Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Hãy đón nhận

Luồng gió mới mang tên " Đinh La Thăng" đã, đang và luôn là từ khóa có thể nói được người dân Việt đặt niềm tin trong sự hy vọng phục hưng lại Thành phố Hồ Chí Minh, vốn được mệnh danh "Hòn ngọc Viễn Đông" trong quá khứ.

Thật khó để người dân Việt đặt niềm tin vào một quan chức nào đó trong hệ thống chính trị vốn rất "mị dân" xã hội chủ nghĩa này, nhưng ít ra một luồng gió lạ như Bí thư Nguyễn Bá Thanh - Đà Nẵng hay nay là Đinh La Thăng tựa như một tia hy vọng để người dân bám víu, dù rằng "một cây làm chẳng nên non..."

Bí Thư Đinh La Thăng vốn nổi tiếng từ hồi làm Bộ Trưởng Bộ Giao Thông vận tải, nay lại đứng vào hàng ngũ người đứng đầu một thành phố đông dân nhất nước, một thành phố năng động và luôn đứng đầu trong các mặt. Và không cần những bài diễn văn, những buổi lễ chúc mừng vô thưởng vô phạt, nhưng hành động, hành động vì dân, hãy hành động bằng việc làm cụ thể, bằng những việc nhỏ nhất và chưa đầy 1 tháng sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông Thăng đã, đang giải quyết được biết bao việc "cỏn con" mà các cấp chính quyền đương nhiệm "than khó"!

Người dân Thành phố HCM đón nhận, hy vọng và đặt niềm tin vào Ông Thăng cũng như sự kì vọng phục hưng một Sài gòn hoa lệ, một "Hòn ngọc Viễn Đông" của hiện tại và tương lai!

THỨ HAI TUẦN 3 MÙA CHAY
(Lc 4,24-30):

Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê nhà của mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Sarepta miền Siđôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Êlisa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Syria thôi.” Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

THỨ HAI TUẦN 3 MÙA CHAY

"Con quan thì lại làm quan, con sư ở chùa thì quét lá đa"! Một hiện thực phũ phàng từ thời kì phong kiến đến xã hội chủ nghĩa hiện nay trong xã hội chúng ta, người tài giỏi bị áp bức, người ngu đần lãnh đạo đất nước và có lẽ thực trạng mua quan bán chức thì Việt Nam luôn đứng hàng thứ 1.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng có một thực trạng nhóm người Do Thái đã tìm cách hãm hại Chúa Giê su khi Chúa lên tiếng chê trách niềm tin của họ. Tự mãn với chính mình mà không chịu mở lòng đón nhận khiến người Do Thái đã mất đi Chúa Giêsu – nền tảng của niềm tin. Cũng vậy, nếu Kitô hữu chỉ đóng khung trong một nghi thức, luật lệ, thì sớm muộn gì họ cũng xa cội nguồn sự sống, vì sống là gì nếu không phải là một luân lưu trao đổi. Con người sẽ chết khi hệ tuần hoà không lưu chuyển, hệ thần kinh không vận động. Đời sống đức tin cũng đòi hỏi một sự luân lưu trao đổi với Thiên Chúa và với anh em.

Chính con cũng bao lần từ chối Chúa khi con từ chối giúp đỡ anh em. Con đã đẩy Chúa ra khỏi tâm hồn khi con ngụp lặn trong đam mê tội lỗi, khi con không chịu hồi tâm, không chịu ăn năn sám hối để trở về với Chúa. Con cũng đã không đón nhận Chúa khi con không chấp nhận Ý Chúa mà chỉ muốn Chúa đáp ứng lời con cầu nguyện theo ý con. 

Lạy Chúa, xin tha thứ những lỗi lầm của con và xin cho con luôn mở rộng tâm hồn để đón tiếp Chúa. Xin ban cho con một trái tim yêu thương biết đón nhận Chúa nơi anh em, để trong từng giây từng phút của ngày sống, trong từng công việc dù nhỏ bé, mọn hèn, con đều có Chúa hiện diện bên con. Amen

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

tai họa và tội lỗi!

Thông tin 3 du khách người Anh du lịch tại Đà lạt và tử nạn khi tham gia trò chơi mạo hiểm đu dây vượt thác Datanla có lẽ là tin "hot" nhất ngay tại thời điểm này.
Theo tin tức trên báo Dân trí, chiều 26/2, tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, lực lượng cứu hộ Cảnh sát PCCC tỉnh đã vớt được thi thể của 3 du khách nước ngoài bị tử nạn khi tham gia du lịch mạo hiểm tại thác Datanla (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng).

Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào đầu giờ chiều cùng ngày, khiến 3 du khách người Anh gồm 2 nữ, 1 nam tử vong. Địa điểm xảy ra tai nạn nằm trong tuyến thác Datanla, ở khu vực rừng núi thuộc đèo Prenn, cách TP. Đà Lạt chừng 5km.

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường để xử lí hậu quả của sự việc.

Đến hơn 16h, lực lượng chức năng đã vớt được 2 nạn nhân (gồm 1 nam, 1 nữ). Thi thể nạn nhân nữ đã được đưa ra xe y tế. Đến 16h30, thi thể nạn nhân thứ 3 đã được tìm thấy. Thi thể của 2 nạn nhân tìm thấy trước đó đã được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. 

Ông Bùi Đức Rô, Phó trưởng Công an TP.Đà Lạt cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do các nạn nhân bị trượt chân ngã xuống thác dẫn đến tử vong. Vị trí du khách gặp nạn được xác định thuộc khu vực hạ lưu thác số 4 của Khu du lịch thác Datanla.

Theo tin tức trên báo Vietnamplus, 3 du khách này đang đi theo tour khám phá thác do Công ty du lịch Đam Mê (đường Trương Công Định, thành phố Đà Lạt) tổ chức. Đặng Văn Sỹ (SN 1990, quê Gia Lai), người dẫn 3 du khách vào khu vực thác Datanla đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Chúa Nhật tuần 3 Mùa Chay năm C.
Lời Chúa: Lc 13, 1-9:

Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".

Ngài nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: "Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".

Kết quả hình ảnh cho chúa nhật 3 mùa chay c

Tất cả chúng ta, ai cũng thích nghe tin tức. Ngày nào không đọc báo, không xem tin tức, truyền hình, chúng ta cảm thấy như thiếu một cái gì. Có những tin tức làm xúc động dư luận quần chúng và người ta bàn tán, có khi còn đặt câu hỏi: Vì sao Chúa để xảy ra như vậy?

Hôm nay, trong bài Phúc Âm, có hai bản tin sốt dẻo, hai tai nạn làm xao động dư luận và người ta đem kể lại với Chúa với thâm ý xin Ngài vạch công tội.

Một là tin vị Tổng trấn Lamã, ông Philatô, vốn nổi tiếng có bàn tay sắt, vừa ra lệnh hạ sát một nhóm người Galilê nổi loạn, tại chính trong Đền thờ và lấy máu của họ hòa lẫn với vật tế sinh. Hai là mẩu tin ngọn tháp Siloê đổ, chôn sống 18 người. Họ đem kể lại với dụng ý xin Chúa vạch rõ ai là người có tội.

Dân chúng, xưa cũng như nay, vẫn có quan niệm rằng họa đâu thì tội đó. Và khi nói đến tội, người ta nghĩ đến tội kẻ khác hơn là tội của mình. Và khi không đổ cho kẻ khác được thì lại đổ vào…Thiên Chúa. “Vì sao Chúa để như vậy?” Hôm nay, quần chúng qui tội cho nạn nhân và những người liên hệ. “Tội của chúng nó hay của cha ông chúng nó?”

Chúa Giêsu dùng diệp này để nói với họ và qua họ, với chúng ta rằng: “Nếu chúng ta không ăn năn trở lại thì chúng ta cũng sẽ chết tất cả”.

Đây là lời kêu gọi sám hối. Đây là tất cả Tin Mừng rao giảng: Hãy ăn năn trở lại, hãy từ bỏ tội lỗi, quay về với Thiên Chúa.

Việc “trở lại” là vấn đề quan trọng sinh tử của mỗi người, nên Chúa còn nhấn mạnh sau đó trong dụ Ngôn Cây Vả. Có thể trước mặt thính giả gió chiều đang đong đưa cành lá một cây vả xanh tươi. Nhưng đã ba năm rồi, nó không sinh quả. Chủ nhân đang muốn chặt nó đi, để nó khỏi chiếm đất và quăng vào lửa. Nhưng có người ngăn can xin để thêm một năm nữa…may ra.

Dụ ngôn trực tiếp ám chỉ dân Do-Thái, dân được tuyển chọn nhưng lại giả điếc làm ngơ, tìm cách giết hại Chúa. Nhưng dụ ngôn cũng hướng về chúng ta… Chúa cũng cho chúng ta sống thêm chuỗi ngày năm tháng… may ra… Nếu chúng ta không ăn năn trở lại thì chúng ta cũng bị đốn ngã và đem ném vào lửa đời đời. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô cũng tha thiết kêu gọi sự ăn năn trở lại và sống gương mẫu. “Ai tưởng mình đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã”. ( Cố LM. Hồng Phúc)

Lạy Chúa, lời kêu gọi ấy, chúng con xin đón nhận.

Mùa Chay là mùa sám hối, xin Chúa giúp chúng con sống tinh thần chay tịnh: MISERERE MEI – Xin thương xót chúng con là kẻ tội lỗi. Amen.


Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Biến hình!

Một câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ kể lại rằng, có một gia đình khỉ sống trong một khu rừng rậm. Trời buốt gía, lũ khỉ run rẩy vì lạnh. Chúng gom một ít củi khô để đốt hầu sưởi cho bớt rét. Một con đom đóm bay sà tới. Con khỉ đầu đàn tóm lấy và đặt vào giữa đám củi khô, vì đám khỉ tưởng đó là ánh lửa. Cả gia đình khỉ đều túm lại và phùng mang trợn má thổi mạnh. Nhưng con đom đóm mãi mãi vẫn chỉ là đom đóm, chứ không phải là ngọn lửa. Một con chim bay ngang qua nói với lũ khỉ: “Này các bác ơi, đó chỉ là con đom đóm chứ có phải là ngọn lửa đâu”. Bầy khỉ không nghe, bắt lấy con chim và đập chết. Sáng hôm sau, người ta thấy cả gia đình nhà khỉ nằm chết cóng bên đống củi khô cùng với xác của một con đom đóm.

Trong cuộc sống đời thường của chúng ta, có rất nhiều con đom đóm xuất hiện mà chúng ta cứ ngỡ tưởng là ngọn lửa thật. Đó là những con đom đóm của tiền bạc, của danh vọng, của những lạc thú trần gian. Nếu cứ bám mãi vào những con đom đóm đó, chúng ta sẽ chết một cách nghiệt ngã giống như đám khỉ trong câu chuyện nêu trên. Muốn thoát ra khỏi ánh sáng lập lòe của những con đom đóm giả hiệu này, chúng ta phải lột xác, phải biến hình với Chúa Giêsu, tức là phải đi vào cuộc biến đổi nội tâm một cách triệt để.

Lời Chúa: Lc 9, 28b-36
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.


CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY C: TỪ THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG


Cha Phanxicô Amberat đã so sánh: “ Giống như một đám mây bị xé ra cho thấy ánh mặt trời rực rỡ, việc Chúa biến hình cũng xé toang đám mây trong kiếp người hèn hạ của Đức Giêsu để 3 môn đệ được chiêm ngắm vinh quang bị che dấu nơi Ngài.”

Có nhiều ảo thuật gia tài ba như Coperfield đã khéo léo sử dụng kỹ xảo để đánh lừa thị giác con người, ví dụ biểu diễn màn ảo thuật chặt đôi thân xác, hay đi xuyên qua tường hoặc làm biến mất ngọn tháp Eiffel.. Thế nhưng, đó chỉ là xảo thuật nhờ những kỹ thuật hiện đại. Trong các câu chuyện cổ tích, người ta vẫn hay tạo ra những nhân vật có phép thần thông biến hóa như Tôn Ngộ Không chẳng hạn. Song, cuộc biến hình của Đức Giêsu không phải là một màn ảo thuật. Đây cũng không phải là một câu chuyện hoang đường mang tính giả tưởng. Đức Giêsu là một ‘Thiên Chúa - Người’, một vị Thiên Chúa đầy quyền năng nhưng lại ẩn dấu thiên tính cao sang trong dáng dấp của một người phàm thấp kém. Ngài tự bản tính là Thiên Chúa hằng sống, Đấng không bao giờ phải chết, nhưng lại mang thân phận con người vốn hay chết. Đó là một nghịch lý vĩ đại, không phải thách đố đầu óc suy lý con người, nhưng đây chính là lời mời gọi đức tin để chúng ta mạnh dạn tiếp bước dấu chân của Đức Giêsu trên con đường tiến về núi sọ. Mùa chay là thời gian tôi luyện giúp chúng ta tiến sâu vào cuộc hành trình này.

Biến cố Chúa hiển dung trên núi Thabor được cả 3 thánh ký Tin mừng nhất lãm thuật lại. Sau khi Đức Giêsu loan báo về cái chết và sự thống khổ mà Ngài sẽ phải trải qua, một bầu khí u ám bao trùm trên các học trò. Vì vậy 6 ngày sau, Đức Giêsu dẫn 3 môn đệ thân tín lên núi cao và biến hình trước mặt các ông, để các ông được tận mắt mục kích vinh quang sáng chói nơi Ngài. Sứ điệp mà Đức Giêsu muốn ngỏ trao cho các môn đệ, là hãy can đảm đối diện mầu nhiệm Thánh giá, vì con đường Thập giá sẽ dẫn đến vinh quang. Tương tự như thế, thánh Phaolô cũng đã khẳng định : “Những ai cùng chết với Người, sẽ được cùng Người sống lại trong vinh quang” (2Tm 2, 11).

Biến cố biến hình mà phụng vụ hôm nay gợi nhắc nêu bật tính phản diện ấy. Trên núi cao, ba môn đệ sung sướng mở to đôi mắt để ngắm nhìn vinh quang chói sáng nơi Đức Giêsu. Nhưng khi đối diện trước viễn ảnh Thập giá nơi vườn cây dầu, cả ba vị lại yếu đuối khép chặt đôi mắt trong giấc ngủ sâu, không thể cùng thức với Thầy mình dù chỉ một tiếng. Một Phêrô đã cao hứng xin dựng 3 lều, lại là một anh học trò nhát đảm đã 3 lần chối Chúa. Trong biến cố đầu tiên, cả 3 vị vui mừng phấn khởi, nhưng trong biến cố sau, cả 3 đệ tử nghĩa thiết đều đã nhát đảm thoái lui. Tính phản diện này cũng được thánh Phaolô lột tả khi Ngài viết : “ Có những điều tôi muốn làm nhưng tôi đã không làm, ngược lại có những điều tôi không muốn làm, nhưng tôi lại cứ làm”

Trong cuộc hành trình nội tâm mà Giáo hội gợi nhắc chúng ta suốt mùa chay này, chúng ta phải nhận ra tính phản diện ấy nơi mỗi người để can đảm đi vào cuộc chiến đấu thiêng liêng. Con người chúng ta ai cũng có những yếu đuối và sa ngã, nhưng không sao, Chúa Giêsu luôn ở với ta và Ngài sẽ nói với chúng ta như đã từng ngỏ lời với Phaolô: “Ơn Thầy thì luôn đủ cho anh.” (2 Cor 12, 9).

Chúa biến hình trên núi cao, cũng mời gọi chúng ta ở dưới đất thấp, hãy can đảm lột xác, biến đổi nội tâm cách triệt để. Sự biến đổi ấy là điều kiện cần thiết để chúng ta tiếp nối dấu chân của Đức Giêsu, và cùng bước đi với Ngài trên con đường Thập giá.

Lm. GB. Trần Văn Hào SDB

KHUÔN MẶT NÀO ĐƯỢC CHÚA HIỂN DUNG?

Suy niệm Chúa Nhật 2 Mùa Chay C:

Lời Chúa: Lc 9, 28b-36:


Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.

CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY C: KHUÔN MẶT NÀO ĐƯỢC CHÚA HIỂN DUNG?



Khuôn mặt nào được Chúa hiển dung trên núi Ta-bo?

Trên núi Ta-bo Đức Giê-su đã hiển dung khuôn mặt chói lọi của Người trước mặt ba môn đệ được chọn lọc; tuy nhiên hình như khuôn mặt hiển dung ấy vẫn còn đậm nét ‘Cựu Ước’, lý do là vì các môn đệ đều là người Do Thái. Một Thiên Chúa của Cựu Ước phải có dung mạo uy nghi sáng láng, thân thể Người phải tỏa chiếu hào quang. Và hình như để nhấn mạnh hơn nữa nội dung Cựu Ước, xuất hiện hai nhân vật tiêu biểu là Mô-sê và Ê-li-a tới đàm đạo với Người. Có điều dung mạo Cựu Ước đó lại không phải là điều Đức Giê-su muốn thực sự tỏ lộ và muốn cho các môn đệ ghi nhận, dù các ông có là người Do Thái đi nữa; vì thế Người đã thẳng thừng từ khước lời các ông đề nghị được duy trì lâu dài dung mạo đó; “Thưa thày, chúng con ở đây, thật là hay. Chúng con xin dựng ba cái lều”.

Biến cố hiển dung được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm tường thuật với một số chi tiết khác nhau, nhưng xét về nội dung thì căn bản tương đồng. Nội dung của nó là: cuộc hiển dung trên đỉnh Ta-bô không phải là trọng tâm hay mục tiêu mà chỉ mang tính biểu tượng, dùng để chuẩn bị cho một biến cố khác. Hiển dung Ta-bô chỉ là tiền đề cho một cuộc hiển dung khác sẽ xảy ra sau này còn quan trọng và vinh hiển hơn rất nhiều. Quả thực cả ba trình thuật đều xác định thời gian hiển dung có liên quan tới một lời công bố quan trọng: 06 ngày theo Mát-thêu và Mác-cô, hay khoảng 08 ngày theo Lu-ca, ‘sau khi nói những lời ấy’. Lời công bố ấy mới chính xác là điều Đức Giê-su muốn bày tỏ, hay diện mạo mà Người thực sự muốn hiển dung: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” Lời công bố không nhằm chuẩn bị các môn đệ cho sự kiện hiển dung trên núi Ta-bô, ngược lại là đàng khác; hiển dung Ta-bô giải thích ý nghĩa của lời công bố: sự chết và sống lại của Đức Giê-su mới chính là diện mạo, là vinh quang đích thực của Thiên Chúa, diện mạo và vinh quang mà sự sáng láng chói lọi bên ngoài chỉ là phác họa; “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành mà Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem”. Cuộc xuất hành được đề cập tới lúc đó chính là cái ‘chết và sống lại của Đức Giê-su’, đây mới là cao điểm của lịch sử Thiên Chúa biểu lộ dung mạo đích thực của Người: một Thiên Chúa cứu độ, một Thiên Chúa xót thương những con người tội lỗi. Đức Ki-tô đã từng gọi Thập Giá Can-vê là giờ phút Người được tôn vinh: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12:23). Và không phải chỉ tôn vinh bản thân cứu độ của Người, mà còn tôn vinh chính Chúa Cha: Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!” (Ga 12:28).

Tuy nhiên hiển dung của lòng thương xót cứu độ mà Thiên Chúa biểu lộ qua Thập Giá và Phục Sinh của Đức Ki-tô Giê-su thì chỉ ai có con mắt đức tin mới chiêm ngưỡng được. Phê-rô đã từng ngây ngất trước vinh quang của Ta-bô bao nhiêu, thì lại càng bị vấp phạm trước vinh quang của Thập Giá bấy nhiêu: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thày gặp phải chuyện ấy!” (Mt 17:22); ngay cả các môn đệ khác cả khi Đức Giê-su tiên báo cuộc thương khó của Người tới lần thứ ba, “các ông không hiểu gì cả; đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18:31-34).

Như vậy, cho dầu Lời Chúa có trình bày quang cảnh hoành tráng của cuộc hiển dung trên đỉnh Ta-bô, Ki-tô hữu biết rõ: mình không được dừng lại ở đó. Cặp mắt đức tin của họ phải hướng về đỉnh Can-vê hơn là Ta-bô, vì nơi Thập Giá Đức Giê-su chết treo Thiên Chúa mới thật sự biểu lộ dung mạo đích thực của Người: đó là một khuôn mặt đầy nhân ái cứu độ; dừng lại và dựng ba lều trên đỉnh Ta-bô là một cám dỗ, nếu không nói là phản bội niềm tin đích thực; “Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.” (Mc 9:9)

Mùa Chay là thời gian để Ki-tô hữu chúng ta khám phá, chiêm ngắm và đi vào vinh quang đích thực của Thập Giá! Hiển dung Ta-bô không phải là đích đến, mà chỉ là bước đầu chập chững của niềm tin. Hội Thánh muốn dẫn mọi Ki-tô hữu đạt tới vinh quang của Thập Giá, chiêm ngưỡng dung mạo chói lọi của một Thiên Chúa đầy xót thương mà Cựu Ước đã không hề biết đến. Cuộc hành trình đức tin này, bất cứ tín hữu nào cũng phải làm, bắt đầu từ Phê-rô thủ lãnh cho tới tất cả các môn đệ Ki-tô, các tín hữu mọi thời đại, các linh mục và tu sĩ…, nói chung là hết thảy mọi người. Và Mùa Chay là thánh vì là thời gian để chúng ta chuẩn bị tâm hồn và củng cố niềm tin để đón nhận và chiêm ngưỡng dung mạo chói lọi của Thập Giá, nơi đó Thiên Chúa hiển thị tình yêu nhân ái cứu độ của Người. Ngoài Đức Giê-su chịu đóng đinh, sẽ không còn dung mạo nào khác mà Thiên Chúa muốn hiển thị; ngay cả Đức Ki-tô phục sinh khải hoàn cũng vẫn luôn mãi là Đấng Chịu Đóng Đinh: ‘Người cho các ông xem tay và cạnh sườn…’ (Ga 20:20). Quả thật ‘Crux est lux’,chứ không phải ‘Per Crucem ad lucem’!

Lạy Chúa, trên thiên đàng con không mong được chiêm ngưỡng ‘thánh nhan vinh hiển’ Chúa! dung nhan mà con mong được chiêm ngưỡng ngay bây giờ, trong giờ chết, và cho đến mãi muôn đời, là dung nhan của Thập Giá nói lên Thiên Chúa yêu thương và cứu độ. Tạ ơn Chúa vì trong cái chết lâm sàng vào cuối năm 2007, khi đó con đã không nhìn thấy ánh sáng chói lọi nào ngoài sự êm dịu của lòng từ nhân. Xin cho con bao lâu còn sống, như Phao-lô, con không muốn biết tới bất cứ một đấng Ki-tô nào khác, ngoài Đức Ki-tô chịu đóng đinh; không biết tới dung mạo của bất cứ một Thiên Chúa nào khác, ngoài dung mạo của Thiên Chúa từ nhân cứu độ. A-men

Lm.Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Tha thứ!

Vào thời thế chiến thứ nhất, khi nhận được tin con trai yêu quí của mình tử trận, nữ bá tước Litsi rất đau khổ và hầu như mất cả nghị lực. Tuy nhiên bà vẫn cố gắng lao mình vào việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện do bà sáng lập. Một ngày nọ, một binh sĩ Đức được chở tới bệnh viện. Dù người lính này thuộc phe đối nghịch nhưng bà vẫn tận tình săn sóc. Khi soạn đồ đạc của anh, bà thấy chiếc ví và đồng hồ của con trai mình trong túi áo người lính. Vừa bàng hoàng, vừa tức giận, bà đã thốt lên: “Đây đúng là kẻ đã giết con tôi”. Nhưng ngay lúc đó một mảnh giấy trong chiếc ví của con bà rơi ra, bà vội nhặt lên đọc; nét chữ quen thuộc đập vào mắt bà: “Mẹ yêu quí, con luôn nhớ đến và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn, hãy can đảm chịu đau khổ và cầu nguyện cho con”. Sau một hồi xúc động, bà cúi xuống tiếp tục săn sóc người lính một cách tận tình. Những giọt nước mắt tha thứ trào ra từ đôi mắt bà.

Trong cuộc sống thường ngày, chắc chắn chúng ta không có dịp để tha thứ cho những xúc phạm nặng, nhưng những phiền lòng nho nhỏ thì không thiếu và do đó chúng ta luôn được mời gọi để tha thứ. Tác giả tập sách Đường Hy Vọng đã ghi lại kinh nghiệm như sau: “Đừng tức tối vì người ta chỉ trích con, hãy cám ơn vì còn bao nhiêu tồi tệ khác nơi con mà người ta chưa nói tới. Chúa nói: nếu ai làm mất lòng con, hãy để của lễ về làm hoà với người ấy trước; còn con, con làm ngược lại: cứ dâng của lễ và phóng thanh cho mọi người biết. Con không khuyết điểm tại sao lại tức tối và tấn công khuyết điểm của người khác.”

Thật ra, tha thứ không phải là điều dễ. Nhưng đó lại là điều kiện để tôn vinh Thiên Chúa một cách xứng đáng: “Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ anh em đang có điều bất bình với ngươi, hãy đặt cuả lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em trước, rồi hãy đến mà dâng của lễ”. Tha thứ không có nghĩa là một sự cắt đứt, nhưng là bắt đầu lại mối tương quan tốt đẹp với người anh em, theo gương Chúa đã tha thứ và bắt đầu lại mãi với mỗi người chúng ta.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Thứ Sáu tuần I Mùa Chay
Lời Chúa: Mt 5,20-26:


20 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. 21 Các con đã nghe dạy người xưa rằng: 'Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án'. 22 Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. 23 Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, 24 thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. 25 Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. 26 Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!"

          (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Cái làm cho con người phải ân hận nhất là tính dễ nổi giận của mình, bởi vì người dễ nổi giận thì rất dễ phá hoại công việc của mình cũng như kế hoạch của người khác. Khi trưng dẫn luật Mô-sê: “Chớ giết người”, Chúa Giê-su không bác bỏ, Ngài cũng đồng ý như vậy, nhưng Ngài còn muốn đưa nó đi xa hơn nữa, đi đến tận cùng ý muốn của Thiên Chúa, đó là trừ khử sự tức giận, là nguyên nhân sâu xa đi đến tội giết người, chẳng những giết thân xác mà còn giết cả phẩm giá và danh dự kẻ khác. Kinh nghiệm cho thấy chiến tranh phát sinh từ hận thù tranh chấp: trước khi loại bỏ kẻ khác bằng súng đạn, thì người ta đã loại trừ nhau ra khỏi tâm hồn mình bằng lòng hờn giận, ghen ghét, bằng tiếng cãi cọ, chửi rủa.

Đối với Chúa Giêsu, người tín hữu của Chúa, không chỉ có việc giữ luật bên ngoài: Luật cấm làm, và Luật phải làm, để thể hiện việc tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng Luật là những điều hướng dẫn con người đi vào con đường thiện, đúng với phẩm giá của mình, là hình ảnh yêu thương của Thiên Chúa Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, gìn giữ và săn sóc chúng ta, để chúng ta được Ngài Cứu Độ; để được sống đời đời với Ngài. Luật đối với người Kitô hữu cốt để thanh luyện cái tâm của con người khi sống với nhau và cả trong việc thờ phượng Ngài: “Trước khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.”

Lạy Chúa Giêsu. Chúa không muốn chúng con sống thiếu hòa thuận thương yêu đối với anh em mình; khi thờ phượng Chúa, Nhưng muốn tất cả chúng con sống với nhau bằng cái tâm, ngay thẳng và chân thật trong yêu thương và an bình. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết xót thương người để được Chúa xót thương.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Cơ chế xin - cho!

Nhắc đến hai chữ "xin - cho" thì hiển nhiên tất cả người dân Việt Nam đều thuộc nằm lòng. Bài viết Cơ chế xin - cho "đúng đắn" quá lâu của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/166696/co-che-xin-cho-dung-dan-qua-lau.html) đã phản ánh thực tế "phũ phàng" của cơ chế này.

Cơ chế xin-cho là một trong những tàn dư còn sót lại của thời kỳ bao cấp. Nét đặc trưng quan trọng nhất của cơ chế này là quyền tự do ý chí to lớn của người cho, và vị thế thấp kém của người xin, một vị thế "Bắt ở trần phải ở trần-Cho may ô mới được phần may ô".Công bằng mà nói, cơ chế xin-cho, cũng như mọi loại cơ chế, đều có hoàn cảnh lịch sử riêng của nó. Với một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xin-cho, cũng như bao cấp, đều là cần thiết và đúng đắn. Vấn đề chỉ là: nó "đúng đắn" quá lâu, và trong điều kiện mới, khi những ràng buộc chặt chẽ về pháp lý, về tư tưởng và đạo đức không còn, cơ chế xin-cho đang là một thứ máy cái đẻ ra tiêu cực.

Về mặt pháp lý, trước đây sở hữu tư nhân không được pháp luật công nhận. Việc khai thác cơ chế xin-cho để làm giàu vì vậy ít có động lực và cơ hội để xảy ra. Mặc dù, những chuyện như lấy lòng cô mậu dịch để mua được mấy lạng thịt ngon hơn, hay làm quen với cô bán gạo để đỡ phải xếp hàng thì vẫn xảy ra. Những chuyện này làm chúng ta khó chịu, nhưng không gây tổn hại quá lớn đối với sự công bằng xã hội. Ngày nay, thì mọi chuyện đã khác. Các tỷ lệ phần trăm từ các dự án, các hợp đồng, các nguồn tín dụng... đang chảy vào túi của cả người cho, lẫn của người xin. Và sở hữu tư nhân được pháp luật công nhận có thể bắt đầu từ những nguồn mà pháp luật hoàn toàn không công nhận.

Về mặt tư tưởng-đạo đức, sức ép to lớn của những yếu tố điều chỉnh hành vi này đang mất dần tác dụng. Chúng ta không tỏ ra vô thần hơn, nhưng rõ ràng đang vô đạo hơn. Đã vậy thì khai thác cơ chế xin-cho là một cách làm giàu dễ được lựa chọn.

Ở ta hiện nay có thể xin rất nhiều thứ và cho cũng rất nhiều thứ. Ngân sách, chức tước, bằng cấp, dự án, tín dụng, đất đai, các nguồn tài nguyên v.v. và v.v. là những thứ đều có thể xin và đều có thể cho. Kể hết ra thì nhiều thứ lắm, nhưng chung quy vẫn là hai thứ quan trọng nhất: tiền và quyền.

Và hầu hết người dân Việt bị ảnh hưởng và "bị triệt buộc" sống trong cơ chế này khi có việc liên quan đến chính quyền, nhà nước...

Lời Chúa: Mt 7,7-12:

7 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. 8 Vì bất cứ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho. 9 Nào ai trong các con thấy con mình xin bánh, mà lại đưa cho nó hòn đá ư? 10 Hay là nó xin con cá mà lại trao cho nó con rắn ư? 11 Vậy nếu các con, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các con, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!

12 "Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế: Đấy là điều mà Lề luật và các tiên tri dạy".

                 (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Lời Chúa hôm nay cũng cho mỗi người chúng ta cảm nghiệm một cơ chế xin - cho mà chính Chúa Giêsu dạy: "cứ xin, cứ tìm, cứ gõ" và kết quả là :" sẽ được, sẽ thấy, sẽ mở cho". Lí do vì sao? Ngoài xã hội chúng ta cũng phải xin, phải tìm, phải gõ nhưng mấy khi ta xin được, tìm thấy. Nhưng Đấng mà ta khấn xin là chính Chúa, là Cha ta. Chúa nói chúng ta cầu nguyện với Chúa không phải là mối quan hệ trên dưới, kẻ có quyền hay không quyền, cho hay không cho... mà là trong quan hệ tình yêu cha con. Ngài mong chúng ta cầu nguyện với trọn tấm lòng và niềm tin phó thác.

Chúa Giêsu đang nói với chúng ta là những người đang thuộc về Người. Đang tin vào Người và đang ở trong Người. Nên mỗi người trong chúng ta hãy vững tin vào lời cầu xin với Người. Người sẽ ban cho chúng ta những điều tốt lành nhất, để chúng ta sống đúng với phẩm giá của mình. Trong việc tìm kiếm chân lý, mỗi người sẽ được Thần Khí của Người khai mở để chúng ta hiểu rõ, giúp chúng ta tìm ra chân lý và sự thật, đem lại hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người chúng con luôn vững tin trong cầu nguyện với những lời cầu xin và nhận ra những ơn ban của Chúa, để chúng con vui sống trong cuộc sống hôm nay và mang lại hạnh phúc cho đời sau.

Dấu lạ!


Ngày 14.2.2016 vừa qua cả thế giới chìm đắm trong ngày Valentine thì những người dân tại Xã Nhơn Hải, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định lại "chìm đắm" trong không khí lễ chôn cất một con cá voi ( theo quan niệm dân gian thì ngư dân gọi là Cá "Ông") sau khi cá voi này bị chết và trôi dạt vào bờ.

Trước đó, vào lúc 1h sáng cùng ngày, vợ chồng ngư dân Nguyễn Văn Thơm ở thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải trong lúc đánh lưới phát hiện cá voi dài hơn 1m, màu đen, nặng gần 50 kg bị chết trôi vào bờ.

Và theo tín ngưỡng dân gian, việc cá Ông “lụy” bờ (dạt vào bờ) được xem sẽ đem lại may mắn cho ngư dân khi hành nghề đánh bắt cá trên biển và việc cử hành lễ hội chôn cất, thờ phượng cá "Ông" tại nơi này tựa ví như một dấu lạ mang lại những may mắn cho ngư dân nơi đây!

Lời Chúa Lc 11,29-32:

Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: "Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa".

Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta cũng thấy một dấu lạ. Ông Giona là một Tiên tri không chỉ được nhắc đến trong Cựu Ước mà ngay chính Chúa Giêsu cũng nói về "dấu chỉ Giona". Quả thật, ông Giona đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. Trong cuộc phán xét nữ hoàng phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của Salômon; mà đây thì còn hơn vua Salômon nữa. Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giona giảng; mà đầy thì còn hơn Giona nữa.

Người Do thái đòi Đức Giê-su làm một dấu lạ. Một đòi hỏi gây cấn luôn có trong đầu óc của họ về Đấng Messia đã được hứa trong Cựu ước: Ngài phải làm những dấu lạ để chứng tỏ sứ mệnh của Ngài. Thực ra nhiều lần Đức Giê-su đã làm phép lạ rồi. Nhưng lần này Người từ chối và từ chối khá quyết liệt, lại còn tố lại họ nữa: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác: chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào ngoài dấu lạ ông Giona”. Dấu lạ độc nhất Đức Ki-tô bằng lòng cho họ là dấu lạ an táng Người ba ngày trong lòng đất như Giona ở trong bụng quái vật của biển cả ba ngày.

Mùa chay luôn mời gọi chúng con trở về với Chúa. Trở về vì chúng con đang lạc xa tình Chúa. Trở về vì chúng con không còn ở bên Chúa. Chúng con đã bỏ Chúa, bỏ anh em để sống trong tội lỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết tìm về chính mình là hình ảnh của Chúa, để chúng con sống liên kết với Chúa và tha nhân.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

CÁM DỖ ĐỜI NGƯỜI!



Cơn cám dỗ đời người

Một triết gia đã nói: “Sống là tranh đấu”. Trong kiếp sống làm người, chúng ta phải đấu tranh liên lỉ để chọn lựa giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hạnh phúc và đau khổ, đặc biệt lựa chọn giữa sự sống và sự chết. Đây là quy luật muôn đời của cuộc sống nhân sinh.

Bước vào mùa chay, chúng ta cũng được mời gọi nhìn vào nguyên mẫu nơi Chúa Giêsu. Khi mang thân phận con người, Ngài cũng phải chiến đấu, vượt qua những thử thách và cám dỗ để thực hiện sự lựa chọn căn bản. Đó là lựa chọn con đường Thập giá hầu thực thi sứ mạng cứu thế mà Chúa Cha đã trao phó.

Ý nghĩa của thử thách và những cơn cám dỗ

Ngạn ngữ pháp có câu: “Người ta dùng lửa để thử vàng, dùng vàng để thử đàn bà, dùng đàn bà để thử đàn ông”. Tình, tiền, tài luôn là những miếng mồi nhử hấp dẫn, và sự cám dỗ về những tham sân si vẫn luôn xảy đến trong kiếp người. Một nhà tu đức đã nói: “Tiền bạc có thể giúp ta xây được một căn nhà sang trọng nhưng chưa chắc đã là mái ấm gia đình. Tiền bạc có thể khiến ta có được những cô gái xinh xắn nhưng chưa chắc đã là một người vợ hiền thục. Tiền bạc giúp ta quen biết được nhiều người, nhưng chưa chắc họ là những bạn bè tốt”. Bởi vì, tiền bạc chỉ là phương tiện giúp ta kiến tạo hạnh phúc, nhưng lúc nào nó cũng giống như con dao hai lưỡi. Khi ma quỷ tấn công Chúa Giêsu, nó cũng dùng bả sang giàu phú quý như một miếng mồi nhử. Nơi chúng ta cũng vậy, tiền bạc vẫn là tên cám dỗ khủng khiếp nhất luôn tấn công để gặm nhấm nhân cách con người. Nó lúc nào cũng trở nên như một ‘con bò vàng’ của thời đại hôm nay khiến chúng ta dễ cúi đầu bái lạy giống dân Do Thái trong sa mạc năm xưa.

Tương tự như thế, những nhu cầu của thân xác như việc ăn uống nghỉ ngơi là những nhu cầu chính đáng để con người duy trì sự sống. Nhưng từ nhu cầu để sinh tồn chuyển sang lối sống hưởng thụ chỉ cách một bước. Sống tiện nghi an nhàn để thụ hưởng là một hình thái duy vật mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã từng cảnh báo. Kiểu sống như thế sẽ dần gậm nhấm đức tin, làm xói mòn tình yêu của chúng ta đặt để nơi Thiên Chúa.

Những vinh quang trần thế mà ma quỷ đưa ra nhằm chiêu dụ Đức Giêsu cũng là một cái bẫy rất nguy hiểm đối với chúng ta, vì thói ưa thích thượng tôn cái tôi ích kỷ nơi mỗi người. Thánh Tôma Aquinô đã từng nói hơi cường điệu rằng khi chúng ta chết đi, 15 phút sau cái tôi của chúng ta mới chết hẳn. Cái tôi đó vẫn đeo bám dai dẳng, và đi sâu vào phận người.

Đây là những cám dỗ căn bản vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống. Chúa Giêsu cũng từng trải qua những cơn cám dỗ như thế trong hoang mạc năm xưa. Ngài đói, ma quỷ đến xúi Ngài biến đá thành bánh để ăn. Ngài nhìn thấy những sang giàu trần thế khi đứng trên núi cao, ma quỷ chỉ vào những của cải đó như một miếng mồi nhử. Ngài là con Thiên Chúa đầy vinh quang và quyền năng, ma quỷ xúi bẩy Ngài gieo mình xuống đất. Đó là những mưu chước rất thâm độc. Nhưng cuối cùng, Chúa Giêsu đã chiến thắng và không bao giờ đầu hàng trước mưu chước của quỷ dữ.

Trong cơn đói cồn cào, Chúa Giêsu đã không chọn bánh để ăn nhưng luôn tìm thánh ý Chúa Cha làm lương thực nuôi sống mình. Đứng trước sự giàu sang phú quý, Đức Giêsu đã chọn cho mình một lối sống khó nghèo tận căn để hiến trao tất cả, ngay đến cả mạng sống. Đặc biệt đứng trước mồi nhử vinh quang, Đức Giêsu đã không nghe lời ma quỷ gieo mình xuống đất, nhưng đã chọn treo mình lên cao, lên đỉnh cao của Thập giá để khai mở chân trời cứu độ cho con người.

Vì thế, những thử thách đến trong cuộc đời mỗi người hôm nay luôn hàm ngậm ý nghĩa sâu xa. Đó là quà tặng Thiên Chúa gửi trao để tôi luyện đức tin chúng ta. Vàng thử lửa, gian nan thử anh hùng. Mẫu gương Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay là bài học chúng ta phải học mãi, học cho đến suốt đời.

Thử thách để tôi luyện đức tin

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng đọc cuốn sách ‘Thép đã tôi thế đấy’. Tác giả nêu ra mẫu gương của anh chàng Paven, một con người đầy nghị lực đã vượt qua bao thử thách để luôn trung thành với lý tưởng cách mạng. Nhưng đây chỉ là một câu chuyện hư cấu mang tính phóng đại và huyền thoại. Còn đối với các Kitô hữu, chúng ta có một mẫu gương có thật và rất sống động là chính Đức Giêsu. ‘Thép’ trong trái tim Ngài đã được ‘tôi’ rất kỹ, và cao điểm của quá trình tôi luyện là Ngài đã bị phân thây trên Thánh giá cách nhục nhã như một tên cướp. Ngài là hình mẫu, là lý tưởng và là đối tượng duy nhất của niềm tin chúng ta. Thánh Phaolô đã viết: “Trong khi người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, người Do Thái tìm kiếm những dấu lạ, chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh vào Thập giá”. Cũng vậy trong bài đọc hai của phụng vụ hôm nay, Thánh Phaolô nhắc lại niềm tin này và mời gọi chúng ta nhìn vào Thập giá Đức Kitô để kiện cường đức tin mỗi ngày. Thánh Tông đồ viết: “Lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10, 8-9). Niềm tin vào Đức Kitô phải được tôi luyện qua những gian nan và thử thách. Có như thế chúng ta mới đạt đến đức tin kiên định và luôn bám chặt vào Thập giá Đức Kitô. Nhà văn Nikos Kazanzakis viết một câu chuyện giả tưởng với tựa đề “The last temptation of Christ” (Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa). Cho dù đó chỉ là một câu chuyện hư cấu, nhưng nhà văn cũng muốn nói lên rằng những thử thách và cám dỗ trong cuộc đời con người chúng ta luôn có liên hệ mật thiết với Thập giá Chúa Giêsu.

Kết luận

Có một giai thoại trong cuộc đời thánh Antôn tu rừng ngày xưa. Một bữa nọ trong khi Thánh nhân cầu nguyện, ma quỷ hiện lên và nói với Ngài : “ Tại sao các ông chiến đấu và tấn công tôi dữ dằn như vậy?”. Thánh nhân hỏi ngược lại: “Tại sao ma quỷ chúng mày cứ hay cám dỗ chúng tao?”. Ma quỷ trả lời: “Chúng tôi đâu có cám dỗ các ông. Sự ác đã bén rễ nơi tâm hồn mỗi người giống như một cục than hồng đặt sẵn ở đó. Bổn phận của chúng tôi chỉ là đứng bên ngoài để quạt cho cục than cháy đỏ lên mà thôi”.

Chúng ta đã bắt đầu bước vào mùa chay, mùa chiến đấu và tập luyện thiêng liêng. Xin Chúa Thánh Thần ở bên chúng ta mọi ngày. Ngày xưa Thần Khí đã đưa Chúa Giêsu vào sa mạc để chịu ma quỷ tấn công. Xin Chúa Thánh Thần cũng ở cận kề chúng ta trong cuộc sống sa mạc trần gian hôm nay giữa bao thử thách.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Bài học yêu thương!

Mùa chay năm nay bắt đầu từ thứ tư lễ tro, lại đúng vào mùng 3 tết. Dư vị tết vẫn ngập tràn khắp phố phường, nhưng giữa những vui nhộn ấy người Ki tô hữu nhắc nhở mình ngày lễ Tro, ngày xức tro trên đầu để nhớ mình khai sinh từ bụi tro, rồi kiếp người cũng trở về tro bụi.

Kết quả hình ảnh cho suy niệm lễ tro

Lời Chúa: Mt 6, 1-6. 16-18:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".

Có một sự kiện rất phổ biến đó là ngày thứ tư lễ Tro, nhà thờ nào cũng đầy ắp những đến dự lễ, tuy ngày đó chẳng phải là ngày lễ buộc, đàng khác người ta đến không cốt để dự lễ, mà để được xức tro. Ai cũng cố gắng để làm sao có được một chút tro bỏ trên đầu, từ ông già bà cả đến đứa con nít. Không có tro thì như thiếu một cái gì quan trọng. Nhưng nếu hỏi tại sao lại phải bỏ tro lên đầu thì có lẽ không phải ai cũng trả lời được.

Một hiện tượng khác tương tự, đó là chuyện tàu lá trong ngày Chúa nhật lễ Lá. Mọi người phải kiếm cho được một tàu lá đem về giắt đâu đấy trong nhà. Nhưng nếu hỏi tại sao, thì cũng thật khó trả lời.

Và theo truyền thống, thì trong nhiều nhà thờ, những chiếc lá khô của năm trước được giữ lại, đốt thành tro để xử dụng trong ngày lễ tro năm sau. Thế là cái chu kỳ lễ tro và lễ lá, lể lá và lễ tro, trở thành một vòng khép kín.

Tuy nhiên có bao nhiêu người bỏ tro lên đầu màđã thực sự sám hối và có bao nhiêu người cầm lá trong tay đã thực sự đón Chúa. Đó mới là vấn đề. Đúng là cảnh xé áo chứ không xé lòng mà tiên tri Joel đã lên án. Trong khi đó, lẽ ra người ta không cần phải ưu tiên cho việc bỏ tro lên đầu nhưng phải ưu tiên cho việc sám hối, mà việc bỏ tro chỉ là biểu tượng bên ngoài.

Cũng vậy, vấn đề quan trọng không phải là kiếm cho được một tàu lá trong ngày Chúa nhật lễ Lá, ngày kỷ niệm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, nhưng là đón Chúa Giêsu hôm nay đang đến với chúng ta trong tha nhân. Nhiều người đi lãnh tro, đi lãnh lá, nhưng cuộc sống của họ trước sau vẫn chẳng có gì thay đổi. Có thể ngay khi từ nhà thờ bước ra, họ đã kênh kiệu, lên mặt đạo đức, khinh ghét người này, hận thù kẻ khác. Có thể ngày đó họ sẽ đi bán hàng, vẫn thói tham lam lừa gạt, tìm cách bóc lột kẻ khác, kể cả những kẻ nghèo khổ. Và ngày lễ lá, sau khi cầm lá đem về, họ sẽ để lá vào trong bình đặt trên bàn thờ, hoặc giắt nó vào đâu đó, làm như bùa hộ mệnh, nhưng không hề nghĩ đến chuyện phải đón tiếp anh em trong cuộc sống hằng ngày: Ai đói cứ đói, ai khát cứ khát, ai không nhà cứ ở ngoài đường, ai trần truồng cứ việc chịu rét lạnh, ai cô đơn cứ việc cô đơn.

Điều còn khó chấp nhận hơn nữa, đó là người ta sẵn sàng ăn chay hãm mình để cầu nguyện cho những kẻ nghèo đói, làm như thể cứ ăn chay là kẻ đói sẽ no, cứ hãm mình là người nghèo trở nên giàu.

Trong khi mà đáng lẽ ra họ cần phải chia sẻ cơm ăn áo mặc cho người nghèo đói hơn là ăn chay hãm mình mà chẳng cho người nghèo đói được một chút cơm thừa canh cặn. Ấy vậy mà những kẻ ăn chay hãm mình, nhưng không chia sẻ cho người nghèo đói vẫn được tiếng là những người đạo đức. Họ giống hệt như ông Tư tế và thày Lêvi ở đền thờ về, khi trông thấy đồng bào mình bị đánh trọng thương nằm ở vệ đường, lại tránh qua bên kia mà đi, không thèm ngó tới. Đó là những kẻ giữ đạo hình thức. Cứ nhìn hiện tượng bên ngoài thì họ là những kẻ nhiệt thành, đạo đức. Họ là những người tự nghĩ mình trung thành với Chúa, bằng việc thực hành mọi nghi thức, mọi thói quen của đạo, nhưnglại không sống cái gì là chính yếu, là bản chất của đạo, đó là thực hành bác ái. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa của chúng ta là Đấng muốn lòng nhân từ chứ không cần lễ tế, cùng với tất cả mọi nghi thức…Chính Ngài đã nói như thế qua tiên tri Isaia.

Khi nhìn vào đời sống của Đức Kitô, chúng ta thấy rõ Ngài là hiện thân của Thiên Chúa tình thương, chứ không phải là Thiên Chúa của lễ tế hay của những luật lệ và nghi thức của đền thờ. Trong ba mươi năm trước khi rao giảng Tin mừng, thì Ngài đã sống Tin mừng ấy bằng cách chia sẻ trọn vẹn đời sống bình thường hằng ngày với bà con lối xóm. Từ khi bắt đầu rao giảng Tin mừng, Ngài cũng ưu tiên dành thời gian và sức lực cho việc chữa bệnh và chăm lo cho mọi người, kể cả việc lo cho người ta ăn uống khi cần. Ngài không đặt nặng vấn đề ăn chay, hay giữ luật ngày Sabát theo tinh thần Do Thái, mà lấy con người làm cứu cánh của lề luật. Ngài chỉ dâng lễ tế có một lần và chỉ một lần là đủ, bởi vì Ngài không thể chết hai lần, nên cũng không thể dâng mình làm lễ tế lần thứ hai. Do vậy mà tất cả lệnh truyền mới của Ngài, thay thế cho lề luật cũ chỉ tóm gọn trong câu: Anh em hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương anh em.

Từ đạo hiếu đến đạo Chúa!



Kết quả hình ảnh cho suy niệm ngày mùng 2 tết

Ngày Tết Việt nam luôn có một ý nghĩa gia đình rất sâu đậm. Dù đi đâu xa người ta vẫn cố gắng về quê ăn Tết. Ngày xuân gia đình đoàn tụ, con cái chúc tuổi cha mẹ, học trò chúc tuổi thầy cô, kẻ dưới chúc tuổi người trên, bà con bạn bè thăm viếng nhau. Ngày Tết mọi người được liên kết trong niềm vui yêu thương chia sẽ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình.

Người Việt nam rất trọng lễ giáo,coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự,với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người.Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi,xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được.Linh mục F. Buzomi,dòng Tên,nhà truyền giáo đã đặt chân lên đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý: "Nhờ Khổng giáo,xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao,người dân Việt nam có những đức tính,phong tục rất đáng khâm phục,nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo"(Nguyễn Hồng "Lịch sử truyền giáo ở Việt nam", Sài gòn 1959, tr.55).

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ.Lúc ông bà cha mẹ còn sống,con cháu phải kính mến, phụng dưỡng các ngài thì lòng phải vui,vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời,lo an táng tử tế,con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm. Khi tam giáo (Phật, Khổng, Lão) chưa du nhập Việt Nam thì người Việt đã biết kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em và hầu như mọi gia đình đều lập bài vị ông bà, cha mẹ để thờ cúng. Những ngày giỗ kị thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (những người đã khuất) về hưởng. Nhà nghèo nhất cũng có chén cơm trắng với quả trứng luộc dâng lên với tất cả lòng thành. Tuy người đã khuất không hưởng được, nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa con cái để sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy. Người Việt vốn hiền hoà, tình cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp tình người. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu tình trọng nghĩa.

Mỗi người Việt nam đều có một đạo rất gần gũi,đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.Trong mỗi gia đình người Việt,dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên.Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu.Những ngày đầu tháng,ngày rằm,ngày tết,gia đình làm mâm cơm cúng ông bà.Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu kính biết ơn.Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái,hoặc con cái thi cử đổ đạt...cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài,bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám.(x.Gia đình Việt nam,mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, Thời sự thần học số 32 tháng 06/03).

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam.Hiếu là gốc của đức.Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống,thờ phượng cha mẹ lúc qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh,bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người.Dân tộc Việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào,dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm "Cây có cội,nước có nguồn" đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:

Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.
Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành,ơn chín chữ,đức cù lao,ơn võng cực biển trời "Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực". Cha mẹ sinh ra ta,nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm,nuôi dưỡng bú mớm,bồi bổ cho lớn khôn,dạy ta điều hay lẽ phải,dõi theo mỗi bước đường đời của ta,tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy,che chở bảo vệ con.Ơn đức cha mẹ như trời biển "Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam.Người Việt yêu chuộng những gì là tình,là nghĩa,coi tình nghĩa hơn lý sự "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình";chấp nhận "bán anh em xa mua láng giềng gần"; thích "dĩ hoà vi quý", độ lượng "chín bỏ làm mười";quý trọng con người,không tôn thờ của cải "người là vàng,của là ngãi;người làm ra của chứ của không làm ra người"; mong muốn anh em bốn biển một nhà "tứ hải giai huynh đệ";đề cao tinh thần khoan dung "đánh kẻ chạy đi,ai đánh người chạy lại". Đỉnh cao của lòng nhân ái là "thương người như thể thương thân".

Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau "tứ đại đồng đường". Người Việt quan niệm "một mẹ già bằng ba hàng dậu". Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng,ở nhà chăm nom giữ cháu.Bầu khí gia đình luôn ấm cúng. Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà,câu chuyện cổ tích của ông.Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất,cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà,con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ,tối lửa tắt đèn có nhau.Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy "quê hương mỗi người chỉ một....đi đâu cũng phải nhớ về" (Quê hương,Đỗ trung Quân). Dù đi học xa,đi làm xa,đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm,ngày đầu năm.Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy,dâng quà lễ mừng thọ.

Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện,tỉ mỉ và hiệu lực nhất.Dưới mái trường này,con người được đào tạo cả về kiến thức,tâm hồn,tư duy,nhân cách,lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức,giúp phát triển cái tài,nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người,mọi sinh hoạt gia đình.Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó.Sách Giảng Viên dạy: "thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa".Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha,yêu mến Cha,vâng ý Cha,luôn làm đẹp lòng Cha.Chúa Giêsu đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu.Hiếu với cha mẹ,đấng bậc sinh thành dưỡng dục.Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người,Đấng sáng tạo muôn loài,dựng nên con người giống hình ảnh Người.Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu.Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài,con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo.Đối với tha nhân,Đạo Chúa dạy phải sống hiếu,phải thể hiện hiếu.Điều răn trọng nhất "kính Chúa,yêu người" là điều răn của Đạo Hiếu.Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa.Hiếu với Chúa,hiếu với tha nhân,đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ.Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa,xứng đáng làm con cái của Người.Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con,giữ nề nếp gia phong lễ nghĩa,làm vinh dự cho gia đình,gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.Đạo Hiếu là một điểm tựa,một bước đi khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng,gần gũi,một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa.Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá.Đối với môi trường gia đình Việt nam,đó chính là "minh minh đức",làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Tin mừng chính là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo, Tin mừng là ánh sáng các dân tộc (LG), là ánh sáng trần gian (Ga 8,12). Tin mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau. Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.

Đạo Chúa dạy, có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo;dạy yêu thương nhau "anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em";dạy sống chan hoà,bình dị "anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng",dạy yêu quý sự sống "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào".Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam,mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt,chiều kích cứu độ. (Quốc Văn,OP).

Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình,lòng thảo hiếu của con cái "chủng viện thứ nhất,đệ tử viện thứ nhất,trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo.Không vị giám đốc tài ba,chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được.Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng,tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ.Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: "Thưa thầy mẹ,hôm nay con được 50 tuổi.Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh,đi nhiều nơi,học nhiều sách,nhưng không trường nào dạy dỗ con,làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ" (ĐHV 505).

Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc.Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy làm xanh lên chồi lộc sự sống tình yêu rồi kết thành hoa trái tốt lành cho con người và cuộc đời.

                                                                                           (Lm Giuse Nguyễn Hữu An)