Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

tâm hồn trẻ thơ!

Chuyện kể rằng: Ở một vùng đất nọ có một nhà hiền triết nổi tiếng là khôn ngoan và thánh thiện, người dân trong vùng ai có vấn đề gì chưa thông hiểu hay không giải quyết được đều đến thỉnh ý của nhà hiền triết và khi ra về lòng họ luôn vui mừng hân hoan vì nhận được những chỉ dẫn, những lời khuyên bổ ích. Tiếng tăm về nhà hiền triết tài đức ngày một lan rộng nên có nhiều người đến tìm gặp ngài.

Nghe biết sự tình như thế, một giáo sư trong vùng mới đâm nghĩ bụng: ta phải đến thỉnh giáo người mà thiên hạ đồn đại là khôn ngoan để xem sự thật thế nào.

Tiếp vị giáo sư trong một ngôi nhà ấm cúng, sau một vài câu hỏi chào thăm, nhà hiền triết mới mời vị giáo sư dùng trà. Khi rót trà, nhà hiền triết cứ rót mặc cho ly nước đã đầy để nước chảy tràn ra ngoài. Vị giáo sư mới thầm nghĩ rằng: “người mà thiên hạ  cho là bậc khôn ngoan hoá ra chỉ là một ông già lẩn thẩn, đãng trí”. Không thể chịu nỗi vị giáo sư mới thốt lên: “ Thưa ông, ly nước đã đầy, sao ông có thể rót thêm được nữa”. Lúc này, nhà hiền triết mới dừng lại và bình thản nói: đúng thế, ly trà đã đầy sao có thể rót thêm được. Giống như ly trà, Ông đến với tôi khi lòng chất đầy thành kiến và kêu ngạo thì làm sao tôi có thể nói với ông về những triết thuyết của tôi”.

 Câu chuyện kể trên không mấy khó để mỗi người chúng ta rút ra cho mình bài học nhân bản là cần lắm sự chân thành, khiêm nhu, đơn sơ trước người khác và trước cuộc sống. Lẽ đời vốn dĩ luôn quý chuộng những con người mặc lấy cho mình tâm tình như thế và ngược lại, thói kêu căng tự phụ cho dẫu là ai đi chăng nữa đều đáng khinh chê, lên án.

Tin Mừng (Lc 10,21-24):

Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ.

Vâng lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.

Cha Ta đã trao phó cho Ta mọi sự.

Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết!"

Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán: "Hạnh phúc cho những con mắt được xem những điều chúng con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều chúng con nghe, mà đã chẳng được nghe.



Người bé mọn Chúa Giê-su muốn nói đến là ai? Một câu trả lời dễ dàng khi soi dọi vào bối cảnh của đoạn Tin Mừng hôm nay đó là các môn đệ nói riêng và những người mặc lấy thái độ khiêm nhường, biết lắng nghe lời Chúa nói chung. Đoạn Tin Mừng tường thuật lại việc các ông trở về lòng đầy hân hoan vì nhân danh Đức Giêsu mà họ chữa được các bệnh tật, trừ được quỷ. Niềm tin nhưng không mà Thiên Chúa mặc khải cho các ông cần lắm thái độ khiêm nhường, tín thác, đơn sơ vì họ xác tín rằng chính quyền năng Thiên Chúa đã làm những việc ấy và họ chỉ là những khí cụ để Thiên Chua thi thố tình thương của Nnười mà thôi.

Mặt khác, những bậc khôn ngoan thông thái mà Chúa ám chỉ không ai khác chính là những kinh sư, những Pharisêu, những nhà thông luật cho rằng mình thông minh, thuộc luật Môsê và đã đủ khôn ngoan để cầm nắm chìa khoá của sự trường cửu. Đó là những nhà thông thái chỉ gói gọn trong bối cảnh Tin Mừng nhưng sâu xa hơn, đó có thể còn có tôi và có bạn khi chúng ta với một chút kiến thức cỏn con đã huyênh hoang, kêu ngạo cho mình là nhất , đã thấu hiểu lẽ đời, muốn làm thầy thiên hạ, xem người khác bằng nữa con mắt... thái độ ấy chẳng phải như vị giáo sư ở câu chuyện trên ư, chẳng phải chính chúng ta cũng thấm nhiễm men Pharisêu, men kinh sư biệt phái ư. Thái độ ấy, chưa xét đến giá trị Tin Mừng, chỉ xét đến đạo đức luân thường xã hội thôi cũng đáng bị lên án.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con quả tim đơn sơ như những trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Chúa ban tặng và can đảm phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Xin cho chúng con trở nên những khí cụ bình an của Chúa nơi môi trường chúng con đang sống, để chúng con có thể gieo sự công chính và niềm vui cho những người chúng con gặp gỡ. Amen.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!


Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa lớp của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp. Rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại và nhận ra đó là bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, tươi cười nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.

Bà nói:

- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có thể ôm anh bạn được chứ?

Tôi cười và vui vẻ trả lời:

- Dĩ nhiên là được, thưa bà! – và bà đã ôm tôi thật chặt.

- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như thế này? – Tôi hỏi đùa.

Bà mỉm cười:

- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh thế giới.

- Bà nói nghiêm túc chứ? – tôi hỏi. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi như bà.

- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang thực hiện giấc mơ đó! – bà nói với tôi.

Sau khi giờ học kết thúc chúng tôi đi đến tòa nhà hội sinh viên cùng uống với nhau một ly sữa sô cô la. Chúng tôi trở thành bạn của nhau ngay. Hằng ngày trong suốt 3 tháng tiếp theo chúng tôi luôn cùng nhau rời khỏi lớp và trao đổi với nhau không dứt. Tôi luôn bị cuốn hút bởi “cỗ máy thời gian” này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà với tôi.

Qua năm học, Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự, có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình. Bà luôn sống trong niềm say sưa đó.

Vào cuối khóa học chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng tôi. Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường. Khi bắt đầu phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà nghiêng người xuống micro và nói:

- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang rượu Lent và thứ rượu này đang giết chết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực sự hiểu.

Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu:

- Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già, nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công.

Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.

Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!

Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ nằm trên giường suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88 tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất đi tài năng và khả năng của các bạn. Vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn luôn tìm được cơ hội để thay đổi.

Thứ năm, đừng bao giờ nuối tiếc. Người trưởng thành thường không nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm. Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc.

Bà kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách mạnh dạn hát bài “Cánh hoa hồng”. Bà đã cùng chúng tôi hát bài hát đó và lời bài hát ấy hiện giờ trở nên quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng tôi.

Vào cuối năm, Rose đã hoàn tất văn bằng đại học mà bà bắt đầu nhiều năm trước đây. Một tuần sau tốt nghiệp Rose đã ra đi một cách thật thanh thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng: “Không bao giờ quá trễ để thực hiện tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời.”  ( http://www.toikhacbiet.vn/dung-bao-gio-tu-bo-uoc-mo)

Trong cuộc sống thường ngày, ta khó có thể từ bỏ những thói quen "xấu" hằng ngày như cà phê, thuốc lá, bia rượu chứ chưa nói đến những từ bỏ mang lại lợi ích cho chúng ta. Như Bà Rose trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy một khát vọng, một ước mơ mà không phải ai cũng làm được. Học không bao giờ là quá trễ và cũng không khi nào là đủ. Các Tông Đồ qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một bài học dũng cảm về sự từ bỏ; các ông dứt khoát từ bỏ gia đình, danh vọng để theo Chúa - một hành trình "liễu lĩnh" như theo cách nói người Việt là không tính toán, không suy trước nghĩ sau và kiểu người như thế này chỉ có "làm lính"suốt đời.

Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng - Ngày 30/11: Thánh Anrê, tông đồ
Lời Chúa: Mt 4,18-22


18 Khi ấy, nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. 19 Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". 20 Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người. 21 Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. 22 Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người.
                                                                 (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Cuộc sống và đời sống xã hội ngày nay có rất nhiều thứ khiến con người muốn sở hữu như: tiền bạc, danh vọng, chức quyền... Và những điều ấy cũng có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống ổn định và hạnh phúc. Nhưng đôi lúc những điều ấy lại ngăn cản chúng ta đến với Thiên Chúa. Ta có thể thấy rõ điều này qua cuộc sống hằng ngày, có những lúc  vì lo kiếm tiền, lo kế sinh nhai mà  quên mất Chúa; có những lúc vì tương lai của con em mà chúng ta ngăn cản không cho chúng đến gặp gỡ và học hỏi về chúa...Vậy chúng ta có dám từ bỏ những điều ấy để được gặp gỡ và bước theo Chúa mỗi ngày không?

Vâng, ngày hôm nay các tông đồ đã cho chúng ta thấy thế nào là từ bỏ, và đâu là điều tốt nhất mà chúng ta nên chọn lựa trong cuộc sống. Và  quyết định  là của chúng ta, Chúng ta hãy cản đảm từ bỏ tất cả để đưa ra lựa chon tốt nhất cho mình là được gặp gỡ Chúa mỗi ngày.Và nhờ đó chúng ta tìm được hạnh phúc thật cho cuộc đời của chúng ta giữa một thế giới đã, đang tràn ngập "sự dữ" hôm nay.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Tỉnh thức đợi chờ

Ít năm trước đây, một tài xế xe buýt đạt kỷ lục tài xế xuất sắc. Trong 23 năm làm tài xế, anh lại xe buýt trên 1.500.000km không gây tai nạn nào. Khi được hỏi, làm sao anh đạt được kỷ lục ấy, anh trả lời đơn giản: “Hãy nhìn đường”.

Lc 21, 25-28, 34-36:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.

Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"


Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta một lời khuyên tương tự: “Hãy tỉnh thức”. Chúa Giêsu dùng nhiều kiểu nói: “Hãy coi chừng”, “Hãy chú ý”, “Hãy cảnh giác”, “Hãy ngẩng đầu lên”, “Hãy nhìn cho kỹ”. Tất cả là thái độ tỉnh thức. Tỉnh thức là nhận ra những điềm báo thời cứu độ đang đến và có thái độ thích hợp với tình thế đòi hỏi.

Tỉnh thức để chờ đợi Chúa đến: Nếu ngày xưa dân Do Thái dựa vào lời các tiên tri loan báo, đã sống những thế kỷ dài chờ đợi Chúa Cứu Thế, thì ngày nay, dựa vào chính lời của Chúa Cứu Thế, chúng ta cũng đã trải qua 20 thế kỷ chờ đợi Chúa lại đến trong vinh quang. Vì thế, hai kiểu chờ đợi đó khác nhau. Trong quá khứ, dân Do Thái chờ đợi Chúa Cứu Thế đến lần thứ nhất: Ngài Giáng Sinh làm người. Còn chúng ta ngày nay, dựa trên cơ sở của biến cố Chúa đến lần thứ nhất nầy để vững tin và hy vọng vào biến cố Chúa sẽ lại đến lần thứ hai. Như vậy, trong Mùa Vọng, chúng ta không chỉ hồi tưởng hay kỷ niệm quá khứ chờ đợi của dân Do Thái, mà chúng ta còn sống chính nỗi niềm chờ đợi của chúng ta. Từ đó, chúng ta mới hiểu lý do tại sao đầu năm phụng vụ Giáo Hội lại cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng liên quan đến biến cố cuối cùng: Ngày Chúa quang lâm.

Đoạn Tin Mừng này gồm hai phần rõ rệt: Phần thứ nhất là những hiện tượng lạ lùng trong vũ trụ. Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Liệu có thực sự xảy ra như vậy không? Đây là một lối diễn tả theo thể văn Khải huyền. Khó mà giải thích cho được sáng tỏ, khó mà thông hiểu cho rõ ràng. Vũ trụ sẽ thay đổi thế nào, thay đổi lúc nào, xác định việc đó là công việc của khoa học. Còn đối với chúng ta, đây là một cách diễn tả, xuất phát từ một cái nhìn về vũ trụ và con người. Con người và vũ trụ liên kết với nhau rất chặt chẽ. Sự liên đới giữa vũ trụ và con người rất mật thiết. Trước tiên là hỗn độn, hoang vu. Thiên Chúa can thiệp khi tạo dựng đất trời, sắp xếp đâu vào đấy: Thiên Chúa làm cho cảnh hỗn mang nguyên thuỷ biến thành vũ trụ diệu kỳ, và giao cho con người làm chủ vũ trụ. Nhưng con người làm đảo lộn vũ trụ bằng sự gian ác của mình. Vì vậy, vũ trụ dường như chìm trở lại trong cảnh hỗn mang nguyên thuỷ. Bây giờ Thiên Chúa quyết liệt can thiệp, để tái tạo trật tự, để làm cho xuất hiện một trật tự mới với “Trời mới, Đất mới”. Vì thế, “các tầng trời rung chuyển” là để trở lại trong trật tự tự do Thiên Chúa sắp xếp. Ngày cánh chung có hai mặt: mặt tối là sự phán xét, huỷ diệt một trật tự đã bị đảo lộn; còn mặt sáng là sự xuất hiện một trật tự mới, trong đó Dân Chúa được hạnh phúc.

Ngày ấy, Con Người hiện đến trên đám mây, tức là trong vinh quang, để xét xử muôn dân. Đó là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi, nhưng đó là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng. Đó là lời khuyên nhủ của Chúa Giêsu ở phần thứ hai.

Hãy tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng: chúng ta đã nghe quen thuộc những lời khuyên nhủ này. Việc chúng ta không cần tìm hiểu là ngày tận thế, là cách thay đổi của vũ trụ. Còn việc phải lo ngày Chúa đến gặp riêng mỗi một người trong chúng ta, vì ngày ấy rất bất ngờ, nên chúng ta cần phải luôn tỉnh thức đón chờ. Chúng ta giữ lòng mình như thế nào? Phải chăng không ít những lần lòng chúng ta trở nên nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời? Thái độ hưởng thụ làm chúng ta quên ý nghĩa cuộc đời, khiến chúng ta không sẵn sàng chờ đón ngày Chúa đến. Còn thái độ lo lắng, ích kỷ, hẹp hòi, bon chen làm cho chúng ta hao mòn và gây nhiều tác hại cho xã hội. Tích cực hơn nữa, mỗi người phải luôn cầu nguyện để tăng cường ơn Chúa và sức mạnh Thánh Thần giúp vượt thắng gian nan thử thách ngõ hầu kiên vững mà hiện diện trước mặt Con Người trong ngày thẩm định số phận của mình. Không ai biết được ngày đó đến lúc nào, nhưng qua những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, ngày sau cùng đó chắc chắn sẽ đến.

Cách đây mấy năm, tại Hollywood, có một tài tử điện ảnh đột nhiên ngã bệnh. Sau khi khám cho anh, bác sĩ riêng đã thẳng thắn nói cho chàng tài tử biết: “Tình trạng sức khoẻ của anh bi đát lắm! Chúng tôi cần phải thực hiện một cuộc giải phẫu kéo dài 36 tiếng đồng hồ mới may ra cứu sống anh được”. Về sau, chàng tài tử ấy thực sự thú nhận: “Trong 36 tiếng đồng hồ ấy, tôi đã học được nhiều điều hơn 36 năm trước đó của tôi, và tôi đã cảm nghiệm được niềm vui mà trước đó tôi chưa bao giờ cảm nghiệm được. Tôi khám phá ra rằng tôi chẳng hề sợ chết vì trước đó tôi có thói quen mỗi ngày cầu nguyện với Chúa Giêsu và bây giờ khi phút giây cam go xảy đến, tôi cảm nhận được kết quả của lời cầu nguyện ấy. Chính lúc đó tôi mới khám phá ra rằng nhờ những lần tâm sự, nói chuyện hằng ngày với Chúa Giêsu truớc đó, mà giữa Ngài và tôi chẳng xa lạ gì nhau, chúng tôi đã trở nên đôi bạn chí thân”.

Anh chị em thân mến,

Một thoáng nhìn về tương lai không phải chỉ để kinh hãi, khiếp sợ như các tín hữu ở Thessalonica thời Thánh Phaolô hoặc chỉ hướng về trời như các người Galilê nhìn theo Chúa về trời (Cv 1,11); nhưng càng phải liên kết không những giữa biến cố Quang Lâm của Chúa trong ngày Cánh Chung với việc Chúa đã đến lần thứ nhất một cách âm thầm, khiêm tốn, mà còn liên kết với sức sống của ân sủng nơi mỗi người chúng ta trong suốt khoảng thời gian giữa hai lần Chúa đến.

Để sống thực sự chân lý này, Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy cố gắng sống thánh thiện để có thể yên tâm và vui mừng chờ ngày Chúa đến. Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tuỳ cách sống hiện tại của chúng ta. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, chúng ta không thể che dấu một chi tiết nào.

Cụ thể hơn mà nói: lời cảnh tỉnh trong phần thứ hai của Tin Mừng hôm nay không những cần thiết cho mỗi người chúng ta để chuẩn bị sẵn sàng, không bị bất ngờ trong ngày Chúa đến lần thứ hai, mà còn cần thiết ngay trong giây phút hiện tại: chuẩn bị tâm hồn để ân sủng của Chúa đến với tâm hồn chúng ta, đặc biệt trong ngày lễ Giáng Sinh sắp tới: chuẩn bị bằng cách giữ mình, đừng để tâm hồn trĩu nặng, mờ ám vì lối sống buông thả, chè chén say sưa và vì những bận tâm quá đáng đến cuộc sống vật chất, trần tục. Muốn được như vậy, mỗi người cần biết dành những giờ phút yên lặng, kiểm điểm lại lối sống, tức là biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn, đồng thời luôn hướng về ngày Chúa xuất hiện vinh quang.
                                                              (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Dọn dẹp bàn ghế!

Đêm 15.4.1912, chiếc tàu Titanic đang chạy trên vùng bắc Đại Tây Dương thì đụng phải một tảng băng sơn, khiến cho con tàu bị chìm và hơn 1500 người bị thiệt mạng. Đây là một trong những tai nạn đường biển khủng khiếp nhất của lịch sử từ trước đến nay.

Cách đây vài năm khi thuật lại thảm họa này trong một bài báo, tác giả đã đưa ra một câu hỏi có tính cách châm biến: Nếu chúng ta có mặt ở đó, lúc tàu Titanic đang chìm, thì liệu chúng ta có còn tiếp tục dọn dẹp bàn ghế trên tàu hay không? 



Thoạt nghe câu hỏi này, chúng ta thấy nó khôi hài làm sao, bởi vì khi còi báo động vang lên, thì người còn chút tỉnh tảo, ai lại đi dọn dẹp bàn ghế giữa những tiếng kêu la kinh hoàng và khủng khiếp của những kẻ sắp chết đuối? Tuy nhiên, nếu đọc tiếp bài báo chúng ta sẽ hiểu được tại sao tác giả lại nêu lên cau hỏi kỳ quặc ấy, để rồi chính bản thân chúng ta cũng sẽ tự hỏi: Nếu bây giờ cuộc đời tôi, như con tàu, đang chìm dần vào cõi chết, biết đâu tôi lại còn đang mải mê lo dọp dẹp bàn ghế, nghĩa là tôi đang còn mải mê lo những chuyện vật chất đời này mà quên đi những việc đạo đức thiêng liêng của mình, hay là cứ miệt mài kiếm sống đến nỗi chẳng còn biết đến mục đích cuối cùng của đời mình là gì nữa, chẳng còn biết rằng cuộc sống hiện tại là một chuẩn bị cần thiết cho tương lai vĩnh cửu?

Lc 21, 25-28, 34-36:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.

Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"

Bởi đó, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta: Các con đừng bê tha, chè chén say sưa hay quá lo lắng việc đời. Ngài khuyên chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện trông chờ Chúa đến vào lúc cuộc sống dương thế này được chấm dứt để chúng ta bước sang cuộc đời mai hậu. Chủ đề này được Chúa nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Phúc Âm: Hãy tỉnh thức vì Con Người sẽ đến vào ngày các con không ngờ, vào giờ các con không biết.

Và đây cũng chính là tâm tình Giáo Hội muốn chúng ta sống trong Mùa Vọng, không phải chỉ bốn tuần lễ trước Giáng sinh, mà còn trong suốt cả cuộc đời bởi vì cuộc đời chúng ta cũng chính là một Mùa Vọng.

Ước chi trong giây phút cuối cùng, chúng ta có thể bình thản thưa lên cùng Chúa: Lạy Chúa, sau bao nhiêu trung thành với việc tỉnh thức và cầu nguyện, thì giờ đây con vui mừng được gặp Chúa. Và rồi Chúa sẽ nói với chúng ta: Hãy đến đây hỡi những người con yêu dấu của Ta, sau bao nhiêu năm tháng xa cách, Ta hết sức vui mừng được gặp lại các con. Hãy tỉnh thức như những cô trinh nữ khôn ngoan đi đón chàng rể, để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng sẵn sàng thưa lên cùng Chúa: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Dấu hiệu!

" Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa nằm vừa chơi". Đây là câu nói dân gian của cha ông ta để lại và cũng là một câu nói gắn liền với tuổi thơ của tôi. Gia đình tôi thuần nông đúng nghĩa, tôi lại được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước vừa giải phóng, xã hội bao cấp, đời sống kinh tế khó khăn chồng chất nghèo nàn, cái chữ luôn đi đôi với công việc đồng áng, nhà cửa, ruộng vườn.
Để rồi không cần đến các thể loại "cải cách" giáo dục như ngày nay nhưng vốn sống và cách sống đối nhân xử thế lại là nền tảng đạo đức vững chắc cho con người.
Tôi còn nhớ mãi những buổi trưa hè nóng bức vừa phơi lúa vừa ăn vội chén cơm, nhưng vừa ăn vừa nhìn trời nhìn mây, hễ thoáng trông những áng mây đen kéo phủ kín núi đằng đông là vội vàng bỏ dở chén cơm để thu lúa thật nhanh, nếu không thì lúa ướt và người cũng ướt mem như "chuột lột". Không chỉ phơi lúa mà các loại củi được chặt làm chất đốt như tàu dừa, lá dừa, xơ dừa, lá chuối, thân chuối... thượng vàng hạ cám tất tần tật các loại cây xung quanh nhà đều "tận dụng" và nếu không có những kinh nghiệm dân gian của ông bà cha ông để lại thì con người làm sao tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Xã hôi văn minh, khoa học phát triển, con người có nhiều điều kiện và cơ hội học hỏi, khám phá thế giới và vũ trụ. Nhiều, rất nhiều phát minh hiện đại và như thế  thế giới ngày nay đang gây tôn thương cho nhau bằng những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bằng sự phá hoại tài nguyên môi trường và khoáng sản, nạn kỳ thị chủng tộc và tôn giáo cũng gia tăng. Sự dữ ngày càng gia tăng, IS đã, đang và luôn là hiểm họa nguy hiểm khôn lường cho thế giới. Cuộc chiến chống khủng bố qua con đường bom đạn lại càng khiến cho mạng sống con người càng mỏng manh hơn nữa. Những điều này cũng đã gây cho nhân loại biết bao đau khổ, những vết thương lòng khó chữa và làm cho bao sinh linh phải lầm than. Phải chăng đây cũng là những dấu hiệu cho một sự chấm dứt của thế giới này???


PHÚC ÂM: Lc 21, 29-33

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ thí dụ này rằng: "Các con hãy xem cây vả và mọi thứ cây cối. Khi chúng đâm chồi nảy lộc, thì các con biết rằng mùa hè đã gần đến. Cũng thế, khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến. Thầy bảo thật các con, thế hệ này sẽ chẳng qua đi cho đến khi mọi sự ấy xảy đến. Trời đất sẽ qua đi; nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu".

Đoạn Lời Chúa hôm nay diễn tả  một dấu hiệu được báo trước. Lời Chúa Giê su nói cách đây hơn 2000 năm nhưng dường như mới là hôm qua, "Trời đất sẽ qua đi nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu" (Lc 21,33), những lời đó còn có hiệu quả mạnh mẽ cho đến ngày nay, nhất là thời đại tục hóa của xã hội hiện nay - một thời đại mà tiền tài, danh vọng, lạc thú, một thời đại đầy cạm bẫy của ma quỷ  đang "lộng hành" cũng sẽ chóng qua nhưng đã và đang làm mất dần đi nhân phẩm của con người. Mà nhân phẩm là một quà tặng vô giá của Thiên Chúa đã bạn một cách nhưng không cho từng người chúng ta.
Tin Mừng ngày hôm nay như một lời mời gọi chúng ta hãy hoán cải, hãy sám hối tội lỗi của mình mà trở về với Chúa vì Triều Đại Thiên Chúa đã gần đến. Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Chỉ có lời Chúa mới là ngọn đèn soi chiếu tỏa sáng cho ta bước đi, chỉ có lời Chúa mới vững bền thiên thu.
Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết đặt Lời Chúa là trung tâm của đời sống, là kim chỉ nam cho cuộc hành trình dương thế để tin tưởng và hy vọng niềm hạnh phúc quê Trời mai sau. Amen!

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Làm chứng cho sự thật


Có 4 bà mẹ ngồi tán ngẫu với nhau. Các bà huyên thuyên nói về những đứa con của mình. Một bà khoe:

- Thằng Tí nhà tôi thế nào lớn lên cũng làm kỹ sư. Hễ nhà có món đồ nào mới mua về, thì nó cũng tìm cách tháo tung ra để coi máy móc bên trong chạy ra sao.

Bà thứ nhì nói:

- Thằng Tèo nhà tôi, đoán chắc sau này nó sẽ trở thành luật sư. Ai nói gì nó cũng cãi cho bằng được!

Bà thứ ba than:

- Thằng con tôi có lẽ cũng sẽ trở thành họa sĩ, vì tường nhà không có chỗ nào mà không có nốt vẽ của nó!

Bà cuối cũng góp chuyện, sau khi suy nghĩ:

- Thằng nhỏ nhà tôi số nó sẽ trở thành bác sĩ thôi. Chà! Hễ có việc gì kêu nó thì chả bao giờ nó tới ngay cho người ta nhờ!


Vâng, mong con thành đạt là ước mơ chung của cha mẹ. Người mẹ nào mà không mong cho con mình mau khôn mau lớn. Người cha nào mà không mong cho con mình mai sau công thành danh toại. Nhiều gia đình chấp nhận nghèo đói để có tiền cho con ăn học. Nhiều gia đình sẵn sàng bất chấp mọi phương tiện như: biếu xén, qùa cáp, chạy chọt cho con được một thứ hạng, một bằng cấp cho dù là ảo hay không thực lực với tài trí con mình. Xem ra con người ngày nay nhắm đầu tư vào trí hơn là đức. Câu khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" đã lỗi thời hay chỉ còn là một sáo ngữ không còn phù hợp với văn minh con người hôm nay.

Thiếu đầu tư vào giáo dục đức dục con người như đang vong thân, xa rời với xã hội và tự khép mình trong hoang đảo cô đơn và lạnh lùng. Phát triển trí tuệ nhưng nhân đức không được trau dồi cân xứng, người ta sẽ dễ dàng đối xử với nhau "có lý mà không có tình". Mọi quan hệ giữa người với người đều phải hạch toán, lời mất, được thua. Con người hôm nay tính toán sòng phẳng với nhau hơn là sống tương thân tương ái, "tối lửa tắt đèn có nhau" mà chỉ là "đèn nhà ai - nhà ấy rạng" hay an phận thủ thường theo chủ nghĩa "mackeno" cho xong.

Một xã hội đang chuyển mình như thế, liệu người kytô hữu chúng ta có dám lội ngược dòng để sống theo đòi hỏi của Tin mừng hay không? Tin mừng đòi hỏi chúng ta hãy yêu tha nhân như chính mình và sẵn lòng phục vụ tha nhân. Chính Đức Giê-su Ngài đã đến không phải để được phục vụ mà là để cúi mình phục vụ tha nhân. Chính Ngài đã chấp nhận tan biến đời mình để nên nguồn sống cho nhân trần.

Hôm nay, lễ suy tôn Chúa làm Vua, Giáo hội nhắc nhở chúng ta, là Kytô hữu tức là công dân của Nước Thiên Chúa chúng ta được mời gọi xây dựng nước Chúa ở trần gian bằng sự hiệp nhất yêu thương nơi những người con của Chúa có chung một Cha trên trời. Sự hiệp nhất đó phải được xây dựng từ nơi gia đình, nơi xứ đạo chúng ta. Phải xóa bỏ những tị hiềm, ghen ghét, những bất công, hận thù trong cuộc sống giữa người với người. Mỗi người kytô hữu khi lãnh nhận bí tích rửa tội còn được mời gọi làm chứng cho sự thật giữa thế gian. Điều đó còn mời gọi chúng ta phải cùng nhau loại trừ điều gian dối, chua ngoa và xây dựng một nền công lý và sự thật giữa thế gian còn quá nhiều bất công và gian dối. Sự hiệp nhất yêu thương còn mời gọi chúng ta sống tương thân, tương ái với nhau, sống nâng đỡ và chia sẻ vui buồn với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.

Vâng, cuộc đời hôm nay có lẽ sẽ vui hơn nếu người ta biết sống chân thành với nhau. Cuộc sống này sẽ bớt ưu sầu nếu người ta thôi nghi ngờ và kết án lẫn nhau. Cho dù cuộc đời có thay trắng đổi đen. Con người có lấy ân báo oán, nhưng người kytô hữu không vì thế mà đánh mất bản tính của mình là sống thánh giữa đời để kiến tạo một nền công lý và hòa bình trên mặt địa cầu này. Vì chúng ta vẫn mong chờ một ngày kia Nước Chúa sẽ trị đến và Ngài sẽ ngự đến trên mây trời để ban thưởng hạnh phúc trường tồn cho những ai thành tâm thiện chí sống và thực thi giáo huấn của Ngài.

Vì thế, dù rằng chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu vắng tình người, một thế giới đầy bóng tối của đam mê lầm lạc. Chúng ta phải can đảm thắp lên giữa dòng đời này. Ánh sáng của con người ngay thẳng, không gian tham, xảo quyệt. Ánh sáng của bác ái yêu thương để nhạy cảm trước cảnh khốn cùng của tha nhân. Ánh sáng của bao dung để cảm thông nâng đỡ nhau hầu xoá bỏ hận thù, chiến tranh. Ánh sáng ấy cần tỏ hiện trong từng gia đình. Nơi mà các thành viên cần phải là ánh sáng để dẫn dắt nhau. Nơi gia đình không thể mất ánh sáng niềm tin, tình yêu và tha thứ. Cần có ánh sáng niềm tin để mọi người tin tưởng nhau. Gia đình cũng cần có ánh sáng tình yêu, để mọi người biết phục vụ lẫn nhau và xây dựng hạnh phúc cho nhau. Gia đình cũng cần sự tha thứ để cảm thông và nâng đỡ nhau, hầu giúp nhau sống đúng phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa.

Ước gì mỗi người tín hữu chúng ta biết xây dựng Nước Chúa ở trần gian bằng cuộc sống chứng nhân cho tình yêu, cho chân lý và công bình giữa thế giới hôm nay. Amen.

                                                                  (Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Một giải pháp cho nền hòa bình thế giới


Vương quốc Fanxica là một đất nước thái bình, thịnh vượng. Nhà vua và hoàng hậu lại có diễm phúc sinh được hai hoàng tử khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn và có khí phách dũng cảm của bậc anh hùng. Hai vị hoàng tử nầy lại thương yêu hoà hợp với nhau, đêm ngày gắn bó với nhau như hình với bóng.

Trong khi đó, vua nước láng giềng tên là Faroux, là một người cực kỳ nham hiểm và ác độc, nuôi mối căm thù truyền kiếp với vua Fanxica. Lòng căm thù của ông lại càng dâng cao khi thấy vua Fanxica có hai hoàng tử khôi ngô tuấn tú, vũ dũng hơn người, trong khi mình thì không có lấy một mụn con. Vì thế, ông rắp tâm hạ sát hai vị hoàng tử kia cho bằng được.

Vua Faroux biết hai vị hoàng tử thường hay vào rừng săn bắn, nên vua cho người mai phục, giăng bẫy bắt được hoàng tử em là Faram.

Sau khi hay tin em mình mất tích trong rừng, hoàng tử anh một mình một ngựa xông xáo vào rừng tìm em. Không ngờ chính anh cũng bị vua Faroux giăng bẫy bắt được.

Tên vua độc ác giam hai anh em vào hai ngục tối biệt lập nên hai hoàng tử không hề hay biết gì về số phận của người kia.

* * *

Theo thông lệ hàng năm, vào dịp sinh nhật của vua, vua cho tổ chức những cuộc quyết đấu giữa những con ác thú, để chúng phanh thây xé xác nhau làm trò vui cho quan quân và dân chúng.

Năm nay, thay vì cho ác thú đấu nhau, nhà vua ác độc bắt hai tù nhân vạm vỡ khoẻ mạnh, mỗi người mang một bộ da sư tử trên mình, đeo thêm mặt nạ sư tử, và buộc họ phải quyết đấu cho đến khi một trong hai người phải chết. Ai sống sót sẽ được trả tự do.

Cả đấu trường hò la vang dậy khi quân lính dẫn hai đấu thủ mặc lốt sư tử bước ra. Với thanh mã tấu trên tay, hai con người lốt sư tử xông vào nhau chiến đấu vô cùng ác liệt như hai ác thú say mồi. Đám đông cổ võ hò la vang trời dậy đất.

Cuộc chiến kéo dài hơn cả tiếng đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Cả hai đấu thủ mệt nhoài, mình mẩy hai người đều đầy thương tích máu me, nhưng không ai chịu nhường ai. Mỗi người đều dốc hết toàn lực để hạ đối thủ, để dành sự sống, để được trả tự do, để khỏi làm nô lệ suốt đời. Chỉ có chiến thắng hay là chết!

Thế rồi đấu thủ cao người hơn lao tới như báo vồ mồi, vung đao chém xoạc mặt đối phương, làm rơi mặt nạ sư tử, để lộ ra một khuôn mặt... rất thân quen!

Anh kinh hoàng tột độ! Thanh mã tấu trên tay rơi xuống. Anh giật bỏ mặt nạ của mình ra. Hai người ồ lên kinh ngạc. Họ bàng hoàng nhận ra nhau. Không ai xa lạ, họ chính là hai anh em ruột thịt, hai hoàng tử con vua Fanxica bị vua Faroux bắt cóc.

Họ lao vào nhau, ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Họ đâu ngờ rằng đối thủ mà họ quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lại là người anh em rất thân yêu.

Nước mắt tuôn tràn hoà chung với máu. Hai con người bầm dập, mình mẩy đầy máu me ôm nhau khóc tức tưởi. Khóc vì đã coi nhau như kẻ thù, đã đấu tranh với nhau như ác thú; khóc vì đã gây cho nhau bao vết thương đau. Họ vẫn đứng đó, ôm nhau khóc tức tưởi trước hàng ngàn cặp mắt bàng hoàng kinh ngạc của mọi người.

* * *

Hình ảnh hai anh em ruột thịt giao đấu với nhau một mất một còn trong câu chuyện trên đây là một minh hoạ cho tấn thảm kịch đau thương vẫn diễn ra hằng ngày giữa cộng đồng nhân loại. Ngay giờ đây, nhiều nơi trên thế giới cũng đang xảy ra những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn y như thế.

Chính ma quỷ thù nghịch với Thiên Chúa, cũng giống như ông vua Faroux độc ác kia, đã trùm lên con người lốt sư tử, lốt chó sói. "Người là chó sói của người - homo homini lupus". Vì thế, con người không còn nhận ra nhau là anh em cùng loài; mà xem người khác như là kẻ thù cần tiêu diệt để dành lấy sự sống cho mình.

Đứng trước thảm cảnh đó, mọi cố gắng xây dựng hoà bình của con người, của các tổ chức quốc tế đều không thể dập tắt hận thù và chiến tranh.

Khi hai bên đã say máu chiến tranh, nếu có người tước súng đạn của họ đi, thì đôi bên sẽ chiến đấu với nhau bằng dao rựa, mã tấu... Nếu tịch thu dao rựa, mã tấu, thì đôi bên sẽ dùng gậy gộc gạch đá để huỷ diệt nhau; Có tịch thu hết gậy gộc gạch đá thì đôi bên có thể tấn công nhau bằng nắm đấm, dùng răng để cắn xé nhau...

Vậy phải làm thế nào để chấm dứt chiến tranh, tái lập hoà bình cho nhân loại?

Muốn làm cho đôi bên tự động ngưng chiến và làm hòa lại với nhau thì giải pháp tốt nhất không phải là tước bỏ khí giới mà là khai hoá cho đôi bên biết rằng: đối thủ của họ không là ai khác mà chính là người anh em ruột thịt con cùng một cha.

Chính Vua Giê-su đến thế gian để thực hiện điều đó. Ngài tuyên bố trước toà Philatô: "Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật". Sự thật quan trọng nhất của Chúa Giê-su là soi sáng cho mọi người biết Thiên Chúa là Người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Ngài và là anh chị em ruột thịt với nhau. Với sự thật nầy, mặt nạ da thú đã bị tước bỏ đi, để lộ khuôn mặt rất thân thương của người anh em.



Mừng lễ Chúa Giê-su Vua, chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên khắp thế giới được đón nhận sự thật cao đẹp do Chúa Giê-su mang đến. Chỉ có sự thật tuyệt vời nầy mới có thể giải thoát nhân loại khỏi hận thù chiến tranh, khỏi cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Chỉ có sự thật nầy mới là động cơ xây dựng thế giới trở thành một đại gia đình huynh đệ.

                                                                         (Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Kitô Vua


Trong lịch sử nhân loại, không thiếu gì những ông vua bị đem ra xét xử và bị đem ra hành quyết. Nhưng khi một ông vua bị đem đi hành quyết thì ông ta đã bị truất quyền hay bị cướp quyền. Đối với những kẻ hành quyết hay lên án ông, thì ông không còn được nhìn nhận là vua nữa. Đó là trường hợp vua Louis 16 của nước Pháp chẳng hạn. Vì thế, người ta không bao giờ nói xử tử vua Louis 16 mà xử tử một người với cái tên thật của người ấy chứ không phải là tên hiệu.



Trường hợp Chúa Giêsu thì khác hẳn. Trước khi bị điệu ra trước tòa án Philatô, Ngài chưa bao giờ thực sự là vua, theo kiểu các vua chúa trần gian, tuy rằng Ngài đã có cơ hội lên ngôi nếu như Ngài muốn. Trái lại chỉ khi bị bắt và bị giải ra trước tòa tổng trấn Philatô, Ngài mới dõng dạc tuyên bố công khai: Phải, tôi là vua, tôi đã sinh ra và đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật.

Thực ra thì Chúa Giêsu không bao giờ trực tiếp khẳng định Ngài là vua, nhưng Ngài nói với Philatô: Nước tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước tôi thuộc về thế gian này thì người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do Thái, nhưng quả thật, nước tôi không thuộc về thế gian này.

Câu trả lời muốn nói lên rằng Chúa Giêsu có một vương quốc, thế nhưng vương quốc đó ở đâu? Ở trên trời hay ở một hành tinh nào khác? Hay là vương quốc ấy chỉ có ở đời sau? Chúa Giêsu không bảo rằng: Nước tôi không ở thế gian này, mà Ngài nói: Nước tôi không thuộc về thế gian này.

Cũng như các môn đệ tuy ở giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, chúng ta có thể nói: Nước Thiên Chúa ở ngay giữa thế gian này, nhưng lại không thuộc về thế gian này. Bởi vì như thánh Phaolô cũng đã xác quyết: Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.

Điều ấy có nghĩa Nước Thiên Chúa là một thực tại tâm linh đã bắt đầu hình thành ngay giữa lòng thế giới hiện đại, nhưng không thuộc về trật tự hay những lãnh vực trần gian, do đó người ta không thể nói rằng: Nước Thiên Chúa đây này hoặc kia kìa, mặc dầu nước ấy đang thực sự ở giữa chúng ta.

Vương quốc của Chúa Giêsu không phải là một lãnh thổ, mà trước hết là cộng đoàn những con người tin theo Chúa và sống tinh thần bác ái yêu thương đối với mọi người. Bởi đó, những ai sống theo chân lý của tình thương, nghĩa là xác tín rằng chỉ có tình thương mới thực sự đem lại công lý hòa bình và hoan lạc cho loài người. Một khi xác tín như vậy, chúng ta sẽ đem hết tài năng, sức lực và thời giờ vào công trình xây dựng một cộng đồng huynh đệ bác ái: tất cả những người ấy sẽ tạo nên nước Đức Kitô ngay hôm nay, ở trong thế giới này.

Thế nhưng, không một công trình xây dựng nào mà lại không đòi hỏi mồ hôi nước mắt và đôi khi cả xương máu nữa. Bởi vì để hạt giống có thể trở thành cây lúa đâm bông kết trái, thì hạt giống đó phải chết đi, đó chính là lý do khiến Đức Kitô đã lấy chính thân mình làm nền tảng, làm nguyên lý hay làm mầm phát sinh vương quốc Ngài muốn thiết lập.

Bởi thế, cây thập giá chính là ngai Ngài đã chọn để lên ngôi, mạo gai là vương miện Ngài chọn cho lễ đăng quang và trái tim Ngài bị đâm thâu và mở rộng là biểu tượng của vương quốc mở ra cho mọi người.

Single Mom!

