì cần ép thân xác vâng phục linh hồn, đi vào đường hẹp! Còn nếu không, sẽ chẳng làm môn đệ Chúa được!
Bỏ Mình: Là từ bỏ lòng tự ái, tự phụ, bỏ tính kiêu hãnh để sống Khiêm Nhu, đơn sơ, nhỏ bé trước Thiên Chúa và mọi người. Bỏ Mình còn cần từ bỏ tham vọng, quyến luýen của cải, danh vọng và lạc thú trần gian để sống siêu thoát, để hướng lên Quê Trời và cố công tìm kiếm Kho Tàng Trân Quý Tuyệt Đối là chính Thiên Chúa. Trên thực té, những ai quá mải mê thu tích của cải, danh vọng trần thế thì đâu còn thời giờ dể tìm kiếm Chúa, tìm kiếm Nước Trời?Trái lại, các môn đệ Chúa Giêsu dành mọi tài năng, sức khoẻ, cơ hội và trọn thời giờ để tìm kiếm và sống thân thiết với Ngài, và do đó, càng ngày càng yêu mến Chúa hơn. Họ sẵn sàng chịu đựng mọi gian nan, thử thách cũng như khổ đau của kiếp nhân sinh vắn vỏi này để sống thân thiết với Chúa Giêsu. Họ ép thân xác vào ĐƯỜNG HẸP để giữ mọi Thánh Luật, mọi Lời Khuyên của Chúa, vì họ biết rằng: Kiếp sống trần thế thật quá vắn vỏi, họ hăng say, tích cực như người lực sĩ chạy hết sức để tới đích là chính Chúa, Đấng đang chờ đón họ ở cuối cuộc đời!

“Được lợi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích chi? Lấy gì đổi được linh hồn mình?” (Mt 16:26). Người lái buôn khôn ngoan chân nhận được điều chi sinh lợi nhiều hơn, và lợi nhuận đó kéo dài, vững bền mà chê bỏ những gì tạm bợ, không tồn tại dài lâu!Về phương diện tâm linh, người thực sự Khôn Ngoan thấy được sự tạm bợ, mau qua chóng hết của mọi sự trần thế. Họ thấy được tất cả Danh lợi Thú trần gian giống như phù vân, như bèo dạt mây trôi, chẳng có chi vững bền! Đời 100 năm sánh với vĩnh hằng chỉ như một chớp mắt, chẳng có chi đáng họ phải nỗ lực, cố công tìm kiếm!... Các con của Chúa được Chúa Thánh Linh soi dẫn để sống trong sự Khôn Ngoan của con cái Thiên Chúa mà coi thường danh lợi thú trần gian là những thứ chẳng tồn tại lâu dài qua kiếp sống vắn vỏi này! Và vì thế, họ cố công tìm kiếm Thiên Chúa, tìm Nước Trời và Ơn Cứu Độ là những Kho Tàng Vô Cùng Trân Quý mãi mãi thiên thu!...
Khi so sánh mọi sự trần thế với Phước Lộc Thiên Đàng, thì ai thực sự Khôn Ngoan sẽ biết được có nên đánh đổi linh hồn mình để kiếm tìm một chút danh, lợi thú chóng qua mà bị thiệt phần linh hồn! Khi phạm tội, người ta đánh đổi một chút vui thú của thân xác mà để cho linh hồn bị chết, bị trầm luân, thì có đáng để đánh đổi hay không?

“Lạy Chúa! Xin ban cho chúng con lòng trí Khôn Ngoan để không ngừng ép thân xác đi vào con đường hẹp. Xin cho con đừng khi nào chọn lựa một chút danh lợi thú phàm trần mà để cho linh hồn liều mất Hạnh Phúc Vĩnh Cửu,mất Phúc Thiên Đàng mai sau!”. (Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét