Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

NGÂN HÀNG VIP NHẤT!

Trên báo thỉnh thoảng có người xin tư vấn: Tôi có năm mươi triệu, tôi nên làm gì? Mua nhà hay mua vàng ? Người khác lại hỏi: Tôi có một ít tiền nhàn rỗi, tôi nên gưi tiết kiệm ở đâu? Nói chung, nhiều người quan tâm làm sao để số tiền của mình sinh lời nhiều nhất. Mấy tuần qua, Nhà nước dự đóan số vàng trong dân hiện nay lên đến khoảng 500 tấn, Nhà Nước sẽ khuyến khích dân gửi ngân hàng, sau đó, họ lấy số vàng đó gửi ngân hàng quốc tế để đổi lấy đôla về phát triển đất nước. Không biết liệu dân có dám gửi vàng thật để đổi lấy vàng giấy như vậy không?

Có một cán bộ đã kể lại, khi còn đi làm, ông góp số tiền lương được hơn 4500 đồng, tương đương số tiền mua một căn nhà nhỏ tại Hà Nội, ông đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Sau hơn ba mươi năm, ông đem sổ tiết kiệm ra ngân hàng để rút cả vốn lẫn lời, ông vô cùng bức xúc vì số tiền ông gưi, đến nay được Ngân hàng Nhà nước quyết định trả cho ông hơn 100 ngàn, tương đương với hai bát phở Hà Nội.


CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN C
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 12, 13 – 21)
Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu". 
Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Đoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". 

Đành rằng cuộc sống rất cần tiền, nhưng không phải nhờ tiền mà ta sống được lâu dài hơn. Không phải nhờ giầu có tiền của mà ta sống giá trị hơn. Điều quan trọng mà Chúa muốn nhắc chúng ta là phải làm giầu trước mặt Chúa. Làm giầu ở đây không phải là giầu của cải vật chất mà là giầu đức hạnh, giầu việc lành bác ái với tha nhân. Lòng tham con người vô đáy. Nếu cuộc sống chỉ theo đuổi tính tham lam của mình con người sẽ trở nên bủn xín keo kiệt với anh em. Nếu cuộc sống con ngưởi chỉ biết nghĩ đến mình con người sẽ sống trong ốc đảo cô đơn và tuyệt vọng.

Thế nhưng, con người ngày nay chỉ cần tiền. Họ quan tâm tới tiền. Họ sống vì tiền và họ đặt mọi quan hệ trên đồng tiền. Họ coi đồng tiền là phương tiện để họ gắn kết với nhau hơn. Thế nên, thế giới càng giầu của cải thì tình người càng cạn kiệt hơn. Người ta vì tiền mà phản bội nhau, lừa dối nhau và giết hại lẫn nhau. Vì tiền mà con người đánh mất tình người và đôi khi đánh mất chính bản thân mình đến nỗi vì tiền mà sống hèn hạ, mất danh dự nhân phẩm của một con người.

Có lẽ chúng ta đã không còn lạ về những câu chuyện bi thương giữa những người thân trong gia đình đã tàn sát lẫn nhau chỉ vì tiền, vì của cải, vì tài sản . . . Cha mẹ bỏ rơi con cái chỉ vì tiền. Con cái sát hại cha mẹ cũng vì tiền. Và vợ chồng bất trung với nhau cũng vì tiền. Đồng tiền lên ngôi là lúc tình người lại xuống thấp. Đề cao đồng tiền cũng đồng nghĩa giảm đi tình người.

Sự khôn ngoan mời gọi chúng ta hãy xét lại xem “nếu ngay trong đêm nay ta từ giã cuộc đời này ta sẽ được gì?” Đồng tiền có mua được bạn hữu khi ta đã nhắm mắt xuôi tay. Sự gian ác, tàn nhẫn, thiếu tình người chỉ vì coi trọng đồng tiền có mang ta đi về thế giới đời sau trong an nhàn hạnh phúc hay lo âu sợ hãi khi phải đối diện với tử thần? Con người sinh ra rồi cũng sẽ chết, nhưng cái chết đến chúng ta sẽ mang theo được điều gì? Là tiền bạc hay việc làm phúc đức? Điều gì ta mang theo sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc ngàn thu? 

Người đời hay có câu giỡn với nhau: “Làm chi cho nhiều, chết rồi cũng để lại cho ‘dượng’ nó xài, vợ con mình ‘dượng’ nó sai . . .”. Lời Chúa hôm nay thì bảo: “Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?' Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

Có lẽ không ai muốn chết mà không có bạn bè, người thân bên cạnh trong lúc lâm chung? Có lẽ không ai muốn sau cái chết là mất mát, là đau khổ? Vậy, chúng ta phải làm điều gì để có bạn bè, có người thân bên cạnh chúng ta hôm nay và mãi mãi? Thưa, đó chính là một cuộc sống đặt tình người lên trên của cải, và biết sống vì mọi người và cho mọi người. Một cuộc sống vị tha sẽ mang lại cho cuộc đời chúng ta thêm ý nghĩa và hạnh phúc. Như Nguyễn Công Trứ cũng đã nói:

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây phúc để dành đời sau”

Xin cho chúng ta luôn biết khôn ngoan chọn lựa cái vĩnh cửu hơn là những phù vân mau qua, biết chọn tình người hơn là của cải và biết chọn Chúa hơn là danh lợi thú trần gian. Amen

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

LƯƠNG TRI ĐUI MÙ!

Ngày 7/10, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Ngô Thị Hồng Châu (SN 1962) và Trần Hồng Khanh (SN 1985) quê ở Hậu Giang, về 2 tội danh “ép người chưa thành niên phạm pháp và môi giới mại dâm”.

Năm 2006 do cờ bạc, Châu đưa con gái lớn là Khanh lên Cần Thơ sinh sống bằng nghề “buôn hương bán phấn”. Sau một thời gian ngập trong nợ nần, Châu bàn với Khanh về quê dụ 2 con (em) gái là Trần Thị L và Trần Thị P đang học lớp 9 lên Cần Thơ làm thêm và đi học. Nhưng thực ra để ép bán dâm.

Không chịu được cảnh sống ô nhục, ngày 29/8/2008, P và L tìm cách trốn về quê gặp cha kể lại sự việc đau lòng. Bức xúc trước việc làm vô nhân đạo của vợ và con gái lớn, ông T (cha đẻ của L và P) đã đến trình báo với cơ quan chức năng và vụ việc được khởi tố.

HĐXX kết luận 2 bị cáo Ngô Thị Hồng Châu và Trần Hồng Khanh cùng phạm các tội: ép buộc người chưa thành niên phạm pháp và môi giới mại dâm, tuyên phạt bị cáo Ngô Thị Hồng Châu 9 năm tù giam, bị cáo Trần Hồng Khanh 7 năm tù giam.

Những người tham dự phiên tòa đã không cầm được nước mắt khi 2 bị hại nói trong tiếng nấc: “Con rất biết ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con. Mẹ cũng từng được bà ngoại sinh ra và nuôi đến khi trưởng thành. Vậy sao mẹ lại nỡ lòng vùi đời tụi con?” 

Lối sống thực dụng, ao ước hưởng thụ sung sướng an nhàn đã khiến người ta dùng mọi thủ đoạn để kiếm tiền, để thoả mãn tính hưởng thụ của mình. Họ có thể làm mọi sự ngay cả giết hại cuộc đời những đứa con. Biết bao ngưởi cha, người mẹ đang đẩy con mình vào con đường phạm pháp để kiếm tiền cho mình. Biết bao người cha, người mẹ đang lợi dụng con để tìm sự hưởng thụ cho bản thân. Họ bán rẻ lương tri. Bán rẻ nhân phẩm của mình và của con chỉ vì tiền, vì đam mê mù quáng của mình.

Thứ Bảy trong tuần 17 Thường niên C
Lời Chúa: Mt 14,1-12:

1 Thời ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su, 2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng : "Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả ; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ."
3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gio-an và tống ngục vì bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. 4Ông Gio-an có nói với vua : "Ngài không được phép lấy bà ấy." 5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. 6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. 8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng : "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm." 9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an. 11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.

Bà Hê-rô-dia đã sống đời tội lỗi. Bà bỏ chồng để sống truỵ lạc với Hê-rô-đê. Bà còn đang tâm dẫn dắt con gái mình làm sự ác để bảo vệ cho cuộc tình tội lỗi của mình. Bà lợi dụng sắc đẹp của con. Tài năng của con để dụ vua Hê-rô-đê giết ngôn sứ Gioan. Bà muốn bịp miệng ngôn sứ để tìm bình an cho cuộc đời tội lỗi của bà. Thế nhưng, tội lỗi chồng tội lỗi càng làm cho bà thêm tan nát cõi lòng vì thiếu bình an.
Cuộc đời ai cũng mong được bình an. Hê- rô-đê đã không được bình an vì đã từng làm điều ác. Ước gì chúng ta đừng bao giờ vì muốn thỏa mãn đam mê của mình mà gây nên những đau khổ cho tha nhân. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Kiên nhẫn!

Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và nói về ước mong được trở thành một nhà nghiên cứu đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: “Ngày mai hãy đến đây”.
Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

Thứ Ba trong tuần 17 TN C
Lời Chúa: Mt 13,36-43:
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." 37 Người đáp : "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

Thiên Chúa luôn kiên nhẫn. Ngài đã kiên nhẫn để chờ đợi sự hối cải của con người. Ngài kiên nhẫn với Đa – Vít. Ngài kiên nhẫn với Phê-rô, với Phao-lô. Ngài kiên nhẫn với Madalena, với Augustino .. . . Sự kiên nhẫn của Ngài đã cải hoá biết bao tâm hồn. Sự kiên nhẫn của Ngài đã phục sinh biết bao tâm hồn. Ngày nay, Ngài vẫn kiễn nhẫn với biết bao tội lỗi của nhân loại. Nhân loại hôm nay vẫn đã và đang từ chối Chúa để lao vào đam mê lầm lạc. Thiên Chúa không tru di con người. Ngài tiếp tục kiên nhẫn và tìm muôn ngàn cách để cứu vớt con người. Dù con người có bất trung phản bội, Thiên Chúa vẫn mãi mãi trung thành với tình yêu của Ngài. Vì Ngài vẫn mãi mãi là một Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực từ nhân.

Hàng ngày có biết bao điều Chúa muốn chúng ta phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn để không lớn tiếng khi có ai đó làm trái ý chúng ta. Kiên nhẫn để không kết án anh em một cách vội vàng. Kiên nhẫn trước những lỗi lầm của tha nhân. Nhất là kiên nhẫn để hoàn thiện mình. Có thể chúng ta có những vấp phạm nhưng hãy kiên nhẫn đứng dậy sau những lần vấp ngã. Có thể chúng ta có những yếu đuối nhưng hãy tin tưởng vào ơn Chúa sẽ đủ để nâng đỡ chúng ta thắng vượt những cám dỗ trong cuộc đời. Vì xưa Chúa nói: Ơn Ta đủ cho con và quyền năng Ta hiển trị trên sự yếu hèn của con.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn học nơi Chúa chậm bất bình và rất mực khoan nhân để luôn kiên nhẫn yêu thương như Chúa. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Người mẹ và hai người con


Ít ai trong Tin Mừng được nói đến cả cha lẫn mẹ, như hai người môn đệ này : hai người là con của ông Dêbêdê, và mang tên Giacôbê và Gioan (Mt 10, 2) và ở đây đích thân mẹ dẫn hai ông đến trước mặt Đức Giêsu và nói thay cho hai ông !

Chúng ta hãy nhìn ngắm ba mẹ con : mẹ đi trước các con theo sau. Kể cũng lạ, người ta đã được kêu gọi đi theo Đức Giêsu rồi mà vẫn còn đi theo mẹ ! Dù sao chúng ta cũng phải cảm phục bà mẹ. Điều này làm chúng ta nhớ đến bà mẹ của Giuse trong phim « Ông thánh bất đắc dĩ » ; trong phim, Giuse khờ khạo và quá đơn sơ, nên mẹ phải lo liệu hết. Nhưng hai ông Giacôbê và Gioan chắc chắn không quá đơn sơ và khờ khạo : hai người đã nghe tiếng gọi, tự do từ bỏ lưới, thuyền, gia đình để đáp lại tiếng gọi (x. Mt 4, 21-22) ; họ đã đi theo Đức Giê-su được một thời gian đáng kể (chúng ta đang ở chương 20 của sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu), và Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó của Người đến lần thứ ba với nhiều chi tiết nhất. Như thế, hai ông thực sự có ý muốn, có suy tính và có cả một kế hoạch để thực hiện : hình ảnh lẽo đẽo theo mẹ minh hoạ điều này ; hơn nữa, mười người còn lại sẽ tức tối với hai anh này, chứ không tức tối với người mẹ. Như thế, tham vọng kiểu này có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong hành trình người môn đệ theo Thầy Giê-su ; chúng ta được mời gọi nhận ra mình ở hình ảnh này, vì « đi theo mẹ » cũng có nhiều cách thể hiện.


Thứ Hai tuần 17 thường niên 
THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ

Lời Chúa: Mt 20, 20-28

Khi ấy, bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Chúa Giêsu. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: "Bà muốn gì?" Bà ta thưa lại: "Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài".

Chúa Giêsu đáp lại: "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng?" Họ nói với Người: "Thưa được". Người bảo họ: "Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai thì người ấy mới được". Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em.

Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: "Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người".

Người mẹ đến bái lạy và kêu xin người một điều. Chúng ta hãy nhìn ngắm bà và cảm phục bà ; bà thực sự quên mình để lo cho hai người con. Đức Giêsu hỏi bà : « Bà muốn gì ? » Bà thưa : « Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy ». Điều bà xin cho hai con là những người đầu tiên được chia sẻ quyền bính của Đức Giêsu khi ngài thiết lập Vương Quốc của Ngài. Như thế, dường như hai môn đệ đi theo Đức Giêsu chỉ là một con đường, một cách thức để có quyền bính ! Và khi có quyền bính thì có tất cả, trong xã hội cũng như trong Giáo Hội ; ai trong chúng ta cũng thấy hoặc có kinh nghiệm về điều này.

Ngày nay, các bà mẹ (có thể hiểu rộng hơn là gia đình và họ hàng) đều muốn con mình được ngồi trên cao ; và bản thân người đi tu cũng muốn như thế ; và nhiều khi chức thánh cũng được hiểu như là một thứ quyền bính : quyền thánh hoá, quyền giáo huấn, quyền quản trị. Vì thế, đời sống thánh hiến của các nữ tu diễn tả tốt hơn những giá trị của Tin Mừng, nhất là mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô : âm thầm, hi sinh, phục vụ quên mình, tuỳ thuộc, bé nhỏ….

( http://www.giaophanlongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20160723090034)

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

CẦU XIN VỚI THÁI ĐỘ CON THẢO

Người Âu Mỹ vốn có lòng quý trọngt súc vật. Người ta đã thiết lập những hội bảo vệ súc vật, xây những dưỡng đường để điều trị cho súc vật và có cả những nghĩa trang dành riêng cho súc vật. Phải chăng lòng quý trọng này có cái chi bất ổn và thái quá? Mặc dù con vật thì thấp kém hơn con người rất nhiều, nhưng nó cũng có những điều đáng làm cho chúng ta suy nghĩ. Chẳng hạn một con chó vẫy đuôi chào mừng khi chủ nó trở về; trong khi đó, nhiều người lại chẳng biết mở miệng chào hỏi bề trên và những bậc ân nhân của mình. Dĩ nhiên sự trung thành và biết ơn của một con chó phần lớn la do thói quen và bị hạn chế nhiều lắm.

Kết quả hình ảnh cho chúa nhật 17 thường niên c

Chúa nhật 17 Thường Niên C
Lời Chúa: Lc 11, 1-13:

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'". Và Người còn bảo các ông rằng: "Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: 'Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy'. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: 'Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được'. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần. "Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho. "Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người".

Từ đó, chúng ta đi vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Lòng trung thành và biết ơn của chúng ta đối với Ngài là như thế nào? Buổi sáng khi thức dậy, khởi đầu cho một ngày mới với những ơn huệ Chúa ban, chúng ta có biết cầu nguyện và thân thưa với Chúa hay không? Nhiều người đã đưa ra 1001 lý do để khước từ việc làm tốt đẹp này. Nào là còn biết bao nhiêu công việc phải làm, nào là có biết bao nhiêu tin tức phải lắng nghe và ghi nhận, không còn đủ thời giờ để suy tư và cầu nguyện nữa. Có những người mặc dù còn cầu nguyện, nhưng lại chỉ làm vì thói quen, như một cái máy với một vận tốc hết sức mau lẹ.

Thiên Chúa, Đấng cho mặt trời mọc lên, để khởi đầu một ngày mới, phải được chúng ta ca tụng và chào kính với những tình cảm chân thành nhất, xuất phát từ trái tim. Mặc dù không có trí khôn, nhưng con chó còn biết cách biểu lộ sự biết ơn của minh. Trong khi đó, con người là tác phẩm tuyệt vời nhất của Thiên Chúa, thì lại chỉ biết đón nhận hết điều nọ đến điều kia, mà lại chẳng tỏ ra biết ơn một chút nào cả.

Sở dĩ như vậy là vì con người đã quên mất những kỷ niệm và sự nương nhờ của mình vào Thiên Chúa. Cuộc sống với những tiện nghi và dễ dại đã làm cho chúng ta quên mất những hồng ân của Thiên Chúa và dường như không còn cần đến Ngài nữa. Suy nghĩ và hành động như vậy, nên con người thời nay luôn cảm thấy khắc khoải và bất hạnh hơn lúc nào hết.

Với chúng ta thì khác. Trước khi khởi đầu một ngày mới với những công việc bận rộn, chúng ta hãy tìm gặp Chúa trong những tâm tình cầu nguyện. Đây là một việc làm xuất phát tự con tim, chứ không phải chỉ là một việc làm hoàn toàn máy móc. Bởi vì lời cầu nguyện là tiếng nói của một con tim nghèo nàn trước Đấng Tối Cao: Lạy Chúa, con cần đến Chúa như cần đến khí trời để thở.

Có kẻ lại bảo: Cầu nguyện cũng chẳng ích lợi chi! Chúng ta nên nhớ điều này: Cầu nguyện không phải chỉ là cầu xin, mà trước tiên phải là ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Ngài không cần đến chúng ta, trái lại chúng ta luôn cần đến Ngài. Cho dù có quên đi mọi lời kinh, thì ít nữa cũng còn đọng lại kinh Lạy Cha, một lời kinh kiểu mẫu, đơn sơ và xâu xa.

Con người luôn cần đến Thiên Chúa, cho nên hãy tìm gặp Ngài trong những tâm tình cầu nguyện của mình.


(http://www.giaophanlongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20160719134730)

VÀNG THAU LẪN LỘN

Trong những năm gần đây, có những chuyện không đẹp, không tốt và không vui xảy ra trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt là vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em nơi một số giáo sĩ. Giáo Hội đã phải đối diện với một thực tế phũ phàng. Bao nhiêu những hoạt động tốt lành bị mờ che bởi những gương xấu do một số giáo sĩ sai phạm. Những tố cáo đã bùng nổ lớn tại tất cả các Giáo Phận Hoa Kỳ. Đức Hồng Y của Địa phận Boston, MA. đã phải từ chức. Truyền thông báo chí đã ghép tội hàng Giáo Phẩm đã bao che cho những giáo sĩ bị tố cáo. Sự kiện trên đã gây một cú xốc rất lớn cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta không thể chối cãi hay chạy tội. Thái độ khôn ngoan là nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết một cách chân thật.

Một thí dụ điển hình, Đức Ông C. K. thụ phong linh mục năm 1963, đã phục vụ tại Tổng Giáo Phận Nữu Ước được khoảng 40 năm và bị tố cáo phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em vào năm 1970, đã bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ và hồi tục vào tháng 12 năm 2010. Thật buồn! Chúng ta không kết án nhưng thêm lời cầu nguyện cho ông. 

Thật đau lòng khi nghe biết những gương mù, gương xấu xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt nhất là các vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ. Sự thật được phơi bầy trên mạng lưới công cộng, qua báo chí và các nguồn truyền thông. Trong cuộc khủng hoảng này tại Hoa Kỳ đã có 8 Giáo Phận nộp đơn bảo vệ sự phá sản (bankruptcy). Gồm các Địa phận: Portland OR, San Diego CA, Tucson AZ, Davenport IA, Spokane WA, Fairbanks AK, Wilmington DE (includes parts of MD), Milwaukee WI và Dòng Tu Oregon Province of the Jesuits. 

Thực ra, Giáo hội vốn không phải là một xã hội hoàn hảo. Tuy Giáo hội tự bản chất là thánh thiện nhưng lại gồm những con người bất toàn nên vẫn có lầm lỗi. Chúng ta có một Giáo hội gồm nhiều vị thánh nhưng cũng có một số tội nhân. Những tội nhân vẫn có thể trở thành thánh trong giây phút, còn các vị thánh có thể trở thành thánh thiện hơn. Các tội nhân cần sự tha thứ của chúng ta, còn các thánh thì khơi dậy sự cảm phục và quyết tâm cải hóa chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy lạc quan vì những gì đang diễn ra, và nhất là hãy tin vào sự dẫn dắt của Chúa. Thiên Chúa luôn có đường lối thích hợp để dẫn dắt con người.

Thứ Bảy trong tuần 16 Thường niên C
Lời Chúa: Mt 13,24-30:

24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác : "Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng : "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ?" 28 Ông đáp : "Kẻ thù đã làm đó !" Đầy tớ nói : "Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?" 29 Ông đáp : "Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi."


Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy tỉnh thức trước cám dỗ của ma quỷ. Thiên Chúa luôn gieo điều tốt lành, còn ma quỷ lại gieo nỗi khao khát sự xấu. Thiên Chúa hướng con người về điều thiện. Ma quỷ dẫn đưa con người vào những đam mê hèn kém. Là người ky-tô hữu chúng ta hãy tránh xa những môi trường xấu, đừng để lòng mình ô nhiễm bởi những trào lưu xấu. Hãy can đảm nói không với sự xấu và hãy làm chủ hành vi mình theo tinh của tin mừng.

Lạy Chúa, chúng con luôn mong muốn xã hội được hoàn hảo, được tốt lành. Chúng con muốn không còn người xấu bên cạnh chúng con. Chúng con muốn không còn ai khổ đau bởi bất công, hận thù. Chúng con muốn mọi người chỉ biết gieo yêu thương, niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Nhưng Chúa ơi, chúng con thật xấu hổ khi chính chúng con lại gieo tai họa cho tha nhân. Khi chính chúng con gieo hận thù, bất công cho anh em. Chúng con trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình vì đời sống lười biếng, thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm của chúng con. Xin tha thứ cho chúng con. Xin Chúa giúp chúng con sửa đổi và hoàn thiện mình mỗi ngày nên tốt hơn.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban cho chúng con một tâm hồn ngay thẳng, một trái tim yêu thương, một tấm lòng quảng đại để chúng con biết gieo tình người đầy yêu thương, bác ái và cảm thông đến cho mọi người. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG

Tôi rất thích câu" lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" trong kinh thú nhận mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc trước thánh lễ, thế nhưng trong cuộc sống thì luôn thường xa hiện thựclỗi tại tôi lôi thôi tại... người khác. Những người như thế thì chẳng khác gì: “Vịt nghe sấm”; hay “nước đổ lá khoai”, nên có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, trố mắt nhìn cũng chẳng thấy. Họ là những người không hề có thiện chí để cho Lời Chúa soi chiếu và hướng dẫn mình. Lời Chúa đến rồi lại đi như “khách bộ qua đường”, không để lại nơi tâm hồn họ điều gì cả, nên họ đâu có thấy điều gì sai lỗi mà phải sửa! Vì thế, chúng ta không lạ gì vẫn còn đó những người: “Bên ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.

Đoạn Tin Mừng hôm nay xem ra có vẻ khó hiểu. Vì khó hiểu, nên các môn đệ đã hỏi Đức Giêsu: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?". Sự khó chịu và thắc mắc này đã được chính Đức Giêsu trả lời cho các ông biết nguyên do:

Nghe mà không chú ý, suy gẫm; nghe mà không cảm thấy Chúa nói với mình để mà sám hối, sửa sai, thì cũng như người có tai mà không nghe.

Thứ năm tuần 16 thường niên
Lời Chúa: Mt 13, 10-17:

Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành". "Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".

Thái độ đón nhận Lời Chúa như thế, hẳn không bao giờ và không thể nhận ra Lời Chúa như là vị mật ngọt ngào hay như dòng suối mát cho tâm hồn. Ngược lại, họ coi Lời Chúa như một cái gì đó khó ưa, khó dùng, khiến tâm hồn không thể đón nhận, chỉ “vì lòng dân này đã ra chai đá”, nên không còn có chỗ cho Thiên Chúa ngự trị.

Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn mặc khải rằng: Nước Trời chỉ dành cho những người đơn sơ, chân thành và yêu mến. Vì họ là những người bé mọn, đơn thành nên đã có thì lại được đầy dư. Còn kẻ không có nghĩa là không tin như Kinh sư và Pharisêu, thì những cái đang có tức lòng tin truyền thống của họ cũng sẽ bị lấy đi, và mọi việc họ làm đều trở nên vô ích.

Với nhiều người ngày nay, có lẽ đức tin không đến nỗi quá cứng lòng như những Kinh sư và Pharisêu! Nhưng con người đang rơi vào tình trạng thờ ơ, dửng dưng, vô cảm với chính Lời Chúa và những nghĩa vụ liên quan đến đức ái qua anh chị em đồng loại. Đây có lẽ là điều nguy hiểm không nhỏ đến ơn cứu độ, bởi vì có thể nói: đây là căn bệnh “ung thư” thời đại mới nơi tâm hồn rất nhiều người.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho tâm hồn chúng con được trở nên đơn sơ, bé nhỏ để đáng được hiểu Lời Chúa mặc khải cho chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến Lời Chúa và mau mắn thi hành để đáng được hưởng ơn cứu độ. Amen.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

gieo gì gặt nấy!

Có một câu chuyện kể rằng: Có một đám cưới của đôi tân hôn nghèo miền quê. Nhưng họ muốn có một đám cưới thật linh đình. Họ mời mọi người trong làng đến tham dự. Họ muốn mọi người cùng góp phần làm cho tiệc rượu thêm phong phú. Họ xin mỗi người mang theo một ít rượu đổ chung vào chum để trước phòng tiệc. Tiệc cưới bắt đầu. Những người phục vụ lấy rượu đãi khách. Điều trớ trêu, trong chum chỉ toàn nước lạnh hoàn toàn không có rượu. Hoá ra người khách mời nào cũng nghĩ: Nếu thùng rượu có một ít nước lạnh của tôi hòa chung vào đó thì nào có ai để ý gì, rượu có bớt nồng độ chút ít có sao đâu. Nghĩ thế, nên thay vì đem chai rượu theo, họ mang theo chai nước lạnh. Giờ đây mọi người mới thấy không thể cùng mừng tiệc cưới với nhau mà chỉ uống nước lạnh thay rượu. Mỗi người e thẹn nhìn nhau không nói nên lời, nhớ lại câu nói "gieo gì gặt nấy" mà thấm thía về quả báo nhãn tiền. 
Kết quả hình ảnh cho đám cưới miền quê

Thứ Tư trong tuần 16 thường niên C
Mt 13,1-9:

1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.Người nói : "Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều ; nó mọc ngay, vì đất không sâu ; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. 8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả : hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. 9 Ai có tai thì nghe."

Thiên Chúa là người gieo giống. Ngài gieo những điều tốt lành. Ngài cũng muốn chúng ta được thừa hưởng hoa trái mà Ngài đã gieo vãi, miễn là chúng ta biết cộng tác với Ngài. Những người dự tiệc đã không cộng tác để cho bữa tiệc thêm ngon nên họ đã có bữa ăn nhạt nhẽo vô vị. Người ky-tô hữu muốn có một cuộc sống hạnh phúc cũng phải cộng tác vào ơn ban của Chúa. Ngay từ đầu tạo dựng, Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp, và Ngài cũng muốn con người tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa. Đáng tiếc, con người đã hành động theo ý mình, theo ý của ma quỷ nên thế gian đầy hiểm ác. Sự dữ đã trổ sinh. Cuộc sống chìm đắm trong khổ đau.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta: có gieo có gặt. Nhưng gặt hái nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào sự chăm sóc của chúng ta. Thiên Chúa gieo hạnh phúc vào tâm hồn con người, nhưng hạnh phúc đó chỉ đến khi chúng ta biết chăm sóc cuộc sống mình khỏi những ràng buộc của ma quỷ, khỏi những quyến luyến của đam mê bất chính. Đừng nghĩ rằng chỉ một chút tật xấu không đáng gì nhưng nó sẽ dẫn đến phạm tội tầy trời hơn.

Ước gì cuộc đời chúng ta luôn được thanh thoát khỏi những ràng buộc của danh lợi thú, của đam mê bất chính. Xin cho chúng ta luôn biết gieo vãi cây yêu thương để chúng ta gặt hái hoa trái của bình an và hạnh phúc.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Một giọt máu đào hơn ao nước lã...

Vụ án thảm sát 6 ngưới tại Bình Phước vừa được xét xử phúc thẩm tại Tp.HCM. Và một trong 3 bị cáo được sự quan tâm đông đảo nhất của người dân đó chính là Vũ Văn Tiến  (sơ thẩm tuyên án tử hình) với cơ hội mong manh thoát án tử, nhưng cuối cùng đã không có bất ngờ nào xảy ra.

Một vụ án gây phẫn nộ nhưng những giọt nước mắt ăn năn không còn cơ hội để sửa sai, dù rằng Vũ Văn Tiến bị khống chế và không ra tay sát hạt một ai, nhưng án tử vẫn là tử.

Trong suốt thời gian hơn 1 năm qua, hình ảnh người mẹ quê lam lũ chạy vạy khắp mọi nơi xin chữ kí của hàng ngàn người dân mong con mình thoát án tử, những bước chân nặng nề ấy, biết bao giọt nước mắt đã chảy xuống và có lẽ nước mắt của bà mẹ ấy đã không còn có thể lăn dài nữa mà uất nghẹn tận trong tim - những giọt nước mắt chảy ngược trong tim và bóp nghẹn trái tim bà.

Vũ Văn Tiến trước mặt Tòa án, trước mặt gia đình nạn nhân và mọi người là một tử tội, nhưng tận sâu thẳm trong trái tim người mẹ, tử tội ấy vẫn là một đứa con, một núm ruột mà bà mang nặng đẻ đau, để rồi dù con mình không còn cơ hội thoát án tử nhưng bà vẫn le lói một niềm hy vọng mong manh, để rồi...

Vu tham sat Binh Phuoc: Vu Van Tien khong thoat an tu hinh hinh anh 5

Hôm nay, lại một hình ảnh về thái độ xa lạ của người con đối với mẹ mình. Người con ấy chính là Chúa Giêsu đối với Đức Maria khi tuyên bố: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta"???

Thứ ba tuần 16 thường niên
Lời Chúa: Mt 12, 46-50:

Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: "Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".

Mỗi tác giả Tin Mừng đều có một lối giải thích về thái độ của Chúa Giêsu đối với gia đình của Ngài, và sự khẳng định về tình liên đới của Ngài đối với gia đình thiêng liêng gồm những ai thực thi ý Chúa. Ðối với thánh Marcô, thái độ của Chúa Giêsu được tỏ ra sau khi Chúa chọn Nhóm Mười Hai. Trong Nhóm Mười Hai đã có một cuộc tranh cãi sôi nổi về chuyện ai sẽ được ngồi bên tả hay bên hữu Chúa Giêsu; những người có họ hàng với Ngài dĩ nhiên nuôi nhiều hy vọng hơn. Chính trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu khẳng định trong Nước Ngài, quan hệ máu mủ ruột thịt không quan trọng bằng niềm tin; gần gũi với Ngài không đương nhiên là bà con ruột thịt, mà chính là những ai thực thi ý Chúa.

Trong Tin Mừng Luca, thì thái độ của Chúa Giêsu đối với gia đình ruột thịt của Ngài được ghi lại như một kết luận của toàn bộ những lời giảng dạy của Ngài về Nước Chúa, cũng như những điều kiện để thuộc về Nước Chúa. Như vậy, đối với Luca, chỉ có việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa mới thực sự làm cho con người được đi vào quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã đề cao thái độ của Mẹ Maria, để từ đó nói lên mối giây liên kết đích thực trong gia đình Giáo Hội mà Ngài sẽ thiết lập. Hầu hết các tôn giáo đều dựa trên gia đình như là cộng đoàn nền tảng nhất. Truyền thống khôn ngoan và luật Do Thái luôn đề cao tầm quan trọng của gia đình. Chúa Giêsu xem ra đã làm một cuộc cách mạng táo bạo khi xây dựng tôn giáo của Ngài, không dựa trên mạng lưới những quan hệ gia đình, mà trên nền tảng của sự tự do. Trong gia đình Giáo Hội, con người trở nên thân thiết với nhau, không nhất thiết nhờ máu mủ ruột thịt, mà do chính niềm tin.

Dĩ nhiên, gia đình tự nhiên vốn là nơi con người đón nhận và nuôi dưỡng đời sống đức tin; gia đình là trường học đầu tiên về cung cách làm người cũng như sự trưởng thành trong đức tin. Chúa Giêsu không bao giờ chối bỏ vai trò ấy của gia đình. Cộng đoàn xã hội, nhất là xã hội gia đình là môi trường cần thiết giúp con người đón nhận và phát huy đức tin.

Khi đề cao thái độ lắng nghe và thực thi Lời Chúa của Ðức Maria, Chúa Giêsu muốn chúng ta thấy rằng đức tin là sự gặp gỡ cá biệt giữa con người với Thiên Chúa, đó là cuộc gặp gỡ của mỗi người mà không ai có thể thay thế được. Càng sống Lời Chúa, càng đi sâu vào sự thân tình với Chúa, con người càng nhận ra tương quan của mình với tha nhân. Hai giới răn mến Chúa và yêu người gắn liền mật thiết với nhau là thế đó: người yêu mến Chúa một cách nồng nàn không thể không yêu thương người anh em của mình, trái lại, lòng bác ái đối với tha nhân cũng không thể không làm cho con người thêm gần gũi với Chúa hơn.

Ước gì chúng ta biết chạy đến với Ðức Maria như mẫu gương của lắng nghe và thực hành Lời Chúa; chạy đến với Người như người Mẹ thân thương của mỗi người, chúng ta cũng hãy đón nhận tha nhân như người anh em trong cùng một gia đình của Chúa.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

ÔNG TRỜI CÓ MẮT HAY KHÔNG?

Có một câu thơ được viết rằng:

Trời cho có mắt mà nhìn

Nhìn hoài, người vẫn không tin có Trời !

Trời làm đêm để nghỉ ngơi

Lên giường, người chẳng ngỏ lời tri ân !

Đây là lẽ thường tình. “Nhìn xem muôn vật ta nhận biết có Thiên Chúa”. Phải, mọi sự đều phải có cội nguồn, căn nguyên. Vạn vật phải có bàn tay của Đấng Tạo Thành. Tổ tiên Việt Nam cho rằng đó là Ông Trời. Người Công Giáo gọi là Thiên Chúa. Thế nên, con người phải quy về Đấng tạo thành để thờ lạy, để tạ ơn. Con người là loài vật duy nhất có thể thờ lạy và tạ ơn Đấng tạo hoá.

Thế nhưng, vẫn có những con người cố tình nhắm mắt làm ngơ. Dù rằng:

Trời cho có mắt mà nhìn,

Nhìn hoài, người vẫn không tin có Trời.

Họ không tin? Họ cố tình không tin? Có lẽ cả hai. Họ không muốn nhìn vào sự thật. Họ muốn loại trừ Thiên Chúa để họ hành xử theo tự do của mình. Họ không muốn nhận Thiên Chúa là Chúa của họ để họ không phải tạ ơn và thờ lạy. Thế nhưng, họ lại thờ ngẫu tượng. Họ lại tôn vinh một người phàm nào đó như thần thánh để tự an ủi mình. Họ tô son trát phấn trên một người phàm để tôn thành thần thánh theo ý họ. Họ cần một vị thần có thể đáp ứng nguyện vọng của họ.
Thứ Hai trong tuần 16 Thường Niên C
        Lời Chúa: Mt 12,38-42:
        38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su rằng : "Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ." 39 Người đáp : "Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na. 40 Quả thật, ông Giô-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy. 41 Trong cuộc phán xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng ; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa. 42 Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn ; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.


Người Do Thái năm xưa cũng cố tình không nhìn nhận sự thật. Họ đã thấy nhiều phép lạ nơi Chúa Giê-su. Họ có thể kiểm chứng sự kiện Chúa sống lại sau ba ngày. Nhưng họ đã đã đóng cửa lòng. Họ muốn một vì Thiên Chúa theo ý họ và làm theo ý họ. Chúa Giê-su đã không đáp ứng nguyện vọng của họ. Người đã không làm vua theo ý họ. Người đã tự nguyện đi vào khổ hình để cứu chuộc nhân gian. Họ đã thất vọng về cái chết của Người.

Con người ngày nay vẫn tìm cho mình một Thiên Chúa theo ý mình. Một Thiên Chúa làm nhiều phép lạ để an ủi mình, để phục vụ mình. Thiên Chúa đã không thể làm theo ý nhân loại. Ngài luôn dẫn dắt con người đi theo ý Chúa. Con người cần tiền, cần của cải, thế nhưng, Chúa lại đòi sống thanh thoát, khó nghèo. Con người đòi trường sinh bất tử, thế nhưng Chúa lại cho con người kiếp sống mong manh, giới hạn. Vì Ngài muốn: “tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa”. Thế nên, con người vẫn thất vọng về Ngài.

Xin cho chúng ta luôn có đủ đức tin để nhận ra Thiên Chúa trong thiên nhiên, trong vạn vật và trong từng biến cố cuộc đời. Xin đừng vì đam mê lầm lạc mà cố tình chối từ Thiên Chúa. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

LUẬT PHẠM PHẠM LUẬT


“Nhìn thấy thai phụ đang ngồi thở, tôi cảm thấy sự sống của bệnh rất mong manh. Vì thai nhi chưa tròn 29 tuần nên tôi cũng nói trước với người mẹ sẽ rất khó khăn. Khi đó bạn ấy chỉ nói ‘bác sĩ cứ cố gắng hết sức được đến đâu thì được, lấy ra được bé con em sẽ tự chiến đấu với đời”.

Đó là lời của Bác sĩ Nguyễn Liên Phương, Phó Trưởng khoa Sản bệnh lý - BV Phụ Sản Trung Ương sau ca mổ sinh con của bệnh nhân bị ung thư phổ giai đoạn cuối tối hôm 10.7.2016 vừa qua.

Bệnh nhân Đậu thị Huyền Trâm mang thai lần đầu được 11 tuần, Trâm thấy cổ nổi hạch nhưng cô gái trẻ ấy không nghề nghĩ mình lại bị ung thư. Đến tuần thứ 19, cô được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn.

Bác sĩ tư vấn nên đình chỉ thai nghén để điều trị bệnh hiệu quả hơn, nhưng biết mình đã không còn cơ hội nên cô quyết giữ lại con, hy vọng mình cầm cự đủ lâu để con có thể chào đời.

Đến tuần 27 thấy khó thở không thể chịu được, gia đình đưa Trâm vào Bệnh viện K. Nằm điều trị được gần 1 tuần, cô gái được chuyển tiếp lên khoa Hồi sức khi thấy biểu hiện khó thở tăng lên, các bác sĩ nhận thấy, sức chịu đựng của người mẹ đã đến giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng nên nhờ Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ.

Cảm động mẹ ung thư giai đoạn cuối mổ ngồi để cứu con - 1
Ngay lập tức, 2 kíp mổ và hỗ trợ sơ sinh được chỉ định sang Bệnh viện K thực hiện ca mổ.

Sau 30 phút em bé cất tiếng khóc, các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm, người mẹ cũng rơi nước mắt. Em bé được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh tiếp nhận cấp cứu, cho vào lồng ấp chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Cảm động mẹ ung thư giai đoạn cuối mổ ngồi để cứu con - 2

Tình yêu - nhất là tình yêu của người Mẹ dành cho con cái mình luôn cao vợi cho dù phải hy sinh tính mạng mình. Một hình ảnh vô cùng cảm động...

Thứ sáu tuần 15 thường niên
Lời Chúa: Mt 12, 1-8:
Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat". Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Đavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Đavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Đấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".

Ở đời chúng ta luôn đòi cái gì cũng tròn hảo. Chúng ta dễ bắt bẻ những lầm lỗi của nhau. Biết bao lần chúng ta đã không nhận ra tình yêu của tha nhân đang dành cho chúng ta. Chúng ta đòi cha mẹ điều này điều nọ. Chúng ta không hài lòng về lối sống của chồng, của vợ. Có lẽ, chúng ta đã sống thiếu tình yêu hay chúng ta đã không nhận ra tình yêu của những người thân đang dành cho chúng ta. Thế nên, chúng ta vẫn kết án lẫn nhau.

Những người biệt phái đã xem nặng lề luật đến mức độ thiếu tình thương. Họ không hề quan tâm đến cái đói nơi các môn đệ. Họ chỉ rình chờ sai lỗi để kết án mà thôi! Cuộc sống là vậy! Khi không có tình thương, thì mọi sơ hở nhỏ nhoi của anh em đều có thể bị chúng ta kết án. Chúng ta không quan tâm đến hoàn cảnh của anh em. Chúng ta không cảm thông nỗi thống khổ của anh em. Chúng ta chỉ quan tâm đến bản thân mình và tìm cách hạ bệ anh em.

Chúa Giê-su muốn “lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ”. Ngài muốn chúng ta lấy lòng nhân từ mà đối xử với nhau. Xin cho mỗi người ki tô hữu biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, chia sẻ những khó khăn vất vả đời thường và cảm thông cho nhau trong những sai lầm vụn vặt để chính mỗi chúng ta sẽ là hiện thân của lòng Chúa thương xót chứ không phải là những pharisieu giả hình giả nghĩa giữa xã hội hôm nay.  Amen


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Ách nhẹ gắng nặng!

Trong xã hội ngày nay, số người tự tử khá cao. Điều đáng nói là những người tự tử ở độ tuổi thanh thiếu niên lại nhiều nhất. Tại Nhật Bản, người ta ước tính cứ 16 phút lại có một người tự tử. Tự tử chiếm tỉ lệ cao hơn cả tại nạn giao thông ở đất nước này.

Tưởng rằng trận thua của tuyển Pháp trước Bồ Đào Nha ở chung kết Euro 2016 chỉ lấy đi nước mắt của người hâm mộ, nhưng không, dư âm còn nặng nề hơn.

Theo Mirror, anh Fidel Nikitin người Nga, 27 tuổi, đã quyết định tự sát sau khi thua toàn bộ số tiền cược trong trận chung kết Euro 2016. Theo đó, người quá cố đã dành tất cả số tiền để dành là 2.300 bảng để đặt cược vào chiến thắng của tuyển Pháp với hy vọng có thể xóa nợ. Tuy nhiên, Pháp thua Bồ Đào Nha với tỷ số 0-1 trong hiệp phụ.

Vì quá thất vọng và sầu não, anh Fidel Nikitin đã tìm đến cái chết. Người quá cố vốn là nhân viên bán điện thoại di động và có bằng đại học. Trước khi kết thúc đời mình bằng cách tự lao đầu vào xe lửa đi chuyến Ludzya-Izhevsk, anh Fidel Nikitin chỉ để lại thông điệp ngắn gọn trên mạng xã hội như sau: "Cảm ơn và hãy tha thứ cho tôi".
Mot CDV tu tu vi thua cuoc tran chung ket Euro hinh anh 1



Theo cảnh sát, anh Fidel Nikitin đã tự đâm mình vào tàu lửa mà không hề do dự, bất chấp nhận được hồi còi cảnh báo. Người lái tàu kể lại rằng, bản thân không có đủ thời gian để cho dừng đoàn tàu khi thấy anh Fidel Nikitin có ý định tự tử.

Trong khi đó, người thân của nạn nhân cũng tiết lộ Fidel Nikitin hoàn toàn xuống tinh thần và bị sốc khi chứng kiến Pháp thua Bồ Đào Nha. Trước đó, anh đã đi vay rất nhiều khoản nợ nhưng không có khả năng thanh toán. Vì vậy, Fidel Nikitin nghĩ rằng việc tham gia cá cược sẽ giúp bản thân xoá nợ. Song chính quyết định đó cũng kết thúc luôn sinh mạng chàng trai trẻ.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, người ta nhận thấy nhiều bạn trẻ bế tắc trong công việc, thất bại trong tình yêu, không tìm ra ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, nên đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Nói chung, họ thấy gánh nặng cuộc đời quá lớn, khiến không thể mang vác nổi, vì thế đành “hạ gánh buông trôi” cho dòng đời đưa đẩy.

Thứ năm tuần 15 thường niên
Lời Chúa: Mt 11, 28-30:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".

Hôm nay, Đức Giêsu mời gọi hãy mang lấy “ách” và “gánh” của Ngài để được bình an và hạnh phúc, vì “ách” của Ngài thì êm ái và “gánh” của Ngài thì nhẹ nhàng. Đồng thời Đức Giêsu cũng mời gọi mỗi chúng ta hãy học với Ngài vì Ngài hiền hậu và khiêm nhường trong lòng.
“Ách” của Đức Giêsu chính là sự “hiền hậu”, “khiêm nhường”. Khi mang lấy trong mình sự “hiền hậu”, “khiêm nhường”, chúng ta sẽ thấy mọi chuyện trở nên êm ái và nhẹ nhàng. Còn “gánh” của Đức Giêsu chính là “luật yêu thương”.
Trong đời sống của người tín hữu, chúng ta sẽ gặp không ít những khó khăn bên trong và bên ngoài. Khó khăn về thể lý lẫn tinh thần. Khó khăn về những hiểu lầm, cố chấp, bất công. Khó khăn về sự chung thủy... Những cái đó chính là những “ách” và “gánh” của cuộc đời.
Khi mang “ách” và “gánh” cuộc đời như vậy, chúng ta cảm thấy nặng nề và muốn buông xuôi, bỏ cuộc, bởi vì chúng ta đối diện và phải mang cái “ách” đó bằng sự kiêu ngạo, tự phụ, ích kỷ chứ không phải là hiền hậu và khiêm nhường theo tinh thần của Chúa. Hơn nữa, “gánh” của cuộc đời mà chúng ta vẫn mang theo chính là sự bảo thủ, ghen ghét, không thông cảm và cố chấp chứ không phải là “luật yêu thương”!
Mong sao mỗi chúng ta hãy mang lấy “ách” và “gánh” của Đức Giêsu và hãy học cùng Ngài để được bình an.
Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống, chúng con luôn phải đối diện với những lo toan như cơm, áo, gạo, tiền, khiến đôi khi chúng con cảm thấy nặng nề và thất vọng. Xin Chúa ban cho chúng con biết đến với Chúa để được Chúa cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Amen.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Mạc khải cho kẻ bé mọn

Trên chuyến xe lửa tiến về Paris, một anh sinh viên trẻ ngồi bên cạnh một cụ già. Sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và từ từ chìm đắm trong việc cầu nguyện.

Anh sinh viên nhìn cụ già với vẻ khinh bỉ. Một lát sau anh nói: – Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí à?

Cụ già thản nhiên đáp:

– Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Anh sinh viên cười ngạo nghễ rồi nói:

– Lúc còn con nít tôi có tin. Nhưng bây giờ khoa học đã mở mắt cho tôi và tôi không thể tin được nữa. Ông hãy quăng xâu chuỗi ấy đi và hãy học hỏi những khám phá mới, ông sẽ thấy những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan.

Cụ già khiêm tốn hỏi:

– Cậu vừa nói về những khám phá khoa học mới. Cậu có thể giúp tôi hiểu được những khám phá ấy?

Anh sinh viên hăng hái trả lời:

– Được chứ. Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng ông những cuốn sách khoa học rồi ông sẽ thấy sự phong phú kỳ diệu của nó.

Cụ già rút trong túi ra một tấm danh thiếp và đưa cho anh sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, anh thanh niên tái mặt và lặng lẽ cúi đầu đi sang toa khác, bởi vì trên tấm danh thiếp có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris. Ông Louis Pasteur là một nhà bác học đã có nhiều phát minh trong lãnh vực hóa học và sinh vật học. Chính ông đã tìm ra thuốc chích ngừa bệnh chó dại. Dù thông thái như thế, nhưng ông vẫn khiêm tốn nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, vẫn nỗ lực tìm kiếm Chúa để sống gắn bó với Người. Vì thế ông đã nghe được tiếng Chúa và đón nhận được những mặc khải của Người.

Còn anh sinh viên kia khả năng và sự hiểu biết không được bao nhiêu, nhưng đã tỏ ra kiêu căng tự phụ về sự hiểu biết ấy. Sự kiêu căng của anh đã che khuất đi khuôn mặt của Thiên Chúa, đã làm át đi tiếng nói của Người trong tâm hồn anh. Chính vì thế anh đã không thể nhận ra dung mạo của Thiên Chúa, không nghe được tiếng nói của Người trong cuộc đời mình.

Thứ tư tuần 15 thường niên
Lời Chúa: Mt 11, 25-27:

Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".

Kết quả hình ảnh cho kẻ bé mọn


Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đưa con người xa rời Thiên Chúa, do người ta tự hào về những thành quả khám phá của họ. Sự giàu sang, tự hào, kiêu căng… làm cho đôi mắt đức tin của họ không nhận ra mặc khải của Thiên Chúa.

Thiên Chúa yêu thương những người bé mọn, khiêm tốn vì họ chỉ biết cậy trông vào Chúa và xem mình không là gì trước mặt Chúa. Bé nhỏ trở thành điều kiện để được Chúa cho biết mầu nhiệm nước trời. Dầu là những người thông thái, biết nhiều hiểu rộng thì cũng phải trở nên bé nhỏ mới biết được Thiên Chúa. Vì chỉ nơi những tâm hồn khiêm tốn, con người mới tìm gặp vị Vua của cõi lòng.

Lạy Chúa, xin cho con khiêm nhu bé nhỏ để con dễ tìm gặp Ngài, và để con trao phó vào tay Chúa tất cả cuộc đời con. Amen!

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC ƠN THA THỨ

Sự cố ngày 11-09-2001 tại nước Mỹ khi tòa nhà tháp đôi sụp đổ và cướp đi sinh mạng của biết bao nhân tài đã làm cho cả thế giới phải sững sờ! Tại sao một đất nước nổi tiếng về an ninh, khoa học... lại để xảy ra biến cố đáng tiếc này? Sau hàng loạt những câu hỏi nhằm thỏa mãn sự thắc mắc tự nhiên của con người, thì câu hỏi quan trọng nhất và cũng là gốc rễ, căn nguyên của vấn đề được đưa ra, câu hỏi đó là:“Tại sao Thiên Chúa cho phép xảy ra một thảm họa kinh hoàng như vậy?” Và người ta nhận được câu trả lời của một người dân: “Tôi nghĩ Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, bởi vì từ nhiều năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học và đời sống của chúng ta. Như thế, chúng ta làm sao có thể mong Chúa can thiệp khi ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình!”.

Kết quả hình ảnh cho sự kiện 11.9 tại Mỹ

Thứ ba tuần 15 thường niên
Lời Chúa: Mt 11, 20-24

Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: "Hỡi Côrôzain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.

"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".

Thật vậy, tội lớn nhất của con người ngày hôm nay chính là tội không tin có Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa có thật, thì người ta cũng muốn loại bỏ Ngài ra khỏi cuộc sống. Vì thế, đã có một thời người ta tuyên bố rằng: “Thiên Chúa đã chết”. Đã có lần người ta lên tới cung trăng rồi bảo rằng: “Chẳng có Thiên Chúa đâu cả!”. Và cũng có một thời người ta cho rằng: khoa học tiến bộ sẽ là lời giải đáp cho mọi vấn đề, và lúc đó, khoa học sẽ trở thành nấm mồ chôn vùi Thiên Chúa!

Thật vậy, con người ngày nay ảo tưởng và ngây ngô khi nghĩ rằng: “Một tay che kín cả bầu trời” nên không cần có Thiên Chúa nữa. Họ muốn loại bỏ tôn giáo và tự tin trong thế giới thực nghiệm. Nền tảng của họ được xây dựng thuần túy trên những phát minh khoa học. Đây là những lựa chọn sai lầm.

Nên biết rằng: Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất của mọi vấn đề. Lời Chúa phải là nền tảng để khám phá, xây dựng và phát minh. Một nhà nghiên cứu khoa học chân chính sẽ nhận ra quyền năng của Thiên Chúa ngay trong công trình khảo cứu của mình. Thật vậy, chính nhà bác học Newton đã nhìn nhận: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi!”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sám hối để được ơn tha thứ. Phải từ bỏ thái độ chai lỳ, vô ơn và bất kính trước những ơn lành mà Ngài đã ban xuống trên cuộc đời, trong gia đình, nơi Giáo xứ và ngoài xã hội. Đừng giả điếc làm ngơ; đừng kiêu ngạo, tự phụ và ích kỷ, khiến cho Lời Chúa bị bóp nghẹt và không trổ sinh hoa trái được.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho chúng con. Xin cho chúng con biết sám hối, nhạy bén để nhận ra thánh ý Chúa và mau mắn thi hành để khỏi bị khiển trách như dân thành Khoradin, Bethsaiđa và Capharnaum. Amen.

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Chữa tận căn



Có một câu chuyện tưởng tượng, tiếp nối dụ ngôn người Samaria nhân hậu, đại khái như sau: Sau khi đã tận tình cứu giúp nạn nhân bị bọn cướp đánh và bỏ rơi, người Samaria này lại có dịp đi từ Giêrusalem xuống Giêricô. Lần thứ hai này, ông cũng gặp một nạn nhân khác và như lần đầu, ông cũng lại ra tay cứu giúp. Và rồi tiếp theo trong những lần có dịp đi qua con đưởng đó, ông đều gặp nạn nhân và đều cứu giúp, cho đến một ngày kia là lần thứ 2222, khi đến chỗ thường xảy ra những vụ cướp bóc, ông cũng lại gặp một nạn nhân. Như thường lệ, ông xuống lừa, băng bó vết thương. Xong xuôi đâu đó, ông đặt nạn nhân lên lưng lừa. Với thời gian, con lừa của ông dường như cũng quen đường cũ, đem nạn nhân đến quán trọ. Nhưng lần này ông chủ quán chỉ thấy nạn nhân nằm trên lưng con lừa cũ mà không thấy người Samaria đâu. Hơi ngạc nhiên, nhưng ông chủ quán vẫn tiếp tục chăm sóc nạn nhân như thường lệ. Điều mà ông chủ quán không ngờ mãi đến lần 2222 người Samaria mới có sáng kiến giúp các nạn nhân đến nơi đến chốn. Để giải quyết tận gốc rễ, ông đã tìm đến sào huyệt của bọn cướp với hy vọng thuyết phục họ, hoặc nếu được thì giúp đỡ để họ có thể trở về sống một cuộc đời lương thiện, từ bỏ những hành động trộm cướp và giết người.

Kết quả hình ảnh cho chúa nhật 15 thường niên c

Chúa Nhật tuần 15 thường niên năm C.
Lời Chúa: Lc 10, 25-37:

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy".Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

Trong cuộc sống, rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những người đau khổ, nghèo đói, bệnh tật. Có thể là chúng ta đã đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ như thầy tư tế và lêvi. Có thể là chúng ta cũng đã giúp đỡ họ một cách đại khái cho qua lần đoạn lượt bằng một lời chào, bằng một nụ cười, bằng một sự an ủi khích lệ hay bằng một vài ngàn đồng bạc làm phúc bố thí, nhưng có lẽ chưa một lần chúng ta dừng lại, suy nghĩ và tìm hiểu xem chúng ta phải làm những gì để chữa tận căn, để diệt tận gốc, hầu đem lại cho họ sự bình an và hạnh phúc đích thực.

Người Samaria đã lặn lội tìm vào tận hang ổ của bọn cướp, để xóa đi sự hiện diện của họ, vốn đã từng gieo rắc kinh hoàng và khổ đau cho nhiều người. Còn chúng ta thì sao?

Gặp một người nghèo túng, thay vì cho họ một số tiền nào đó, chúng ta có thể chỉ bảo cho họ một nghề nghiệp, nhờ đó mà họ sẽ tự túc tự cường, tự mình kến sống. Gặp một gia đình bất hòa, thay vì đưa ra những lời khuyên một cách chung chung, chúng ta có thể tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra sự bất hòa đó, để rồi tìm cách xóa bỏ cái nguyên nhân ấy đi. Đây là một việc làm không mấy dễ dàng, thế nhưng, để sự giúp đỡ của chúng ta thự sự mang lại lợi ích cho người khác, liệu chúng ta có cùng với họ xóa bỏ tận gốc rễ nguyên nhân làm cho họ phải khổ đau hay không?

http://www.giaophanlongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20160709062059