Nàng. 35 tuổi. Single Mom 2 năm. Con nàng - một bé gái bụ bẫm xinh xắn. Đánh đổi tất cả từ gia đình, anh em, bạn bè, dòng họ vì thích làm single mom.
Nàng dễ thương, hai má đỏ hồng hồng của dân phố núi hớp hồn bao chàng trai sài thành. Có cả chàng trai theo đuổi si mê nàng từ thời 18 đến 28, nàng đá cái bụp vì không thích...
Công việc ổn định, gia giáo đàng hoàng, nhưng nàng không muốn yên phận. Có chút ngoại hình lẫn giọng ca tàm tạm, nàng mơ làm ca sĩ, nữ doanh nhân thành đạt. Nàng thích chơi với giới nghệ sĩ và đắm chìm trong các bản tình ca cùng những lời hứa hẹn hão huyền của giới nhạc...
Ca sĩ chưa thành nhưng ca lẻ thì lung tung. Nàng lại mộng mơ làm bà chủ dù vốn liếng không có, tự kinh doanh cái gọi là vốn tự có thì không đủ can đảm vì vướng vòng gia giáo, nhưng đành cho không biếu không chàng họ sở đất hà thành... để rồi...
Ôm hận tình và hận đời... ở lứa tuổi 33 nàng quyết định làm mẹ đơn thân mà không cần đàn ông. Nàng tung chiêu "cua" chàng đã có gia đình, lừa chàng vào thế "lừa vợ phản bạn" và nàng ung dung với cáibào thai đã tượng hình...
Vì cái gọi là "ảo" nên nàng luôn nghĩ mình là đúng, là nhất mặc cho ba mẹ khóc hết nước mắt, anh chị em trong gia đình xào xáo, ly tan. Nàng sẵn sàng từ bỏ cha mẹ lẫn anh chị em máu ruột tình thâm vì cái gọi là sống cho chính mình...
Nhưng rồi những tháng ngày ốm nghén hành hạ, một thân một mình giữa sài thành rộng lớn nàng mới cảm nghiệm rõ sự đơn độc và trơ trọi. Cha mẹ nàng không nỡ bỏ con đành khăn gói từ phố núi xuống chăm nàng. "bàn tay có ngón ngắn ngón dài, cha mẹ sinh con trời sinh tính" - hai ông bà chỉ còn biết tự an ủi mình vì giọt máu mình tạo ra và cũng vì "đứa bé nào có tội tình gì".
Vâng! đứa bé không bao giờ có tội và cũng không có quyền chọn đấng sinh thành cho mình. Nhưng trong xã hội văn minh hiện nay, nhất là cái gọi là văn hóa tạp nham tại Việt Nam thì không chỉ có một và có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu triệu những sinh linh, những trẻ thơ vô tội "bị" chào đời vì tính ích kỉ cá nhân của đấng gọi là bậc sinh thành..
Liệu rằng 20 năm sau thế hệ của những trẻ thơ này sẽ có suy nghĩ gì?  và liệu rằng ngay lúc này đây khi những bà mẹ đơn thân đang theo trào lưu này có đặt mình vào trong suy nghĩ của chính những đứa trẻ này không? hay chỉ vì chính lối sống hưởng thụ cá nhân, chính vì thói ích kỉ của mình đã bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp tất cả chỉ hành động theo phong trào a dua, để rồi khi bình tâm ngẫm lại thì có hối hận cũng không còn đường lùi...
Người Mẹ nào chẳng thương yêu con cái mình, vì nếu không thương yêu thì không thể đứt ruột đẻ ra. Nhưng yêu và thể hiện tình yêu như thế nào cho xứng đáng, cho vẹn toàn mới đáng xứng danh tình yêu. Các loài động vật cũng biết yêu con và thể hiện tình yêu của chúng đối với con cái chúng, nhưng thứ tình yêu của động vật chỉ  ở mức gọi là duy trì nòi giống chứ không thể nhân hóa thành tình yêu như con người, nhưng con người thời nay lại đã, đang thể hiện tình yêu theo cách của các loài động vật. Đáng buồn thay!

Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên - Ngày 21/11: Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ
Lời Chúa: Mt 12,46-50

46 Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". 48 Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: "Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, 50 vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".
                                                               (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Chúa Giêsu cũng là người như chúng ta, và Người cũng có một gia đình tự nhiên. Ngài cũng có Cha và có Mẹ, nhưng nếu nhìn theo phương diện người đời, nếu ngày ấy Mẹ Maria không do quyền phép Chúa Thánh Thần và sự "quân tử" của Thánh Giuse thì có lẽ Mẹ Maria cũng là một bà mẹ đơn thân như các bà mẹ đơn thân ngày nay vì trăm ngàn những lý do đang được "lạm dụng" quá sức. Nhưng tất cả trong các biến cố của cuộc đời Mẹ, Mẹ luôn hoàn toàn tin tưởng và phó thác trong tình yêu của Thiên Chúa. Và chính khi sống trong tình yêu thương đó, Mẹ đã sẵn sàng đáp lời “Xin vâng”, cũng như sẵn sàng chịu bao đau khổ, bao khó khăn trong trọn cuộc sống Mẹ. Nhìn vào cuộc đời Mẹ, mấy ai có thể nghĩ rằng một thiếu nữ mỏng dòn yếu đuối lại có thể vượt qua tất cả những điều đau khổ trong cuộc đời. Thế nhưng, chính khi Mẹ sống trong tình yêu của Thiên Chúa thì tất cả những đau khổ, những khó khăn trong cuộc đời chẳng có thể làm cho Mẹ suy sụp, chẳng thể làm cho Mẹ nản chí hay từ bỏ.
Các bà mẹ đơn thân ngày nay chỉ biết sống cho ích kỉ cá nhân của mình. Còn Mẹ chấp nhận tất cả thánh ý của Thiên Chúa vì vì điều đó không chỉ làm đẹp lòng Thiên Chúa nhưng còn mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho Mẹ. Chính vì thế mà đoạn Tin Mừng hôm nay tưởng chừng như một lời nói vô tình của Chúa Giêsu đối với Mẹ, nhưng thật ra đó lại là một lời khen ngợi, một dấu chỉ của sự yêu thương mà Chúa Giêsu đã dành cho Mẹ mình. Bởi Ngài biết rằng, Mẹ Maria không chỉ là một người Mẹ của tình mẫu tử thông thường, nhưng vượt trên tất cả, Mẹ còn là một người mẹ sống trọn vẹn theo thánh ý Thiên Chúa, đó mới thực sự là điều quan trọng và là điều thiết yếu. Cuộc đời Mẹ cho dù phải trải qua những bước thăng trầm sóng gió, nhưng Mẹ vẫn không hề chùn bước, vì Mẹ đã luôn “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” nhằm vâng theo thánh ý Chúa và sống trọn vẹn thánh ý Chúa.
Lạy Mẹ Maria, cuộc sống có quá nhiều tiếng gọi mời và đa phần là những tiếng gọi hoang đàng, tiếng gọi xúi giục con vào con đường xấu, con đường xa lìa thánh ý Chúa và cùng với bản tính yếu đuối lười biếng, con dễ để lòng buông theo những cám dỗ xác thịt rồi xa rời tình yêu của Chúa. Xin cho mỗi người chúng con, nhờ sự trợ giúp của Mẹ, biết sống trọn vẹn theo thánh ý của Thiên Chúa để qua đó chúng con được sống thân tình trong tình yêu Thiên Chúa mỗi ngày. Amen.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Chuyện đổi avatar Facebook sang màu cờ Pháp

Facebook những ngày cuối tuần ngập tràn sắc xanh, đỏ và trắng - màu của lá cờ Pháp. Việc cho phép người dùng có thể thay đổi tạm thời hình đại diện của mình trong trường hợp này thể hiện khả năng bắt kịp rất nhanh các hiện tượng, sự kiện nổi bật của Facebook, tương tự việc cập nhật chức năng “Tôi an toàn tại Nepal” hồi tháng 4 vừa qua.

Dân mạng lại được phen ồn ào vì chuyện nên hay không nên đổi avatar sang màu cờ Pháp. Người lập tức bấm nút “dùng thử”, người lưỡng lự chờ đợi, người im lặng bỏ qua, người lại đăng đàn bàn luận tại sao chỉ nước Pháp mới được thương tiếc hoặc chỉ trích những người khác đã thay đổi hình đại diện.

Sự kiện khủng bố cuối tuần qua tại Paris đã gây chấn động thế giới, không phải chỉ nằm ở con số thương vong, mà nó chỉ ra một thực tế kinh hoàng rằng: “Bạn có thể bị bắn chết ngay trong lúc ăn tối, không vì bất cứ lý do gì”. Và khác với những vụ đánh bom, xả súng... tại Syria, Iraq hay Lebanon, lần này nó xảy ra ở một đất nước văn minh, hòa bình, nơi cả thế giới biết đến với tên gọi Kinh đô hoa lệ. Điều đó làm tăng thêm sự hoang mang cho tất cả chúng ta dù cách xa hàng chục, hàng trăm nghìn cây số. Và bởi vậy, cầu nguyện cho nước Pháp cũng là cầu nguyện cho chính chúng ta, bởi không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Nếu phải lựa chọn một “điểm nóng” để truyền thông, Facebook có lý do riêng khi tạo ra tính năng cập nhật avatar vào lúc Paris gặp nạn thay vì cho tất cả các sự kiện khủng bố vẫn đang diễn ra ở một số nước Trung Đông. Và theo tôi, việc đó không có nghĩa người Paris thì đáng thương hơn người Beirut.

Việc đổi avatar Facebook ba màu chỉ là một trong những cách để thể hiện sự quan tâm, tình cảm và hướng tới nước Pháp trong thời điểm này. Cũng có thể ai đó cập nhật hình đại diện theo “trào lưu”, nhưng tôi nghĩ phần đa những người bấm nút “dùng thử” đều không bàng quan với sự việc, ở một mặt nào đó, họ có những cảm xúc riêng, suy nghĩ riêng mà tôi cần tôn trọng. Và ngược lại, không đổi avatar không có nghĩa tôi vô cảm hay đang bỏ qua dòng sự kiện.

 ( http://chungta.vn/tin-tuc/goc-nhin/chuyen-doi-avatar-facebook-sang-mau-co-phap-44829.html)

Chúng ta có quyền tự do trong tất cả mọi hành động, nhưng quyền tự do ấy nằm trong nhận thức của mỗi người. Trang mạng xã hội Facebook có ý tưởng đổi avatar 3 màu cũng chỉ hy vọng tất cả con người trên thế giới dành chút thời gian nhìn đến nước Pháp, cùng chia sẻ nỗi đau thương mà khủng bố IS không chỉ gây ra cho Pháp, mà con rất nhiều nhiều những quốc gia khác, những con người vô tội lại trở thành nạn nhân của khủng bố. Mà nào ai biết được hôm nay là Pháp, ngày mai sẽ là Nga, Đức, Mỹ hay là chính mỗi người chúng ta???
Tội ác đang lan tràn trên thế gian này mà IS đang là hiện thân của Satan. Không có một tôn giáo,  tín ngưỡng hay thể chế chính trị nào mà giết người lại được tôn vinh, nhưng IS đã, đang và luôn muốn thế giới đầy máu để Thánh Ala ban thưởng. Chống và loại bỏ khủng bố IS không chỉ là của một người, một quốc gia nhưng đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người vì nền hòa bình thế giới!

Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên
Lời Chúa: Lc 19,45-48

45 Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ, Người liền xua đuổi các người buôn bán tại đó 46 và phán bảo họ rằng: "Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp". 47 Và hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ. Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, 48 nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người.

                                                            (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Lạy Chúa, Chúa vào đền thờ Giêrusalem và chứng kiến cảnh hỗn độn buôn bán ồn ào. Chúa đã không để nhà Chúa biến thành sào huyệt của bọn cướp, là các tay buôn và giới lãnh đạo đương thời. Chúa quả quyết: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện”, và Chúa đuổi tất cả những kẻ buôn bán khỏi đền thờ. Việc Chúa làm cho con hiểu rằng những gì dành cho Thiên Chúa phải xứng đáng với Thiên Chúa.
Hôm nay, Chúa đến với tâm hồn con như một ngôi đền thánh trọn vẹn đầy vẻ tôn nghiêm và thánh thiện. Con hiểu đó là điều Chúa mong muốn và chờ đợi. Nhưng lạy Chúa, con đã làm được gì trước lòng mong đợi của Chúa? Xin ban cho con lòng yêu mến tôn thờ để con dành phần tốt nhất trong cõi lòng dâng lên Chúa. Chúa biết con hơn chính bản thân con, nhưng xin Chúa nhân từ thứ tha khi con muốn mà không làm đuợc. Xin giúp con sửa lại cõi lòng khi con cầu nguyện tôn vinh Chúa. Xin đừng để con tính toán cầu lợi và mặc cả với Chúa trong những lời cầu xin. Và xin hâm nóng tấm linh hồn bé bỏng những khi con nguội lạnh, chán chường. Ước mong tâm hồn con được sống động và dạt dào tình yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa. 
Lạy Chúa, mỗi ngày giờ, từng phút giây đang có biết bao tâm hồn vươn cao hướng về Chúa. Con hợp lời xin chúc tụng Chúa. Nhưng cũng có bao kẻ thờ ơ, lãnh đạm hoặc bôi bác, lợi dụng với lời cầu xin. Xin Chúa thanh luyện để chúng con giữ được đền thánh phúc vinh trong tâm hồn. Con xin dâng tâm hồn con trong tay Chúa, xin thánh hoá con. Amen.

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.


Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ.

Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ Sơn. Trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng nhiều hơn, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa. Nhiều phong cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này.

Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới. Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

( http://mysonsanctuary.com.vn/gioi-thieu/28/lich-su---van-hoa/)

Một thánh địa với biết bao công lao của văn hóa Chămpa cũng bị tàn phá, hao mòn bởi chiến tranh và con người. Ngày nay ai đến tham quan Mỹ Sơn cùng chung tâm trạng: ngạc nhiên, thích thú nhưng cũng ngậm ngùi tiếc xót. Ngạc nhiên vì ngay thế kỉ thứ 4 mà người Chăm đã làm nên công trình vĩ đại để thờ phượng vị thần của họ; thích thú khi nghệ thuật kiến trúc vượt thời gian và không gian; và ngậm ngùi tiếc xót do hậu thế mấy ai còn quan tâm, còn lưu luyến một nền văn hóa, một chế độ, một dân tộc đã, đang bị xóa nhòa...

Mỹ Sơn hôm nay còn chăng là một đống đổ nát, hoang tàn giữa những tính toán bon chen hơn thua của con người. Chắc hẳn dân tộc Chăm đã khóc cạn nước mắt, đã đổ cả máu và mạng sống để cố giữ nước, giữ văn hóa dân tộc mình nhưng nay còn đâu...

Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên
Lời Chúa: Lc 19,41-44


41 Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy 42 mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. 43 Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. 44 Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

                                                                (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Lạy Chúa Giêsu, trong khi nguời Do thái rất tự hào về sự nguy nga, tráng lệ, kiêu hùng của thành Giê-ru-sa-lem, thì Chúa lại nói đến một ngày mà công trình ấy sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Cũng vậy, con thường chỉ đánh giá sự việc và con người dựa trên những dấu hiệu bề ngoài. Đôi khi những dấu hiệu bên ngoài ấy làm con mù quáng, nên đánh giá lầm những điều kín ẩn bên trong.
Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, người Do thái khát khao, mong chờ một Đấng cứu tinh, nhưng khi Chúa đến giữa họ thì họ lại không chịu đón nhận. Họ đã không nhận ra Chúa, không phải vì Chúa không tỏ ra cho họ, mà là vì Chúa không đến theo kiểu họ ước mong. Và như thế, Chúa phải xót xa vì sự hững hờ của họ.
Phần con cũng không thiếu những lúc con chỉ nhìn thấy những điều trước mắt. Con quá vui khi thành công và con cũng quá buồn trước thất bại. Con đã không biết nhìn ra những sứ điệp thiêng liêng mà Chúa gởi đến cho con qua những thành công hay thất bại đó. Xin Chúa thương xót và thứ tha cho con. Xin Chúa dạy con biết sống trọn giây phút hiện tại, luôn rút ra được những ích lợi từ mọi biến cố vui buồn trong đời. Và xin cho con luôn hiểu rằng: không bao giờ là quá trễ đối với Chúa. Xin Chúa cho con luôn biết làm lại cuộc sống của mình để sẵn sàng đón chờ giờ con được Thiên Chúa viếng thăm. Amen.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Nhất lé, nhì lùn...

Câu nói “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” hiện vẫn được dân gian sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học thì nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa còn một số giải thích không giống nhau về các loại hình tướng người trong thành ngữ này. Quan niệm về loại hình tướng số kiểu như “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chỉ xuất hiện ở xã hội phương Đông chứ không có ở phương Tây. Chính vì lẽ đó, nên trong các tác phẩm văn chương ở phương Đông thường tập trung xây dựng những nhân vật phản diện thuộc một trong 4 loại hình tướng khác biệt là lé, lùn, hô, rỗ...
Nhưng trên thế giới, nhất là trong bộ môn bóng đá, có nhiều, rất nhiều chàng "lùn" nổi tiếng và rất được mọi người ngưỡng mộ. Chẳng hạn như danh thủ Pele, Romario, Roberto Carlos của Brasil, Diego Maradona, Messi của Argentina, , Xavi, Andres Iniesta của Tây Ban Nha, Philipp Lahm của Đức...
Hay chính nhà quân sự vĩ đại nhất trong mọi thời đại, - Hoàng Đế Nước Pháp Naponeon cũng rất "khiêm nhường" về chiều cao nhưng lại là người thay đổi cả nước Pháp lẫn Châu Âu.
Ngay tại Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất khiêm tốn về chiều cao nhưng sự nghiệp quân sự của Đại tướng, nhất là qua hai cuộc đấu tranh kháng chiến chống Pháp & Mỹ đã cho chúng ta thấy Đại tướng "lùn" về vóc dáng nhưng quá "trí tuệ" trong đầu óc...

Qua hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi lên hình ảnh Giakeu trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Giakeu là một kẻ tội lỗi, một người giàu có nổi tiếng. Ông làm giàu nhờ nghề nghiệp của ông, trưởng ban thu thuế, ông giàu là vì ông đã gian lận trong việc thu thuế. Ai cũng coi ông là một kẻ tội lỗi. Phần Dakêu dù giàu nhưng vẫn thấy thiếu thốn một cái gì đó trong tâm hồn, ông đang muốn tìm cái đó thì hay tin có Chúa Giêsu đang đi ngang qua thành phố. Ông vội vàng chạy tới để mong gặp được Ngài. Nhưng dân chúng thì đông, mà ông thì thấp lùn không thể nhón gót lên mà thấy Ngài được, nên ông trèo lên một cây sung cho dễ nhìn...

Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên - Ngày 17/11: Thánh nữ Êlisabét Hunggari
Lời Chúa: Lc 19, 1-10

1 Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, 2 thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. 3 Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. 4 Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. 5 Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". 6 Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. 7 Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi". 8 Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". 9 Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. 10 Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điễu gì đã hư mất".

                                                     ( Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN )

Thái độ của Da-kêu là thái độ mà mỗi người chúng ta cần phải có trước sự hiện diện thường hằng của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Thiên Chúa vẫn đang ở đó, Ngài chờ đợi chúng ta quay trở lại với Ngài, khi chúng ta đã lầm lỡ bước chân vào con đường tội lỗi. Qủa thật, thiện ý là một yếu tố rất quan trọng để chúng ta có thể nhanh chóng đón nhận được hồng an tha thứ mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Dù chúng ta có là người tội lỗi đến đâu đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn như một người Cha nhân hậu, luôn mòn mỏi mong chờ người con "lầm đường lạc lối" trở về. Do đó, nếu chúng ta có thiện ý trước tình yêu của Thiên Chúa đối với tội lỗi chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ và bình an, để tiếp tục sống và làm lại cuộc đời trong ánh sáng mới của tình yêu Chúa. Bởi vì, chỉ với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể trở thành một con người biết sống quảng đại và hy sinh, yêu thương và phục vụ, để từ đó mỗi ngày càng trở nên thánh thiện hơn trong đời sống chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn ngỏ lời với con, Chúa mong mỏi con quay trở lại với Ngài khi con đã đi vào con đường tội lỗi. Vậy mà, đã rất nhiều lần con quay đi trước lời mời gọi của Chúa Con nghe thấy, cảm nghiệm thấy sự hấp dẫn nơi những thú vui trần thế hơn là nghe thấy tiếng gọi tha thiết của Chúa, một tiếng gọi cứ trải dài mãi trong cuộc đời con. Xin giúp con có một thái độ đầy thiện ý như Da-kêu, để con sẵn sàng quay trở lại với Ngài, làm lại cuộc đời với Ngài. Có như thế, mỗi ngày sống trôi qua con mới thật sự nghiệm được tình Chúa thương con và muốn con làm gì trong cuộc đời này. Amen!

Trí thức... mù!

Chuyện về một trí thức "nửa vời" loay hoay giữa chế độ cũ và mới. vì là trí thức nên không thể chấp nhận "đổi mới" của chế độ, thế là...
Vì bảo vệ tình yêu và lý tưởng hóa tình yêu "một túp lều tranh hai quả tim vàng" nên chàng nhất quyết "nhốt" nàng trong cũi và hành nghề xe ôm. Một vợ 4 con nheo nhóc nhưng quyết "nghèo cho sạch rách cho thơm", đồng lương xe ôm ba cọc ba đồng, vợ con ở nhà không đói rách mới là lạ, thế là nàng quyết định "buôn thúng bán bưng" chắt bóp từng đồng vì đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Chàng phát hiện nàng không vâng lời, thế là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thân thể nàng bầm dập te tua nhưng cũng vì lý tưởng tình yêu "con cãi lời mẹ trăm đường con hư", nàng đành chấp nhận tủi nhục và nuốt ngược nước mắt vào tim...
Một địa ngục trần gian, nàng nay ở số tuổi 60 nhưng vẫn không thể thoát được số kiếp "trí thức nửa vời" của chàng. Con cái khôn lớn nhưng chẳng đứa nào muốn nhìn mặt cha. Chàng lại càng điên khùng hơn mặc cho bao người khuyên can vẫn "mù" trong tính gia trưởng cổ hủ và độc đoán. Nàng cũng vì "sĩ diện" chấp nhận từ bỏ cả cha mẹ, anh chị em, thậm chí cả những đứa con dứt ruột đẻ ra vì cái gọi là lý tưởng của tình yêu...
"Cây kim bọc trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra", một người, hai người, nhiều người khuyên nhủ, tạo điều kiện công ăn việc làm, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng gần hết cả đời người, chàng vẫn "mù", cái "mù" từ trong máu huyết chứ không còn là suy nghĩ. Bạn bè, bà con xa lánh và ghê tởm, nhưng chàng vẫn cứ cho là mình đúng và cũng cứ hành động theo cách mà người đời hay ca thán - con người nhưng không phải là nhân mà là con.

Thứ Hai Tuần XXXIIIThường Niên
Lời Chúa: Lc 18,35-43


35 Khi Chúa Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường.36 Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. 37 Họ báo cho anh biết là Chúa Giêsu Nadarét đang đi qua đó. 38 Anh liền kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" 39 Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!"40 Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh ta đến. Khi anh đã đến gần, Người hỏi:41 "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh ta đáp: "Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được." 42 Chúa Giêsu nói: "Anh nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."43 Lập tức, anh ta nhìn thấy được và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa.
                                                                  ( Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN )

Lạy Chúa Giêsu, con hạnh phúc khi có đôi mắt sáng, để thấy những gì đang xảy ra chung quanh, cũng như để nhận ra khuôn mặt người thân yêu. Đôi mắt sáng, đó là một kho báu, một hồng ân lớn lao mà Chúa đã tặng ban. Thế nên con luôn chăm sóc, bảo vệ và đề phòng khỏi rơi vào cảnh mù tối.

Nhưng nghĩ kỹ lại, con thấy nhiều lúc con đang sống cảnh đui mù một cách nào đó. Nhiều lúc con mắt thân xác nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên, nhưng mắt linh hồn lại không thấy được tình thuơng và sự quan phòng của Chúa qua những vẻ đẹp ấy. Lắm lúc con nhìn ra khuôn mặt của người thân, nhưng ít khi con thấy được người hành khất bên vệ đường hay kẻ con đang thù ghét, là chính Chúa và là anh em của con. Con thấy được khuôn mặt mình qua tấm gương, nhưng chẳng mấy khi thấy được tình trạng linh hồn mình. Những lúc ấy là lúc con đang mù lòa, khốn khổ và đáng thương hơn anh mù thành Giêricô.

Lạy Chúa, xin thương mở mắt linh hồn con, để con thấy được tình thương Chúa đang hiện diện khắp nơi. Xin cho mắt linh hồn con sáng suốt, để con nhận ra đâu là điều đẹp ý Chúa, và nhận ra mọi người là anh em con. Xin Chúa cho con, ngay từ bây giờ được bước đi trong ánh sáng Chúa, để mai sau con được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa muôn đời. Amen.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Không thuộc về thế gian!


"Tâu bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới ba triều vua, lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước. Nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Đức Kitô." Đó là câu trả lời của ông Micae Hồ Đình Hy khi vua Tự Đức mời ông giả vờ bước qua thánh giá.

Ông là người thanh liêm, được nhà vua hết sức tín cẩn, cho phụ trách ngành dệt trong cả nước. Nhưng ông cũng là một Kitô hữu xông xáo làm việc tông đồ.

Ông không thấy có gì xung khắc giữa việc phục vụ đất nước với việc phục vụ Giáo Hội.

Khi quân Pháp bắn phá cảng Đà Nẵng thì ông bị bắt, bị kết án là khinh luật nước, chống lại triều đình.

Ông Hy đã chấp nhận cái chết một cách bình thản. Trước khi chịu chém, ông còn xin hút một điếu thuốc, hương vị cuối cùng của trần gian mà ông muốn nếm trước khi nếm hương vị của thiên đàng vĩnh cửu.

Cuộc sống và cái chết của thánh Micae Hy soi sáng cho đoạn Lời Chúa hôm nay.

Người Kitô hữu có hai đầu dây cần phải giữ. "Như Cha đã sai Con đến trong thế gian, Con cũng sai họ đến trong thế gian" (Ga 17,18).

Thế gian là nơi thánh Hy đã sống cho đến chết. Thế gian là đất nước, là vua quan, là thứ dân... Ngài đã yêu mến và sống tận tình cho thế gian đó.

Thế gian đã trở nên như máu thịt của người Kitô hữu vì đó là nơi họ được Chúa sai đến để phục vụ, và là nơi họ trở thành người Kitô hữu trọn vẹn.

"Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).

Ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, nghĩa là không hoàn toàn nghĩ và sống như thế gian.

Người Kitô hữu không coi thường mọi giá trị của xã hội, nhưng họ có một thang giá trị riêng.

Họ biết đâu là những giá trị mà họ phải tôn trọng. Nếu hy sinh những giá trị đó, họ sẽ đánh mất chính mình và chẳng đóng góp được gì cho bộ mặt thế giới.

Họ là nhúm men vùi trong đống bột. Men không được tách khỏi bột, và men cũng không được biến chất thành bột. Trong cả hai trường hợp, men đều trở nên vô ích.

Chúng ta vẫn bị cám dỗ buông một trong hai đầu dây. Bỏ một trong hai đều làm mất căn tính của người Kitô hữu.

Ơn gọi Kitô hữu đặt ta vào một thế đứng chênh vênh, thế đứng dễ ghét, thế đứng đòi phải trả giá.

Tử đạo là cách làm chứng tuyệt vời trong thời bách hại.

Trong thời kinh tế thị trường, cần có những cách làm chứng khác. Người Kitô hữu vẫn bị cám dỗ bước qua lương tâm mình để mua lấy chút địa vị, lợi nhuận, an toàn, thoải mái...

Thế gian không ở ngoài ta, thế gian ở ngay trong lòng ta.

Ước gì chúng ta dám chấp nhận thiệt thòi, phiền hà, mất mát, khi can đảm làm chứng cho lòng tin và tình yêu.


Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,

Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục. Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian, lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.

Thế gian này vàng thau lẫn lộn. Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.

Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình, giữ được vị mặn của muối, và sức tác động của men, để đem đến cho thế gian một linh hồn, một sức sống.

Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo, chỉ sợ mình bỏ sống đạo vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.

Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo, những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.

Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con, thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.

                                                                                             (Trích trong "manna")

Hạt lúa gieo vào lòng đất



Hôm ấy, có người nông dân mang thóc giống gieo trên thửa ruộng của mình. Đang khi gieo thì trời nổi gió lớn. Có nhiều hạt rơi xuống ruộng bùn nhưng cũng có nhiều hạt bị gió thổi bạt lên vệ đường kề bên.



Bấy giờ những hạt giống nằm trên vệ đường khô ráo cảm thấy mình quá hên so với bao nhiêu hạt thóc bạn đang phải ngoi ngóp ngụp lặn dưới bùn, bèn tỏ lòng thương hại và an ủi các bạn thóc dưới sình bằng những lời ngạo mạn: "Đáng thương thay thân phận khốn khổ của các anh. Đang khi chúng tôi đây thì được ở nơi khô ráo ngon lành, còn các anh lại phải chìm lĩm trong vũng bùn tanh tưởi. Đang khi chúng tôi được tắm mình dưới nắng, thì các anh lại phải ngụp lặn trong chốn tối tăm. Đang khi chúng tôi được nhìn ngắm bầu trời xanh, nhìn ngắm những bông hoa tươi đẹp bên vệ đường thì các anh chẳng thấy gì, chẳng biết gì... Cuộc đời chúng tôi đầy hào quang, còn cuộc đời các anh đang tàn tạ. Bất hạnh thay cho các anh!..."

Hạt lúa ấy vừa dứt lời thì bỗng đâu có một bàn chân nặng nề dẫm đạp lên mình nó, khiến nó bị gãy đôi. Sau đó, những bánh xe từ xa chạy đến, lạnh lùng chà nát nó và những hạt lúa khác nát tan. Những hạt lúa may mắn còn nguyên vẹn lại hoá thành mồi ngon cho côn trùng và chim chóc!

Trong khi đó, những hạt lúa tưởng là bất hạnh chìm lĩm trong bùn, thì qua vài hôm sau đã ngoi lên thành những mầm non đầy sức sống. Những mầm non ấy vươn lên phơi phới, triển nở thành những bụi lúa sum suê. Không đầy ba tháng sau, từ một hạt lúa nhỏ nhoi chìm ngập trong bùn, nó trở thành những bông lúa thơm tho tuyệt đẹp, kết thành hàng trăm hạt vàng khoe mình dưới nắng.

* * *

Ai ngờ một hạt lúa bất hạnh chìm nghỉm trong bùn, tưởng chừng như đã hư thối mà nay lại chuyển hoá thành hàng trăm hạt vàng mẩy chắc ngon lành như thế! Thật là một điều kỳ diệu và là một bài học quý báu cho chúng ta. Bài học đó người đời không biết đến, nhưng Chúa Giêsu đem ra dạy chúng ta: "Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."

Một bài học đơn sơ ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một chân lý tuyệt vời.

Nhưng Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta biết chân lý rồi để đó. Người muốn chân lý nầy được đem ra áp dụng để đời sống chúng ta được dồi dào phong phú hơn. Thế nên Người dạy tiếp: "Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời"

Nói như thế, Chúa Giêsu không muốn chúng ta tồn tại như một hạt lúa nằm trơ trọi trên vệ đường khô ráo. Người muốn chúng ta hãy chấp nhận thân phận của một hạt lúa bị vùi lấp trong bùn, để nhờ đó đặt tới hạnh phúc và thắng lợi.

Khi bước chân vào đời, mang lấy thân phận con người giữa cuộc đời ô trọc, Chúa Giêsu đã chấp nhận thân phận hạt lúa bị vùi dập trong bùn đất. Người để cho người ta nghiền tán, vùi lấp Người, huỷ diệt Người. Người đời tưởng rằng họ đã tiêu diệt Đức Giêsu, xoá sổ Đức Giêsu, tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ bị mục rã trong lòng đất... nhưng họ đã lầm. Thay vì huỷ diệt Đức Giêsu, họ đã giúp Người đạt tới vinh quang và thắng lợi. Qua cái chết, Người tiến vào cõi sống; qua thập giá Người đi đến vinh quang và hiển trị đời đời!

Theo bước chân Chúa Giêsu, các thánh tử đạo đã vui lòng chấp nhận thân phận hạt lúa bị ném xuống bùn. Các ngài chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý người đời hứa hẹn, từ bỏ nhà cửa ruộng vườn, xa lìa cha mẹ vợ con gia đình thân thuộc, chấp nhận xiềng xích, gông cùm, tù ngục, đòn vọt và sẵn sàng hy sinh mạng sống, sẵn sàng đổ máu đào làm chứng cho Đức Ki-tô... Người đời tưởng rằng các ngài bị thua thiệt, bị mất mát, bị diệt vong... nhưng họ có ngờ đâu, các ngài đang khải hoàn chiến thắng và sống mãi trong hạnh phúc vinh quang. Nhờ dòng máu các ngài đổ ra, đời sống Đức tin ngày càng tiến triển, Giáo Hội được lan rộng đến khắp mọi miền đất trên thế giới. Đó là điều Chúa Giêsu đã tiên báo từ xưa: "nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."

* * *

Hôm nay, một khi đã khám phá điều kỳ diệu của hạt lúa chìm trong bùn đất, chúng ta không sợ thua thiệt vì phải làm chứng cho Đức tin, không sợ đau khổ mất mát vì hiến thân cho lý tưởng tông đồ. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận thân phận hạt lúa bị gieo vào bùn đất như "hạt-lúa-Giêsu", như "hạt-lúa-các-thánh-tử-đạo", bằng lòng chấp nhận con đường thập giá, bằng sẵn sàng hiến mình để phục vụ Tin Mừng... Nhờ đó, mai đây, chúng ta sẽ đạt tới vinh quang và thắng lợi với Chúa Giêsu như lời Người phán: "Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy" để rồi "Thầy ở đâu thì kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó."
                                                                      
                                                                                        ( Linh Mục IgnatiôTrần Ngà)





Bài học về lòng kiên trì!



Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.

Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.

Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.

Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? "

Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? ". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.

Một câu chuyện về lòng kiên trì khiến mỗi người khi đọc đều rưng rưng cảm xúc và dường như nhịp đập trái tim đập mạnh hơn, lồng ngực nhói buốt, mắt hoe lệ. Một câu chuyện rất xúc động đã cho chúng ta những bài học thật quý giá về ý nghĩa của cuộc sống, lòng kiên trì, tình yêu nghề. Nó chợt đánh thức sự chây lười, tính nửa vời trong mỗi con người. Nó càng ý nghĩa hơn trong cuộc sống hối hả hiện nay, nơi con người ta bị cuốn đi, lo toan kiếm tiền, nơi mà con người không biết mình là ai và không còn nhiều thời gian nghĩ về "hạnh phúc đích thực" của mình nữa. Họ làm mọi thứ vì dư luận, vì tác động của môi trường, những người xung quanh, vì muốn thể hiện mình, vì những điều người khác cho là to lớn....nhưng ít người dừng lại và đặt câu hỏi " Điều gì làm mình thực sự hạnh phúc trong cuộc sống này ? " Robby đã dạy chúng ta. Hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé nhất. Trong mọi hoàn cảnh, Robby luôn chỉ có một ý nghĩ " một ngày được đánh đàn cho mẹ nghe " và cậu cảm thấy rất hạnh phúc nếu làm được điều đó. Một việc làm thật giản dị nhưng ý nghĩa của nó chẳng kém bất kỳ việc làm to lớn vĩ đại nào khác trong cuộc sống . "Hãy nghĩ đến những điều làm bạn hạnh phúc nhất trong cuộc sống , khi bạn tìm được và luôn nghĩ về nó thì sẽ không có khó khăn nào có thể ngăn cản bạn".

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên
Lời Chúa: Lc 18,1-8


1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng 2 mà rằng:

"Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. 3 Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: 'Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù'. 4 Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: 'Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, 5 nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc' ".

6 Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. 7 Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? 8 Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"



Lạy Chúa, con không có cảm tình với vị thẩm phán trong bài Tin Mừng. Lòng ông ta như gỗ đá mà lại còn ngạo mạn chẳng biết kính sợ ai. Chúa kể một nhân vật như vậy để cho con thấy sức mạnh của sự kiên trì. Chúa thấu hiểu những khó khăn của con hơn chính bản thân con. Chúa chẳng vui gì khi thấy con cái Chúa khổ đau và thiếu thốn. Chúa dạy con kiên trì cầu nguyện để con hết lòng hướng về Chúa và chỉ hướng về Chúa mà thôi. Chúa muốn con xác tín rằng: chỉ có Chúa là chốn con tựa nương. Con hết lòng cậy trông vào Chúa để con đáng được Chúa ban ơn.

Lạy Chúa, tuy thế, có nhiều lần con đã nản chí vì xin hoài xin mãi mà dường như Chúa chẳng nghe lời con cầu xin. Nhưng ơn Chúa cho con hiểu rằng có nhiều điều con muốn nhưng lại không tốt cho con. Chúa nhân lành sẽ ban cho con điều tốt nhất mà con không ngờ. Xin Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của con. Xin cho con đừng mất lòng trông cậy nơi Chúa mà vội tin nhảm nhí nơi những thần tượng do trí khôn con người nắn đúc ra. Con nguyện sẽ là con thơ trong tay Chúa và hết lòng cậy trông tín thác nơi Chúa. Amen.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Đi tìm quê hương!

Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do


Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về đầu non
Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về biển xanh
Đi khâu vá con sông Việt Nam hai mươi năm liền
thịt xương phơi trên đôi miền
đi cho thấy quê hương

Người nô lệ da vàng ngồi yên
ngồi yên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngồi yên quên nước quên non,
ngồi yên xin áo xin cơm
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân
bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do.

Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về ruộng nương
Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về đồi hoang
Đi nói với anh em đòi cho quê hương thanh bình
Dựng xây tương lai Tiên Rồng
Đi cho thấy quê hương
Đi cho thấy quê hương
Đi cho thấy quê hương ...

(http://nhacso.net/nghe-nhac/di-tim-que-huong.XVFYVEta.html. 
Sáng tác : Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn. Trình bày: ca sĩ Khánh Ly) 

Con người được sinh ra ai cũng có cội có nguồn, có tổ có tông. Những lời tâm sự của Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn qua ca khúc Đi tìm quê hương được viết năm 1967 dường như vẫn, đang và luôn là hiện thực tàn nhẫn trong xã hội hôm nay. Quê hương Việt nam đã, đang và sẽ ở đâu thực trên bản đồ địa lý hiện nay. Lời tự sự của Ông cũng chính là nỗi lòng của mỗi người dân Việt.
Xã hội Việt Nam đang, đã và sẽ phát triển theo cách hô hào và khẩu hiệu của nhà cầm quyền, nhưng thực chất con người đang "ngủ quên" giữa chính quê hương mình mà không biết đến khi nào mới thoát khỏi những ách gông cùm vô hình bủa vây...

Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên - Ngày 12/11: Thánh Giôsaphát
Lời Chúa: Lc 17,20-25


20 Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, 21 và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". 22 Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. 23 Người ta sẽ bảo các con: "Này Người ở đây và này Người ở kia", các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. 24Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. 25 Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".

                                                 (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN

Lạy Chúa Giêsu, tuy con đang sống ở quê hương dưới đất này, nhưng quê trời mới là quê thật của con. Cuộc sống con hôm nay, với những sinh hoạt hàng ngày để xây dựng cho quê hương trần thế, đều là những nỗ lực để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau trên quê trời.

Thế nhưng, có những lúc con để công việc cuốn hút mình như một cơn lốc. Tâm trí con quên mất Chúa, cõi lòng con khô khan nguội lạnh. Nhìn lại quá khứ, con thấy mình trắng tay, chẳng có công nghiệp gì ngoài tội lỗi. Con chưa sẵn sàng để đón chờ ngày của Chúa.

Lạy Chúa, quá khứ lầm lỗi đã qua rồi. Tương lai sắp tới còn nằm trong vòng tay yêu thương của Chúa. Chỉ còn hiện tại, từng giây từng phút của suộc sống hôm nay, là thuộc quyền sở hữu của con. Con sẽ đuợc hạnh phúc vĩnh viễn hay con sẽ bị đau khổ đời đời là tùy cách sử dụng những giây phút hiện tại của con.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng vĩnh cửu đã sống trọn thân phận làm người, là triều đại của Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng con. Mỗi ngày sống hôm nay đều mang tính chất đời đời nếu con biết sống liên kết với Chúa. Xin cho con biết đón nhận Chúa vào cuộc sống và kết hiệp với Chúa trong mọi công việc. Xin giúp con trong từng giây phút hiện tại biết sống trọn vẹn cho Chúa, để con được thực sự sống trong Nước Trời ngay từ hôm nay, và cho đến mai sau muôn đời. Amen.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Chuyến xe thịt gà!


Tại cửa hàng gà rán. Nhân viên làm việc nghiêm túc, hăng say, từng phần ăn được mang ra cho khách với tác phong chuyên nghiệp. Những chiếc đùi gà rán thơm ngon béo ngậy khích thích bao tử tất cả các khách hàng. bàn bàn, ghế ghế đông kín người...

Một anh nhân viên thu gom vệ sinh ngày ngày vẫn đến cửa hàng gà rán. Anh thu dọn tất cả những "phế thải" một cách chăm chỉ và thuần thục, nhưng bên trong thùng đựng phế thải luôn là những bao ny lông sạch sẽ. Anh cố dành chút thời gian phân loại các loại phế phải, những đùi gà, cánh gà, ức gà mà các cậu ấm cô chiêu không dùng đến anh bỏ vào bọc ny lông mang sẵn và trên chiếc xe đạp cà tàng, thùng "phế thải" thịt gà trở thành những bữa ăn "sơn hào hải vị" cho các trẻ em nghèo lang thang, không cửa không nhà...

Tại gia đình anh, chính những thức ăn dư thừa kia cũng trở nên "ngon" không chỉ cho gia đình anh mà còn dành cho những người nghèo xung quanh nơi anh ở.Anh hài lòng với công việc và cuộc sống anh hiện có, dù nghèo nhưng anh luôn chia sẻ những gì anh có, thậm chí đó chỉ là đồ ăn "dư thừa" nhưng trên hết mọi sự, trước khi dùng bữa, chính anh và mọi người luôn hát vang lời cảm ơn Thượng Đế,

Hai khía cạnh tương phản trong cuộc sống nói lên khoảng cách giữa giàu và nghèo. Cái giàu của nhân cách được biểu lộ rõ ràng qua niềm tin, sự tử tế và tình yêu thương chia sẻ với người khác, dù là đang ở hoàn cảnh nào.

Đôi khi trong cuộc sống, chỉ cần những hành động nhỏ của yêu thương và phục vụ có thể giúp chúng ta vượt qua đau khổ và cảnh nghèo.



Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên
Lời Chúa: Lc 17,11-19

Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

                                                         (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)