Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

hoảng sợ.


(Nguoiduatin.vn) – Có 3 con rắn hổ mang chúa lần lượt tìm đến nhà một người đàn ông để “trả thù”, khiến không chỉ gia đình ông này mà cả thôn đều hoang mang, sợ hãi.

Khoảng 18h ngày 17/4/2012, khi cả gia đình ông Pham Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to cứ bò thẳng vào nhà. Anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập, con ông Linh đã dùng cây bắt con rắn nặng 2,5kg, đem bán cho thương lái với giá 3 triệu đồng.

Chỉ 3 ngày sau đó, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con đầu tiên đã tấn công vào nhà ông Linh. Hai anh em nhà ông Linh lại dùng cây bắt tiếp con thứ hai. Hai ngày sau đó, con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục xuất hiện. Nhưng lần này gia đình ông Linh không dám bắt vì con rắn quá to, dài gần 3 mét, lại biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang to hơn 2 gang tay ngang nhiên xông vao nhà. Biết không thể đấu lại con rắn này, nên gia đình ông Linh kêu cứu. Dân làng nghe tiếng đã kéo đến dùng đá, cây đuổi con rắn đi.

Ông Linh cho hay: sau khi bắt được hai con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50 mét. Ông đã lấy hết về cho con cháu ăn. Hiện nay các thành viên trong gia đình ông đều rất sợ. Việc xuất hiện 3 lần rắn hổ mang vào nhà giống như báo thù cho đồng loại, rất đáng sợ. Mấy hôm nay, gia đình ông không một ai dám cất bước ra khỏi nhà.

Một tuần sau đó, chị Nguyễn Thị Liên (gần nhà ông Linh) thấy vách tường ván tự nhiên rung. Sau khi kiểm tra, vợ chồng anh chị kinh hãi khi thấy con rắn hổ chúa to, dài đang ngước cổ, phồng mang, vợ chống hoảng hốt bỏ chạy. Sau đó con rắn bỏ đi. Chị Liên lo lắng: Không biết con rắn có đánh hơi được không vì trước đó, con ông Linh đã đem 2 con rắn bắt được sang nhà chị cân nhờ để bán.

Thấy có điều bất ổn và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập dàng cúng. Vợ chồng chị Liên cũng đã cúng, cầu mong rắn hổ chúa không quay trở lại nhà. Chi Liên cho biết: “Thấy dân làng cúng tôi cũng cúng theo chứ sợ lắm. Con rắn to quá, nếu nó đến nữa chắc không dám ở nhà…”.

Hiện nay, trước sự trả thù của rắn hổ mang, nỗi sợ hãi đang bao trùm toàn bộ thôn nhỏ.
(http://www.webtretho.com/forum/f26/ca-lang-hoang-so-vi-ran-ho-chua-tan-cong-tra-thu-cho-dong-loai-1232546/index4.html#post24861063)

Chuyện rắn trả thù không chỉ có ở Việt Nam mà ở những nước vốn có nền văn hóa thờ rắn như khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và thậm chí ngay tại Việt Nam cũng có những đền thờ chỉ thờ rắn. Và ngay cả ngành y cũng có biển tượng là rắn. Con người Việt rất sợ rắn, và tâm lý hoảng sợ này như là một phản xạ không điều kiện để mỗi lần vô tình nhìn thấy rắn hoặc gặp rắn là hốt hoảng và bỏ chạy, thế nhưng cũng chính người Việt là "sát sinh" của rắn vì tận thu, tận diệt.

Lời Chúa: Mc 6, 45-52

 (Khi năm ngàn người đã được ăn no), Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền, qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đã ra giữa biển, còn Người thì một mình ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc chèo chống vì ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, thì tưởng là ma, nên la hoảng lên. Vì ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: "Hãy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ". Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, vì họ chưa hiểu gì về vấn đề bánh: lòng họ còn mù tối.

Nhắc đến chuyện rắn để hình dung ra tâm lý hoảng sợ của con người. Có những nỗi sợ gây thiệt hại nhiều hơn cả những hiểm nguy có thực. Với bản tính yếu đuối mỏng dòn kiếp người và đứng trước những khó khăn thử thách trong cuộc đời với những hiểm nguy luôn rinh rập và bao vây, tâm lý tự nhiên là sợ và những nỗi sợ hãi này thật ra là điều rất tự nhiên theo bản ngã con người. Khi chúng ta cảm thấy mình bất lực trước một biến cố hay một thách đố nào đó trong cuộc đời, thì tự nhiên ngay lúc đó chúng ta cảm thấy khó có thể đương đầu nổi, hay khó có thể vượt qua được, đơn giản chỉ vì chúng ta cảm thấy sợ hãi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, trong hành trình các Tông Đồ theo Chúa.Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Cứ an tâm, Thầy đây, đừng sợ!". Trong toàn bộ Kinh Thánh, người ta thống kê được tới 365 lần Chúa nói: "Đừng sợ!" 365 lần, tương đương với 365 ngày trong một năm.

Con người sợ nhiều thứ trong cuộc đời: sợ mất những gì đang sở hữu, sợ đau vì phải chịu đủ thứ bệnh tật, sợ ma quỉ, sợ chết, và sợ bị Thiên Chúa phạt. Những nỗi sợ hãi này làm con người trở nên nhát đảm, không dám sống và làm chứng cho sự thật. Sợ hãi tự nó không xấu, nhưng nếu sau khi được thuyết phục bởi lý trí không nên sợ, mà con người vẫn sợ, lúc đó sợ hãi trở thành tội. Khi nào con người không còn sợ hãi nữa, lúc đó con người mới thực sự biết sống. 

Và chính sự sợ  hãi cho biết là chúng ta đã, đang thiếu vắng Chúa ở trong cõi lòng chúng ta. Có một sự kiện đơn giản ở đời, một sự kiện đã được vô số người thuộc mọi thế hệ cảm nghiệm, ấu là khi có mặt Chúa Giêsu, thì bão tố yên lặng, náo loạn trở nên bình an, việc bất thể trở nên khả thể, việc không tài nào chịu đựng được biến thành việc có thể chịu đựng được, và người ta vượt được điều đáng lẽ phải ngã quỵ mà không bị ngã xuống, có Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ chinh phục được cả bão tố".

Lời Chúa Giêsu trấn an các Tông Đồ khi xưa cũng chính là lời Ngài muốn nói, muốn nhắn nhủ với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay; "Cứ an tâm, thầy đây, đừng sợ!" khi gặp nguy khốn, vất vả thử thách, vì Chúa luôn muốn sống bên cạnh chúng ta: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Điều quan trọng là chúng ta có nhớ đến Ngài, nhận ra Ngài và sẵn sàng phó thác cuộc đời mình trong lòng thương xót của Ngài hay không? Xin cho mỗi người chúng ta sẵn sàng đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài, với Ngài và trong Ngài để nhờ tình yêu và quyền năng của Chúa sẽ luôn luôn là "ách êm ái và dịu dàng" cho mỗi người chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét