Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Sao lại "bán" tôi...!!!

Vùng Bảy Núi - Tịnh Biên - An Giang nổi tiếng không chỉ có Núi Sam, Bà Chúa Châu Đốc mà mỗi khi nói đến vùng đất này ai ai cũng nhớ đến hình ảnh những rặng dừa thốt nốt xum xuê cho vị nước ngọt bùi cùi dừa thơm ngon, thế nhưng...
Trong những ngày vừa qua, đặc biệt là tháng 8 & 9, người dân ùn ùn "đốn" dừa và cũng ồ ạt bán cho Trung Quốc với giá vô cùng bèo, chỉ tầm 300 - 400 ngàn đồng/ 1 cây có năm tuổi 15 - 20 năm...
Theo phóng sự của Trang Zing.Vn đăng ngày 26.9.2015 thì trong một thời gian rất gần, một loại cây mang lại lợi ích kinh tế cho người dân, một loại cây đặc trưng góp phần vào nét văn hóa Miền Tây Nam Bộ sẽ bị tàn phá và biến mất... Nếu như phép nhân hóa, chính loại cây này và hàng trăm các loại cây khác của Việt Nam sẽ phải đau đớn bật thốt: "Sao lại "bán" tôi...!!!

 

Cây thốt nốt được trồng nhiều nhất ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Đây cũng là nơi đã xây dựng nên thương hiệu đường thốt nốt nổi tiếng cả nước.


Những rừng thốt nốt ở đây có tuổi đời hàng chục năm và đang cho thu hoạch nước đường. Song những ngày qua, nông dân Bảy Núi bỗng rủ nhau đào gốc cây này bán cho thương lái Trung Quốc. Theo thông tin từ một số thương lái, thốt nốt được bán sang Trung quốc để trồng làm kiểng.


"Nhiều ngày qua nơi đây rộ lên tình trạng các thương nhân đến mua thốt nốt. Họ thường chọn mua loại cây 15-20 năm tuổi. Mỗi ngày có hàng chục cây được đào đem đi nơi khác bán. Họ đưa cả các loại xe chuyên dụng đến rừng vận chuyển”, anh Chau Lyl, người dân ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên nói.



Những chiếc xe tải hàng chục tấn nằm chờ sẵn trên tỉnh lộ 948 để mua thốt nốt.


Nông dân tại chỗ được thuê đào xung quanh cây để bứng gốc còn nguyên rễ. Cây đào lên sẽ có nhóm người khác đến dùng lưới B40 bó xung quanh rễ, rồi dùng bao tiếp tục bao bọc lớp rễ phía ngoài trước khi vận chuyển lên xe.



Theo nhiều người dân bán cây thốt nốt, thương lái chỉ chọn mua những cây không quá non, cũng không quá già, chủ yếu là cây mới lớn, chưa ra bông, trái, để về dưỡng cho dễ sống.


Còn đội ngũ được thuê đào gốc cây cho biết, những cây thốt nốt đạt tiêu chuẩn thương lái chọn mua là loại trồng trên 30 năm, thân thẳng hoặc chỉ hơi cong (tùy sở thích khách hàng). Chỉ mất 300.000-400.000 đồng, thương lái đã sở hữu một cây thốt nốt còn cả ngọn và rễ.


Dân địa phương được trả công 170.000-180.000 đồng để đào 1 cây thốt nốt. Với những cây to, cần 3-4 người đào mất hơn 2 tiếng đồng hồ (chưa kể phải leo lên ngọn rọc lá) nhưng tiền công cũng không tăng.)


Ngoài bán nguyên cây còn lá, rễ, một số hộ còn cưa từng khúc cây ra để bán gỗ, với giá chỉ bằng một phần tự so với bán cả cây tươi.


Hạt kiểm lâm huyện Tịnh Biên cho biết, toàn huyện có gần 7.000 cây thốt nốt được trồng ở các bờ ranh của người dân Khmer. Ngành kiểm lâm đang vận động người dân không nên đào bán loại cây đặc sản của vùng này.


Cây thốt nốt thích hợp với đất pha cát vùng Bảy Núi, An Giang. Loại cây này trồng ít nhất 20 năm mới cho trái và có thể khai thác nước từ cuống hoa.


Mỗi năm, 1 cây thốt nốt có thể khai thác nước từ cuống hoa nấu khoảng 4 kg đường (loại đường chảy). Giá loại đường này hơn 15.000 đồng/kg. Người dân Bảy Núi thường cho thuê cây để khai thác, với giá thuê mỗi năm khoảng 60.000 đồng một cây.


“Thốt nốt từ lâu được biết đến như đặc sản của vùng Bảy Núi. Nếu một ngày chẳng còn cây thốt nốt, cảnh quan môi trường nơi đây sẽ bị tàn phá nghiêm trọng”, một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn chia sẻ.



"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy". (Lc 13,5)


Câu hỏi đặt ra: "sao dân ta "đần" thế??? hết cau non, hoa thăng long, rễ tiêu, đỉa... giờ lại đến dừa thốt nốt. Không cần suy xét lợi hại, chỉ cần thấy đồng tiền trước mắt là lòng tham nổi lên và tất cả những vấn đề nguy hại liên quan đến cũng không quan trọng bằng tiền. Không hiểu dân ta có từng một lần hay vài lần "nối tiếc" vì mắc mưu Trung Quốc hay không, nhưng đã rất rất nhiều lần dân ta khốn đốn vì những trò "đểu" của giặc Tàu. Vậy mà...


Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo hai lần (cc. 3, 5).
“Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện đau thương chết chóc
của một số người ở Galilê và Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.

Đơn giản sám hối là sinh trái.
Trái là điều ông chủ có ý nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ, không phải một năm, mà ba năm.


“Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất” (c. 7).
Rõ ràng quyết định này không do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn, người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân. May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối, chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại niềm hy vọng.

Cuối cùng cây vả cằn cỗi này có ra trái không, có bị chặt không?
Dụ ngôn không cho ta câu trả lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu, được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó đi!” (c. 9).

Cầu nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.

Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.

Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.

Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.

Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.


                                                                                   Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét