Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Không được chấp nhận!

Tin là thái độ căn bản trong cuộc sống. Chẳng ai có thể sống mà không tin. Không tin người này nhưng lại tin người kia. Không tin lý thuyết này nhưng lại tin giả thuyết nọ. Thành ra ai cũng phải chọn một niềm tin. Không phải chọn một cách vu vơ, mù quáng, nhưng một cách sáng suốt và tự do.
Điều khó là giữ cho lòng mình được tự do thanh thoát, không bị những định kiến ràng buộc hay tư lợi chi phối, nhờ đó chúng ta dám chọn sự thật, dù sự thật đó làm đổ nhào mọi điều ta nghĩ, và xoay lại hướng đi của cả đời ta.
Có lẽ dân làng Nagiarét ít có thứ tự do này.

CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C: MẦU NHIỆM ƠN GỌI

Lời Chúa Lc 4, 21 - 30:

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

Khi Đức Giêsu giảng trong hội đường Nagiarét thân quen, họ đã ngỡ ngàng thán phục trước lời Ngài nói. Hãnh diện biết mấy khi một thành viên trong làng nay được tiếng tăm lẫy lừng khắp miền Galilê! Nhưng tin Đức Giêsu là một ngôn sứ lại là điều họ không làm được.

"Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?"

Ký ức của họ vẫn còn giữ nguyên những hình ảnh của Đức Giêsu sống tại đây hơn ba mươi năm qua. Một cuộc sống quá đỗi bình thường! Một ông thợ mộc, con một ông thợ mộc khác. Gốc gác, họ hàng của Đức Giêsu, họ đều nắm rõ. Tiếc là họ đã không thể đi xa hơn.

Cái hiểu biết trước đây khiến họ mãn nguyện, tự hào, và tưởng mình chẳng còn gì để biết thêm về Giêsu.

"Những gì ông đã làm ở Caphácnaum, hãy làm ở đây xem."

Người làng Nagiarét không tin Đức Giêsu là ngôn sứ. Họ muốn Ngài chứng minh bằng phép lạ. Họ muốn thấy tận mắt, chứ không chỉ nghe nói thôi. Nhưng Đức Giêsu không làm phép lạ để ép người ta tin.

Chính lòng tin đưa đến phép lạ, mà Ngài lại chẳng gặp lòng tin nào nơi người đồng hương. Lòng chai đá cứng cỏi của họ chuyển thành sự phẫn nộ, khi Đức Giêsu kể chuyện hai ngôn sứ Êlia và Êlisa được Thiên Chúa sai đến thi ân cho dân ngoại.

Dân làng không giữ được Đức Giêsu cho riêng mình. Khi thấy mình chẳng còn chút đặc quyền, đặc lợi, thì họ tìm cách thủ tiêu Ngài.

Tin Đức Giêsu là ngôn sứ, là Mêsia, là Con Thiên Chúa, điều đó chẳng dễ dàng chút nào. Người không tin cũng có thể đưa ra bao lập luận.

Điều cần thiết là phải tìm kiếm chân lý với cả tâm hồn.

Chúa Thánh Thần vẫn soi sáng cho người thành tâm thiện chí.

Hôm nay, chúng ta đã biết, tin và gần gũi Đức Giêsu, nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ tương tự như người Nagiarét: tưởng mình đã múc cạn được mầu nhiệm hay muốn độc quyền giữ Đức Giêsu cho mình.




Tin tưởng vào Chúa!

Trong một cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương, khách du lịch đang thư thái ngắm cảnh hoàng hôn trên boong tàu. Bỗng mây đen ùn ùn kéo tới, tối sầm cả một vùng trời. Sấm chớp đổ xuống liên hồi, giông tố cuồn cuộn nổi lên, càng lúc càng thét gào dữ dội. Mọi người trên boong chen lấn nhau chạy về phòng mình. Duy chỉ có một bé trai cứ tiếp tục chạy giỡn trên boong giữa trận cuồng phong. Được hỏi tại sao em không sợ hãi trước cơn giông tố? Em thản nhiên đáp lại: Vì cha em là người cầm lái con tàu!

Lời Chúa Mc 4, 35-41:

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ". Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?" Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi". Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?" Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?"

Giống như khách du lịch trong câu chuyện trên, các môn đệ cũng gặp trận cuồng phong khi vượt biển. Các ngài kinh hoàng vì thấy mình như sắp bị nuốt chửng. Bó tay bất lực trước phong ba bão táp, các ngài đã vội đánh thức Đức Giêsu và xin Ngài ra tay cứu giúp: “Thưa Thầy, chúng con chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”. Ngài liền đe gió và phán với biển như phán với một người bị quỷ ám: “Im đi, câm đi!”. Tức thời gió liền tắt và biển lặng như tờ.

Ai cũng thích cuộc đời mình sóng yên biển lặng, xuôi chèo mát mái. Nhưng cuộc đời nào mà chẳng có những cơn giông? Đại dương nào mà chẳng có bão tố?

Tuy nhiên, chính trong giông tố cuộc đời, nó mới giúp chúng ta nhận ra mình cần đến Chúa nhiều hơn. Vì chính mình còn yếu đuối và bất lực, còn nhát đảm và kém tin.

Cũng chính giông tố sẽ giúp ta đến gần với Chúa, để ta hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Ngài. Cũng chính giông tố sẽ giúp ta hiểu và biểu lộ được đức tin. Có thể nói, đức tin sẽ lớn lên ít nhiều sau mỗi lần giông tố.

Thánh Phaolô còn viết khuyên dạy chúng ta: “Thiên Chúa không ban cho ta một thần khí nhát sợ nhưng mạnh mẽ, bác ái và tự chủ”, nên chúng ta cần vững tin vào Ngài hơn.

Mỗi người chúngta không khác chi chiếc thuyền nan chông chênh giữa cơn lốc cuộc đời, khó khăn nối tiếp khó khăn. Giống như cậu bé đã tin tưởng ở cha mình cầm lái con tàu, mỗi người chúng ta hãy vững tin ở Thiên Chúa tình yêu. Ngài sẽ hướng dẫn cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Có Chúa trong đời, những cô đơn như bị xóa nhòa, những khó khăn dường như nhỏ lại, những yếu đuối dường như được tăng thêm sức mạnh. Chúng ta không cầu xin cho cuộc đời mình như biển lặng để được an hưởng trong sự yên lặng giả tạo, nhưng xin cho cõi lòng chúng ta được bình yên, được yên lặng, được vững tin ngay cả giữa lúc biển động.

Thánh Phanxicô Salêziô dạy rằng: “phải ở lại trong con thuyền mà Thiên Chúa đã đặt chúng ta vào, để hành trình từ cõi đời này về chốn đời sau luôn có Chúa. Nhưng chúng ta phải sẵn sàng ở lại trong sự bình an thanh thản của Ngài.

Con thuyền đời ta chẳng bao giờ được êm ả, quả thật nó chỉ êm ả khi ta tới bến Thiên Đàng. Xin cho lòng ta luôn bình an ngay cả khi Chúa còn đang ngủ, miễn là có Chúa trong thuyền, vì Chúa chính là thuyền trưởng của cuộc đời ta.

(Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB)

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Hạt giống âm thầm!

Việt Nam là đất nước thuần nông. Điều này được ghi trong lịch sử, thế nhưng trong xã hội hiện nay thì đất nước ta lại đang công nghiệp hóa cách vô tội vạ. Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là vựa lúa thế giới, nhưng hạt gạo đến nồi cơm người dân thì toàn của Thái lan, cam pu chia, lào... Lâm Đồng vùng nông nghiệp củ quả nổi tiếng thì nay toàn củ quả made in China đột lốt Đà Lạt... Nhiều và thật nhiều những nông sản của nước Việt "lép vế" hoàn toàn trước sự "đè bẹp" của Trung Quốc...

Trong bối cảnh kinh tế nông nghiệp ảm đạm và thê lương như thế, người Việt có quyền hy vọng nơi Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn đa ngành nghề nhưng hiện nay chủ yếu lấy Nông nghiệp làm hướng đi vững mạnh để xây dựng và phát triển nông nghiệp theo mô hình hiện đại hóa. Hàng trăm ngàn những con bò được Hoàng Anh nuôi dưỡng để cung ứng nguồn sữa tươi và nguồn thịt sạch, những cánh đồng mía trải dài khắp các tỉnh của Campuchia, hàng trăm ngàn km cao su trải dài ở Lào và nhiều thật nhiều những dự án nông nghiệp khác mà tập đoàn này đang thực hiện cho thấy nông nghiệp đã, đang và luôn là hướng kinh tế bền vững nhất. Giá như Việt Nam có nhiều những người tâm huyết như Hoàng Anh thì có lẽ nông sản Trung Quốc sẽ biến mất trên đất nước chúng ta, nhưng...???

Thứ Sáu tuần 3 mùa Thường Niên

Lời Chúa: Mc 4,26-34:

26 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: 27 người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, 28 hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. 29 Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

30 Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? 31 Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". 33 Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, 34 và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.

                  (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Trong mỗi người chúng ta ít nhiều đã từng gieo trồng một loại cây quả nào đó. Và mỗi lần như thế, chúng ta cùng trong tâm trạng mong đợi, trông ngóng hạt mầm sẽ lớn lên. Thời gian chờ đợi chính là thời giờ dài nhất và kiên trì nhất, có khi là một giờ, một ngày, vài ba ngày và thậm chí gặp những hạt mầm không tốt thì thời gian chờ đợi sẽ vô ích.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dùng dụ ngôn hạt giống tự mọc lên và dụ ngôn hạt cải. Trước khi gieo giống chúng ta cần làm cho môi trường đất tốt và thuận lợi thì khi chúng ta giống, hạt giống sẽ tự mọc lên, sinh sôi hoa trái và chúng ta chỉ cần đợi đến ngày để thu hoạch. Thành quả thu hoạch cuối cùng luôn nhiều gấp nhiều lần hạt giống ban đầu, đó chính là một quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ban định cho chúng ta.

Hạt cải bé xíu nhưng sau khi gieo trồng nó sẽ lớn lên và chom trời có thể làm tổ trên thân hạt cải. Đức tin mỗi người chúng ta cũng vậy, khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội, hạt giống đức tin đã được gieo vào chính trong con người và tâm hồn mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi cộng tác vào trong công trình của Chúa và cần có thời gian để niềm tin của chúng ta phát triển, đức tin không có việc làm là đức tin chết. Vì vậy, để hạt giống đức tin được sinh sôi và phát triển mỗi người chúng ta cần kết hợp với Chúa qua lời kinh nguyện, qua các việc hy sinh hãm mình, sống bác ái hòa thuận với tất cả mọi người xung quanh.

Lạy Chúa, Chúa đã gieo cuộc đời như hạt lúa chịu mục nát để mang lại sự sống cho chúng con. Xin cho chúng con biết dùng cuộc sống mình với ơn Chúa để sinh hoa kết trái qua đời sống thánh thiện, bác ái và yêu thương. Amen.


Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Ngọn đèn hải đăng!

Vào một buổi chiều nọ, một người lấy từ trong hộp một cây nến nhỏ và leo lên tầng tháp cao. Cây nến hỏi: Chúng ta đang đi đâu vậy? - Đi lên cao hơn để chỉ đường cho tàu bè vào cảng. - Nhưng tôi nhỏ bé thế này làm sao tàu bè thấy được? - Chỉ cần ngươi cứ cháy sáng thôi, còn mọi việc để ta lo. Tới đỉnh tháp, người ấy đặt cây nến vào trong một cái đèn có ghép những tấm kính phản quang. Nhờ đó mà ánh sáng lan tỏa ra và mọi tàu bè đều có thể thấy được.

Vì vậy, người đi biển khi nhìn thấy được ánh sáng của ngọn hải đăng, tức họ biết chắc họ đang đi gần đến bờ và cũng có nghĩa là họ đang tiến đến gần bờ của sự sống.

Lời Chúa Mc 4, 21-25:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Và Người bảo họ rằng: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất".

Mỗi người tín hữu Kitô đều phải là một ngọn hải đăng, là một vùng ánh sáng để dẫn họ đến hy vọng. Chúa Giêsu đã nói đến nghĩa vụ ấy qua hình ảnh chiếc đèn. Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại hay đặt dưới gầm giường, nhưng đặt nó trên giá đèn để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Lý do hiện hữu của đèn là để soi sáng. Cũng thế, lý do hiện hữu của người Kitô hữu cũng phải giải sáng niềm tin của họ để người khác nhìn vào mà đi được đến chân lý và hy vọng.

Làm chứng cho đức tin bằng cuộc sống hằng ngày, đó là phương thức rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất. Giữa mù khơi của những phong ba bão táp, con người cần nhìn thấy được những ngọn hải đăng để hướng dẫn. Giữa những ngọn đèn hằng ngày, con người cần nhìn thấy được những ngọn đèn để còn tiếp tục hy vọng.

Âm thầm trong những bổn phận hằng ngày, hiện diện giữa lòng xã hội hôm nay bằng cuộc sống vui tươi, phục vụ bác ái, nhẫn nhục của người tín hữu Kitô chân chính là lời rao giảng hùng hồn cho niềm tin. Có biết bao người đang nhìn vào cuộc sống chứng tá ấy để còn hy vọng, còn tìm ra được một lẽ sống, một ý nghĩa cho cuộc đời.


Ai có tai để nghe thì hãy nghe...

Tôi có bổn phận giữ trật tự trong thánh lễ sáng chủ nhật dành cho thiếu nhi. Tôi như là một người quản giáo khó tính vì luôn lang thang phía cuối nhà thờ, thúc giục các em nhanh chân  đến với Chúa và "quản thúc" những em vô tình hay cố tình "trốn lễ"...
Cả tháng nay tôi phát hiện có đôi thiếu niên đi lễ rất sớm nhưng không vào nhà thờ và cũng không tham gia thiếu nhi nhưng luôn chọn điểm hàng rào nhà thờ để tham dự thánh lễ...
- Mời hai bạn vào nhà thờ tham dự thánh lễ!
- Tụi em ở đây cũng được.
- Sao k vào nhà thờ?
- ở trong đó đông quá không có chỗ ngồi.
- Vậy ngồi sát 2 bên cánh gà nha.
- thôi chị ạ. 
- Sao vậy?
- Ngồi đây cho mát!
- sáng sớm mà em, có nắng đâu mà nóng!
- tụi em ngồi đây tâm sự thoải mái không phiền đến ai!
- Vậy em đi lễ hay đi tìm chỗ tâm sự?
... 
- Em có nghe Lời Chúa hôm nay không của Thánh Sử nào vậy?
... Ấp úng... cười trừ...

Lời Chúa Mc 4,1-20:

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển.

Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: "Các ngươi hãy nghe! Nầy người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu.Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai và gai mọc lên làm hạt giống chết mà không sinh hoa trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm". Và Người phán rằng: "Ai có tai nghe thì hãy nghe".

Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông: "Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những người khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội".

Người nói với các ông: "Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác?

Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ.

Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi, là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền.

Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Ðây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được.

Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi và hạt một trăm".

Có lẽ đôi bạn trẻ này cũng giống như chính bạn, chính tôi, chính mỗi người chúng ta đi lễ vì thói quen, vì sợ mang tội trọng hơn là ý nghĩa và ơn ích của Thánh lễ. Trong đoạn Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu đề cao người biết lắng nghe Lời Chúa. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa dùng dụ ngôn người gieo giống để khuyến cáo: không phải chỉ biết lắng nghe, mà còn phải đón nhận, rồi sinh hoa kết quả nữa.

Chúa Giêsu cũng trình bày cho thấy trở ngại khiến cho việc nghe Lời Chúa không sinh hoa kết quả, đó là: bị Satan phá, đó là hạt rơi ở vệ đường; tính nông nỗi nhất thời, không kiên trì thực hiện Lời Chúa trong lúc gian nan hay lúc bị ngược đãi, đó là hạt rơi trên sỏi đá; còn những lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác, đó là hạt rơi trên bụi gai; những hạt gieo vào đất tốt, đó là những người nghe Lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả.

Với tâm tình của người gieo giống, Chúa muốn nói gì với mỗi người chúng ta trong giây phút này đây?

Người gieo giống bao giờ cũng mong ước cho hạt giống sinh hiệu quả. Cũng vậy, ơn Chúa ban và việc Chúa làm, qua nhiều hình thức và dấu chỉ, sinh hiệu quả tốt cho mỗi người. Điều này đòi hỏi chúng ta tin tưởng và hy vọng vào ơn Chúa, để chúng ta tỏ lòng quý mến bằng cách đón nhận cách thiện chí và sống theo ơn Chúa ban, để thánh hóa bản thân mỗi ngày một hơn.

Hạt giống bao giờ cũng được chọn lựa, nghĩa là chúng tốt và có tiềm năng sinh hoa kết quả. Điều này nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào hiệu năng của ơn Chúa ban và việc Chúa làm, để chúng ta tôn trọng ơn Chúa và nhiệt tình sốt sắng làm thật nhiều công việc lành phúc đức và sốt sắng khi lãnh nhận các bí tích, để xứng đáng đón nhận ơn Chúa cách dồi dào hơn.

Hạt giống tốt nào cũng có tiềm năng sinh hoa kết quả, nhưng khi gieo xuống đất thì chúng còn tùy thuộc vào mỗi đám đất có thuận tiện hay không. Chúng ta hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tươm tất cho việc đón nhận ơn Chúa qua các bí tích.

                                                                            (Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB)

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

ghen tỵ...

Có hai đệ tử sau nhiều năm luyện tập, được sư phụ cho xuống núi để cứu nhân độ thế. Sau nhiều tháng đi khắp nơi giúp đỡ dân lành, họ trở về núi để tường trình lại cho sư phụ những việc họ đã thực hiện. Sau khi báo cáo, sư phụ thấy đệ tử A làm thật khá, nhưng đệ tử B còn khá hơn. Sự phụ cảm thấy rất hài lòng, liền nói: Hai con làm rất tốt. Ta sẽ ban thưởng cho hai con. Tuy nhiên đệ tử B lập nhiều công trạng hơn, để được công bằng, ta cho đệ tử A xin trước. Nếu đệ tử A xin một thì ta sẽ cho đệ tử B hai. Suy nghĩ giây lát, đệ tử A, trong lòng rất bất mãn, bèn nói: Xin sư phụ cho con chột một con mắt.

Chúa Nhật Tuần III Mùa Thường Niên - Năm C
Lời Chúa:  Lc 1,1-4;4,14-21:


Vì có nhiều người khởi công chép lại những biến cố đã xảy ra giữa chúng ta, theo như các kẻ từ đầu đã chứng kiến và phục vụ lời Chúa, đã truyền lại cho chúng ta, phần tôi, thưa ngài Thêophilê, sau khi tìm hỏi cẩn thận mọi sự từ đầu, tôi quyết định viết cho ngài bài tường thuật sau đây, để ngài hiểu chân lý các giáo huấn ngài đã lãnh nhận.

Bấy giờ Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền lực Thánh Thần, và danh tiếng Người lan tràn khắp cả miền chung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người ca tụng. Người đến Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày nghỉ lễ, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng:

"Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe".

                       (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Trong câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy thái độ và hành động ghen tỵ của đệ tử A đối với đệ tử B cũng là thái độ và hành động ghen tỵ, thù hiềm của thính giả đối với Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay. Họ không bằng lòng đối với sự thành công của Chúa Giêsu. Đây là con ông Giuse thợ mộc, nghèo nàn. Tại sao ông ta nói hay như thế. Đối với nhà lãnh đạo tôn giáo thì họ cảm thấy bị đe doạ khi Chúa Giêsu giảng dạy hay. Chúa Giêsu được đưa lên cao, còn họ bị lép vế. Chiến thuật ghen tỵ của họ rất là đơn giản: Tìm cách hạ Chúa Giêsu xuống để họ được đưa lên cao. Thái độ ghen tỵ, hiềm thù của họ đã dẫn đến hành động đả phá. Họ dẫn đưa Người lên triền núi, để xô Người xuống vực thẳm.

Rút từ bài học Phúc Âm và nhìn vào cuộc sống của mỗi người chúng ta nói riêng và xã hội nói chung, chúng ta phải chân nhận rằng lòng ghen tỵ của con người len lỏi khắp nơi trong cuộc sống từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Trong gia đình anh chị em ghen tỵ nhau khi cảm thấy rằng mình không được thương yêu hơn anh chị em khác trong gia đình. Nơi nhà trường học sinh này ghen tỵ học sinh khác trong khía cạnh học hành. Nơi xưởng thơ nhân công này cảm thấy không bằng lòng với nhân công khác trong vấn đề tiền lương.
Quả thật, sống trong xã hội ngày hôm nay, chúng ta thường dễ đem chính mình so sánh với người khác. Chúng ta so sánh quần áo, xe cộ, nhà cửa, công danh, sự nghiệp. So sánh để rút ra điều hay điều dở làm cho cuộc sống chính mình và người khác khá hơn là rất tốt. Tuy nhiên so sánh để rồi mang đến thái độ ghen tỵ, hiềm thù, đả phá, đè bẹp, gièm pha người khác vì người khác thành công hơn mình là điều không tốt. Con người ghen tỵ sẽ không tìm thấy chính mình và không có hạnh phúc vì họ luôn ao ước vài tìm kiếm nơi người khác điều mà không phải là của họ.

Ước gì mỗi người nhìn vào chính mình để làm sao chúng ta thay đổi con người cũ đầy ghen tỵ, hiềm thù để mặc lấy con người mới đầy yêu thương, bác ái của Chúa.

Mất trí...

Trang báo điện tử Zing.vn có bài đăng: " Hóa giải "lá bùa hộ mệnh" nói về vấn đề các tay anh chị trùm giang hồ sẵn sàng chém giết không gớm tay bất kể các loại thành phần có liên quan đến miếng cơm manh áo, thậm chí ngứa mắt cũng giết. Họ coi thường luật pháp và bất chấp tù tội. Điều gì khiến họ coi trời bằng vung như thế và bài viết trên đã cho bạn đọc biết "lá bùa hộ mệnh" của họ.

Bộ hồ sơ bệnh tâm thần hoàn hảo tưởng rằng sẽ là lá “bùa hộ mệnh” cho những kẻ coi thường luật pháp, nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Sự nguy hiểm của những giang hồ cộm cán tại Hải Phòng còn thể hiện ở thủ đoạn tinh vi nhằm đối phó với pháp luật. Để chuẩn bị trước cho hành động gây án mà không sợ bị pháp luật “sờ gáy”, trong một ngày đẹp trời nào đó, nhiều tên giang hồ khét tiếng bỗng dưng bị tâm thần.

Cứ gây án là bị … “động kinh”

Nói đến những thủ đoạn tinh vi của dân anh chị giang hồ, đại tá Lê Hồng Thắng - Trưởng phòng PC45, Công an TP Hải Phòng, nhắc ngay đến những kẻ gây án có hồ sơ tâm thần. Đó là lá bùa hộ mệnh mà những kẻ giang hồ cộm cán thường sử dụng để tránh tội.

Câu chuyện đấu tranh với người mang biệt danh Tộ “tích” để lại dấu ấn mạnh nhất đối với lực lượng cảnh sát hình sự (CSHS) Hải Phòng, bởi các anh đã phải bỏ biết bao công sức mới xử lý được tên tội phạm nguy hiểm này.

Tộ “tích” tên thật là Mai Đức Vượng (35 tuổi, ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng). Ngày 28/12/2009, Vượng cùng đồng bọn dùng dao chém, gây thương tích cho anh Trần Doãn (35 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng), khiến nạn nhân bị giảm 11% sức lao động.

Ngày 7/8/2001, Vượng lại cùng đồng bọn dùng súng bắn anh Nguyễn Chí (38 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng), khiến anh này bị giảm 67% sức lao động. Sau quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hải Phòng đã khởi tố hung thủ cùng đồng bọn về tội Giết người.

Trong thời gian Vượng bị tạm giam để điều tra, bất ngờ gia đình người đàn ông này cung cấp hồ sơ, bệnh án của một cơ sở y tế chuyên điều trị rối loạn tâm thần về căn bệnh… động kinh. Cơ quan điều tra đã giám định tâm thần tại Trung tâm Giám định pháp y tâm thần của Sở Y tế Hải Phòng.

Vượng sau đó được VKSND Hải Phòng có quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc. Do đó cơ quan cảnh sát điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra, bàn giao Vượng cho Viện Pháp y tâm thần Trung ương quản lý điều trị.

Dù qua công tác nghiệp vụ, các điều tra viên đều có thông tin khẳng định Vượng không hề bị tâm thần, nhưng căn cứ vào tài liệu, hồ sơ của bệnh viện thì không cớ để giam giữ hắn. Đây là trăn trở lớn của Công an Hải Phòng. Được ra ngoài xã hội, Vượng lại “giương vây giương cánh”.

Hắn gọi điện cho gia đình người bị hại, đe dọa nếu tố cáo hành vi tội ác của bọn chúng. Rồi còn chuẩn bị kế hoạch hành động tiếp theo nên luôn mang theo người một khẩu súng. Nắm bắt tình hình, ngày 13/12/2012, qua kiểm tra hành chính tại một khách sạn nằm trên địa bàn phường Đằng Hải, quận Hải An (Hải Phòng), tổ công tác của Phòng PC45 đã bắt Vượng cùng một khẩu súng K54 và 5 viên đạn.

Tuy nhiên, thêm một lần cơ quan cảnh sát điều tra bị bất lực trước chiếc “bùa hộ mệnh” của nghi phạm, tiếp tục phải trao trả anh ta cho Bệnh viện Tâm thần Trung ương để điều trị bệnh.

Cứ gây án là bị … “động kinh”

Nói đến những thủ đoạn tinh vi của dân anh chị giang hồ, đại tá Lê Hồng Thắng - Trưởng phòng PC45, Công an TP Hải Phòng, nhắc ngay đến những kẻ gây án có hồ sơ tâm thần. Đó là lá bùa hộ mệnh mà những kẻ giang hồ cộm cán thường sử dụng để tránh tội.

Câu chuyện đấu tranh với người mang biệt danh Tộ “tích” để lại dấu ấn mạnh nhất đối với lực lượng cảnh sát hình sự (CSHS) Hải Phòng, bởi các anh đã phải bỏ biết bao công sức mới xử lý được tên tội phạm nguy hiểm này.

Tộ “tích” tên thật là Mai Đức Vượng (35 tuổi, ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng). Ngày 28/12/2009, Vượng cùng đồng bọn dùng dao chém, gây thương tích cho anh Trần Doãn (35 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng), khiến nạn nhân bị giảm 11% sức lao động.

Ngày 7/8/2001, Vượng lại cùng đồng bọn dùng súng bắn anh Nguyễn Chí (38 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng), khiến anh này bị giảm 67% sức lao động. Sau quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hải Phòng đã khởi tố hung thủ cùng đồng bọn về tội Giết người.

Trong thời gian Vượng bị tạm giam để điều tra, bất ngờ gia đình người đàn ông này cung cấp hồ sơ, bệnh án của một cơ sở y tế chuyên điều trị rối loạn tâm thần về căn bệnh… động kinh. Cơ quan điều tra đã giám định tâm thần tại Trung tâm Giám định pháp y tâm thần của Sở Y tế Hải Phòng.

Vượng sau đó được VKSND Hải Phòng có quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc. Do đó cơ quan cảnh sát điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra, bàn giao Vượng cho Viện Pháp y tâm thần Trung ương quản lý điều trị.
Dù qua công tác nghiệp vụ, các điều tra viên đều có thông tin khẳng định Vượng không hề bị tâm thần, nhưng căn cứ vào tài liệu, hồ sơ của bệnh viện thì không cớ để giam giữ hắn. Đây là trăn trở lớn của Công an Hải Phòng. Được ra ngoài xã hội, Vượng lại “giương vây giương cánh”.

Hắn gọi điện cho gia đình người bị hại, đe dọa nếu tố cáo hành vi tội ác của bọn chúng. Rồi còn chuẩn bị kế hoạch hành động tiếp theo nên luôn mang theo người một khẩu súng. Nắm bắt tình hình, ngày 13/12/2012, qua kiểm tra hành chính tại một khách sạn nằm trên địa bàn phường Đằng Hải, quận Hải An (Hải Phòng), tổ công tác của Phòng PC45 đã bắt Vượng cùng một khẩu súng K54 và 5 viên đạn.

Tuy nhiên, thêm một lần cơ quan cảnh sát điều tra bị bất lực trước chiếc “bùa hộ mệnh” của nghi phạm, tiếp tục phải trao trả anh ta cho Bệnh viện Tâm thần Trung ương để điều trị bệnh.

Hóa giải 'lá bùa hộ mệnh'

Trong thời gian Vượng bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc, cơ quan cảnh sát điều tra đã nhận được nhiều đơn tố cáo, kiến nghị của gia đình bị hại Chí về việc Vượng giả điên để trốn tránh tội.
Vượng có đàn em chừng 30 người đều là giang hồ, lưu manh, luôn lui tới bệnh viện thăm “ông anh”, còn có cả biểu hiện quậy phá, đe dọa bác sĩ, nhân viên bệnh viện. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã cử tổ công tác 10 cán bộ phối hợp với Viện Pháp y tâm thần Trung ương tổ chức giám sát, canh gác liên tục 24/24h. Đồng thời, thường xuyên trao đổi theo dõi” bệnh tình” của hắn.

Ngày 17/4/2013, Viện Pháp y tâm thần Trung ương đã hội chẩn và ra thông báo bệnh tâm thần của Vượng ổn định. Căn cứ thông báo của Viện Pháp y tâm thần Trung ương, ngày 17/4/2013, VKSND Hải Phòng đã ra quyết định đình chỉ biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với Mai Đức Vượng.

Ngay lập tức, Cơ quan cảnh sát điều tra đã phục hồi điều tra và ra lệnh tạm giam đối với Vượng về hành vi Giết người, Cố ý gây thương tích và tổ chức tiếp nhận an toàn bị can đưa về tạm giam tại trại tạm giam Công an Hải Phòng. (http://news.zing.vn/Hoa-giai-la-bua-ho-menh-post621283.html).

Thật đáng thương cho những con người không may mắn vướng phải những căn bệnh về thần kinh và họ không làm chủ được nhân tính, nhưng cũng rất đáng lên án những con người khỏe mạnh bình thường, có trí lực nhưng lại "lợi dụng" bệnh tật để phục vụ cho hành động bất lương, mất nhân tính, xem thường mạng sống và bất chấp luật pháp của những kẻ mệnh danh là giang hồ...

Thứ Bảy tuần II Mùa Thường Niên
Lời Chúa:  Mc 3,20-21:

THỨ BẢY TUẦN 2 THƯỜNG NIÊN

20 Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. 21 Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: "Người đã mất trí".

                   (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Lời Chúa hôm nay chỉ vỏn vẹn hai câu kể về việc Chúa Giê su giảng dạy và dân chúng đông đảo đổ xô tới, đến mức Người không có thời gian để ăn. Và cũng trong lúc này, lại có những người thân của Chúa cũng đến, họ đến không phải để nghe Chúa giảng dạy, nhưng họ đến để bắt Chúa về vì theo lí do của họ là Người đã bị mất trí.

Theo suy nghĩ thông thường, mất trí tức là bị thần kinh. Những thân nhân của Chúa lo lắng vì Người cứ đi hết làng này sang làng nọ, rao giảng Tin Mừng, chữa bệnh và làm nhiều phép lạ. Điều này quả thật đáng khen ngợi nhưng kết quả thì vô số những con người đã gọi Chúa là phù thủy, tức là dùng phép của quỷ dữ để lừa dân chúng. Có người thì nói Chúa bị mất trí, bị hâm hâm. Còn bọn Pharisieu thì nghi ngờ Chúa muốn chiêu mộ dân chúng để lật đổ chính quyền. Đây cũng chính là lí do khiến những người thân của Chúa lo lắng, nỗi lo như Gioan Tẩy Giả bị chém đầu và tất nhiên những người thân cũng sẽ bị dính dáng vì có liên quan họ hàng.

Lạy Chúa Giê su, khi xưa, người thân của Chúa ở làng quê Nagiazet không tin Chúa, cho là Chúa mất trí vì Chúa chỉ là con của người làm thợ mộc, các Tông đồ cũng kém tin và rất nhiều, nhiều người không tin Chúa. Hôm nay, con cũng đã, đang trải qua những ngày giờ yếu kém  niềm tin với Chúa, xin ban thêm cho con sức mạnh để con khiêm tốn nhận thấy Ngài tỏ mình thật bình thường và gian dị giữa trần gian hôm nay.





Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Điềm thiêng đã tỏ!


Mấy ngày qua thông tin cụ Rùa Hồ Gươm chết được đăng tải trên rất nhiều trang thông tin, nhưng cũng rất nhanh chóng các trang thông tin chính thống phải gỡ bỏ vì Cụ Rùa mang yếu tố tâm linh khó giải thích trên phương diện khoa học.

Người Hà Nội nói riêng và tất cả người dân Việt Nam đã "mặc định" yếu tố tâm linh cho Cụ Rùa và mọi diễn biến của Cụ Rùa nổi lên, lặn xuống, bệnh tật đều gắn liền với những cột mốc quan trọng liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế xã hội của đất nước...

Và cũng không có khó hiểu trong khi cả nước đang hướng về Đại Hội Đảng lần thứ 12 thì Cụ Rùa qua đời. Có rất nhiều luồng thông tin "tâm linh" xung quanh sự kiện này, nhất là Đại hội Đảng lần 12 này diễn ra trong tình hình chính trị của đất nước rất "nhạy cảm" và sự ra đi của Cụ Rùa đã ảnh hưởng tâm lý ít nhiều cho người dân Việt Nam.

Dù sao Cụ Rùa dù linh thiêng cách mấy cũng không thể thoát ngưỡng "sinh, lão, bệnh, tử" và dù Cụ Rùa đã trở thành biểu tượng của Hồ Gươm, của Hà Nội thì cũng không thể "bất tử" mặc dù đã có nhiều phương án chuẩn đoán, cứu chữa và thậm chí "cứu vãn" sự sống cho Cụ, nhưng rồi "điềm thiêng" hay "điềm gở" đã xảy ra bằng cái chết của Cụ trước thềm Đại Hội Đảng. Và điều gì sẽ xảy đến???
Thứ Năm tuần II Mùa Thường Niên - Ngày 21/01: Thánh Anê, trinh nữ, tử vì đạo.

Lời Chúa: Mc 3,7-12:
7 Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, 8 Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. 9 Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. 10 Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. 11 Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", 12 nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.

                 (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)


Trong đoạn Lời Chúa hôm nay, do biết Chúa Giêsu có khả năng chữa bệnh, người ta từ khắp nơi đi theo Chúa Giêsu rất đông, đến nỗi Người phải bảo các môn đệ tìm cho Người một chiếc thuyền nhỏ cho Người lên đó “kẻo họ chen lấn Người”. Biện pháp này nhằm làm dịu đi phần nào một niềm tin tưởng có phần vụ lợi và một quan niệm có phần sai lạc về Đấng Messia.

Đoàn người lũ lượt kéo đến để nghe Chúa Giêsu rao giảng ngày càng đông hơn. Trong số họ có những người từ các miền lân cận xa xôi nhưng họ vẫn lặn lội đến để lắng nghe lời Chúa. Nhưng không phải tất cả người đến nghe Chúa Giêsu rao giảng là họ yêu mến lời Chúa, muốn thực thi lời Chúa. Trong đó cũng có những nhóm người muốn chống đối Chúa Giêsu, họ đến nghe để rồi tìm sự sai sót của Người mà bắt bẻ Người. Cũng có những người đến chỉ vì tò mò. Họ nghe đồn Chúa Giêsu có khả năng làm phép lạ và họ đến chỉ muốn xem phép lạ Chúa làm.

Tin Mừng nói họ đã đưa nhiều người bệnh đến để Chúa Giêsu chữa lành cho họ, chúng ta cũng là những người bệnh tật, không phải về thể lý ở nơi thân xác, nhưng nơi linh hồn của chúng ta. Không ai có thể đem chúng ta đến với Chúa cho bằng chính chúng ta đem chúng ta đến với Ngài để được chữa lành. Không phải bất cứ ai Chúa Giêsu cũng chữa cho khỏi bệnh tật. Trong nhiều đoạn Tin Mừng mà ta đã gặp được, trước khi Chúa làm phép lạ chữa bệnh cho họ, Chúa cũng muốn thử xem thái độ của họ có tin vào Ngài hay không. Niềm tin của chúng ta chính là chúng ta sốt sắng trong các giờ đạo đức, cũng như khi tham dự thánh lễ. Không ai tin được khi chúng ta nói chúng ta tin vào Chúa, chúng ta yêu mến Chúa mà chúng ta lại thờ ơ trong những việc phụng thờ Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời của Chúa chỉ nhắm một mục đích thi hành trọn ý Chúa Cha. Tâm hồn Chúa luôn bồn chồn thao thức mong đến giờ đó được thực hiện. Nơi chúng con thì ngược lại, chúng con thường chỉ tìm vui lòng thế gian. Chúng con sợ không được ý người đời. Còn ý Cha, chúng con ít quan tâm, và nhiều khi cố tình chống lại ý Cha. Xin Chúa Giêsu sửa lại con người lệch lạc của chúng con. Xin cho chúng con hiểu được rằng: thi hành ý Cha chính là tìm con đường hạnh phúc cho chính mình. Amen.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

LUẬT LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG

Một người thợ xây đang ở trên giàn giáo cao thì bị trượt chân rơi xuống, chẳng may trúng phải một người đang đi bộ ngang qua phía dưới. Điều oái ăm là anh thợ chỉ bị xây xát chút ít, con người khách bộ hành thì bị chấn thương nặng, hôn mê, rồi chết khi người ta đưa vào bệnh viện.
Chiếu theo luật "mắt đền mắt, răng đền răng" của miền này, gia đình nạn nhân đưa nội vụ ra tòa đòi anh thợ xây phải đền mạng. Vị quan tòa từ lâu đã thấy sự vô lý trong bộ luật địa phương, nhưng truyền thống và hủ tục từ xa xưa rất khó thay đổi. Cuối cùng, để cứu người thợ xây oan ức, ông tuyên bố: Gia đình nạn nhân đòi mạng người thợ xây theo truyền thống là chính đáng, nhưng tôi thấy cần phải nói rõ. Nếu anh ta đã giết người nhà của các ông bằng cách nào, thì các ông cũng phải giết anh ta bằng cách đó, nghĩa là một người trong gia đình các ông phải trèo lên giàn giáo cao, nhảy xuống đúng vào đầu anh thợ xây này đang khi anh đang đi ở phía dưới.
Nghe tòa phán xử, bên gia đình kiện cáo bèn vội vàng xin bãi nại. Anh thợ xây được tha bổng. Sau đó, nhận thức được sự tàn nhẫn phi lý  và mù quáng của bộ luật địa phương mình, dân chúng trong vùng quyết định loại bỏ hẳn việc "mắt đền mắt, răng đền răng" trong quan hệ xử thế giữa con người với nhau.
 Như vậy, muốn giữ được luật theo đúng nghĩa, thì ắt hẳn phải giữ luật trên tinh thần chứ  không phải trên mặt chữ.

THỨ BA TUẦN 2 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa: Mc 2, 23-28:
Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Đavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy trong mỗi cộng đồng tôn giáo, bao giờ cũng có những người đạo đức rất khắt khe trong vấn đề giữ luật đạo. Họ lo giữ luật đạo một cách rất chặt chẽ chi li sao cho đúng việc, đúng thời gian, đúng truyền thống. Đối với họ, giữ đạo là giữ lề luật.
Chính vì thế, nên khi thấy các môn đệ của Chúa Giêsu không giữ luật như họ giữ, thì họ coi đó là một điều thiếu xót đáng trách mà không thể tha thứ.
Chúng ta thấy, Chúa Giêsu không bao giờ chủ trương phá hủy lề luật: "Ta đến không phải là để phá hủy luật pháp" - "Ta bảo thật các ngươi, cho dù trời đất có qua đi nhưng một chấm một phết trong lề luật cũng không được bỏ qua". Ngài vẫn coi việc giữ luật phải xuất phát từ tình thương, nếu không, việc giữ luật sẽ chỉ là việc đạo đức bề ngoài, hình thức mà bên trong không có thực chất gì hết.
Giữ luật thể hiện tình yêu thương. Không có tình yêu thương thì không còn phải là lề luật của Chúa nữa.
Mẹ Têrêsa thành Calcutta nói: "Đừng sợ yêu thương đến độ phải hy sinh, tới mức phải nhức nhối. Tình yêu Chúa Giêsu yêu chúng ta đã đưa Ngài đến chỗ chết. Thiên Chúa quan tâm đến tình yêu của chúng ta. Chúa chẳng cần ai, Ngài có cách làm được tất cả. Ngài có thể làm luôn cả công trình của những người tài năng nhất. Chúng ta có thể làm việc đến cùng kiệt, có thể làm việc tới tuyệt mức. Nhưng nếu công việc chúng ta không gắn kết với tình yêu, sẽ là vô ích dưới mắt Chúa". Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống trọn vẹn cho Chúa và cho anh chị em mình trong "tình mến Chúa yêu người".
(Phêrô Nguyễn Quốc Khánh SDB)

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Mùa cưới!

Mùa cưới luôn mang lại cảm giác ngọt ngào, rạo rực cho các cặp uyên ương. Việc chuẩn bị chu đáo, thống nhất giữa hai gia đình và tính toán hợp lý là vô cùng cần thiết với dịp vui của đôi trẻ. Có như thế, đám cưới mới không mang lại những điều phiền toái, dở khóc dở cười.

CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN C: CHÚA ĐI ĂN CƯỚI

Người được mời tham dự tất nhiên phải có quan hệ với gia đình Tân lang hoặc tân nương. Nhưng khổ nỗi ở Việt Nam mùa cưới thường bắt đầu từ tháng 10 đến cuối năm nên chuyện một tuần "dính" vài thiệp cưới là chuyện bình thường. Được mời là niềm vinh dự nhưng cũng tạo "áp lực" kinh tế rất lớn, nhất là trong thời buổi cơm áo gạo tiền hiện nay...

Hôm nay, tôi cũng được mời ăn cưới, không chỉ một mà đến 3 thiệp. Nói là chạy show đám cưới quả không sai, nhưng điều quan trọng không phải là mâm cao cỗ đầy mà chính là niềm vui - niềm vui chia sẻ một gia đình mới không chỉ trong bổn phận sinh sản duy trì nòi giống mà để phát triển gia đình theo mẫu gương Thánh Gia khi xưa...


Lời Chúa: Ga 2, 1-12:

Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi". Chúa Giêsu nói với mẹ: "Hỡi bà, Con với bà có can chi đâu, giờ Con chưa đến". Mẹ Người nói với những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo". Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do-thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy đổ nước đầy các chum". Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc!" Và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang mà nói: "Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ này". Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người.

{Sau đó Người xuống Capharnaum làm một với mẹ Người, anh em (Người) và môn đệ của Người, nhưng các Ngài chỉ lưu lại ở đó ít ngày thôi.}

Bước vào Chúa nhật thứ hai Mùa Thường niên, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cùng với Chúa Giêsu sống những ngày (đầu sứ vụ công khai). Thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người biết: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian” (Phụng vụ Năm A); tiếp đến có ba môn đệ là: Anrê, Phêrô và Philipphê đã bỏ tất cả mọi sự mà đi theo người (Phụng vụ Năm B); có đồ đệ, thầy trò Đức Giêsu đi dự tiệc cưới, tại đây phép lạ đầu tiên xảy ra tại tiệc cưới Cana, khiến nước hóa thành rượu, nhờ sự can thiệp của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, (Phụng vụ Năm C). Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, với đức tin sống động, tinh tuyền và kiên vững, chỉ cho chúng ta nguồn gốc của một trong những dấu chỉ, và thực tại của nó, mà chúng ta sẽ được tham dự trong tương lai, nếu chúng ta làm “tất cả những gì Chúa Giêsu, Đấng là Tình Yêu Vĩnh Cửu (biểu tượng của rượu) dạy bảo. Lời dẫn vào Thánh lễ: “Lạy Chúa, toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ, và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh, Lạy Chúa Trời cao cả” (Lời nhập lễ). (“Hãy ca ngợi Chúa bằng một khúc ca mới, hỡi hoàn vũ, hãy ca ngợi Chúa, hãy ca ngợi Chúa, tôn vinh danh thánh Người”.) (Tv. 95)
Theo Thánh Maximus, Giám mục thành Turin thì Rượu mà Đức Giêsu hóa từ nước thành, chính là Rượu mới của niềm vui đích thực.
Bởi Vị Thiên Chúa theo Phúc Âm mô tả đã được mời đến dự tiệc cưới. Như thế, Con Thiên Chúa đã đi dự tiệc cưới, và bằng sự hiện diện của mình, Ngài đã thánh hóa mối tình của đôi tân hôn bằng việc hóa nước thành Rượu. Ngài đã đến dự đám cưới, theo luật cũ, để chọn trong dân ngoại một người vợ sẽ luôn luôn giữ mình đồng trinh. Ngài không sinh ra từ cuộc hôn nhân của loài người như Kinh Tin Kính chúng ta đọc: “Được sinh ra mà không phải được tạo thành”. Ngài đi đến đám cưới, không phải để tham dự một bữa tiệc vui vẻ như bao nhiêu bữa tiệc. Ngài đến để mạc khải một điều kỳ diệu thực sự, hết sức đáng ngưỡng mộ. Ngài đến dự tiệc cưới, không phải để uống rượu, nhưng để trao ban cho rượu ngon nồng. Và khi mọi thực khách đang dự tiệc, bỗng thiếu rượu, Đức Maria, Mẹ Ngài đã nói với Ngài: "Họ hết rượu rồi." Chúa Giêsu, dường như trả lời với vẻ không vui cho lắm: "Hỡi bà, bà muốn tôi điều gì? "... khi trả lời: "Giờ của con chưa đến", chắc chắn đây là lúc Ngài loan báo giờ vinh quang của Ngài nơi cuộc Thương Khó, hoặc chính máu Ngài là rượu đổ ra để trao ban sự sống, và ơn cứu độ cho nhiều người. Mẹ Marie xin một đặc ân hiện tại, còn Chúa Giêsu, Ngài lại chuẩn bị trao ban niềm vui muôn thủa trong tương lai. Tuy nhiên, Thiên Chúa nhân lành đã không ngần ngại trao ban những điều nhỏ mọn cho con người, trong khi chờ đợi những điều lớn xảy đến.
Đức Maria, người mẹ diễm phúc, vì Mẹ là Mẹ thật của ConThiên Chúa, nên Mẹ đã biết trước ý định của Con Mẹ, và thấy trước được điều gì sẽ xảy đến. Đó là lý do tại sao sau khi Mẹ yêu cầu Đức Giêsu, Con Mẹ, Mẹ nhận được câu trả lời: “Việc đó có liên quan gì đến bà và tôi”; Mẹ vẫn căn dặn những gia nhân quản tiệc cưới hãy làm bất cứ điều gì Con Mẹ yêu cầu: “Người bảo sao cứ làm như vậy”. Người mẹ thiêng liêng của Chúa Giêsu chắc chắn biết rằng lời chỉ trích của Con Mẹ và Mẹ thấy Con Mẹ, một Vì Thiên Chúa đã không giấu được sự bất bình của một người đàn ông giận dữ nhưng chứa đựng một mầu nhiệm của lòng từ bi cao cả... Vì tiếp theo là nước trong chum bỗng nhiên bắt đầu nhận được sức thánh hóa để có thể chuyển màu sắc, lan tỏa hương vị của một thứ rượu ngon lành, và cùng một lúc thay đổi hoàn toàn bản chất của nó, nước đã hóa thành rượu. Và việc chuyển đổi nước thành một chất khác cho thấy sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa, quyền năng, bởi không ai, ngoại trừ người tạo ra từ không có gì ra nước, có thể chuyển đổi nước thành một cái gì đó khác tức là rượu.
Chúng ta đang tiếp tục hành trình sống của mình trong Năm Đức Tin, tưởng cũng nên nhắc lại Mầu nhiệm Năm Sự Sáng: Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép tại tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa. Như vậy là Chúa nhật này, chúng ta xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa, tức là xin ơn Đức Tin.
Thật vậy, khi chiêm ngắm tiệc cưới Cana, nước hóa thánh rượu, loan báo hồng ân mà Chúa Giêsu thực hiện ngay trong Bí tích Thánh Thể và ghi nhớ giờ hiến dâng trên cây Thánh Giá, giờ Chúa trao ban chính thịt máu mình làm của nuôi nhân loại.
Tại Cana, Mẹ Maria đã hiện diện và can thiệp vào trong tiệc cưới. Vào giờ trên Thánh Giá; giờ Chúa Giêsu cử hành tiệc cưới với Giáo hội; Mẹ Maria cũng ở đây trong lúc chúng ta cầu nguyện; Giờ phút này đây, Mẹ cũng hiện diện để giúp đỡ chúng ta sống ơn gọi làm người, dâng hiến đời sống chúng ta hầu mưu ích cho tha nhân.
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta xin Mẹ dạy ta học yêu mến Chúa Giêsu, Vị Hôn Phu của Giáo hội mãi mãi và yêu mến Giáo hội, Hiền thê của Chúa Giêsu.
Nhờ lời Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu, chúng ta cầu xin Chúa cho chính chúng ta biết để ý đến nhu cầu của anh em; đồng thời cùng nhau thành tâm cầu nguyện cho tất cả mọi người nam cũng như nữ, những người phục vụ Tin Mừng biết sống khiêm nhường phục vụ trong đời sống hàng ngày; và nhất là cầu cho những ai có trái tim khép kín biết mở ra với tha nhân. (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

trở về!


Mới ngày hôm qua, vụ khủng bố ở Indonesia chính thức báo động tình trạng khủng bố IS đang lan tràn khu vực Đông Nam Á và vùng trũng này không còn là hiện thân của an toàn và cái chết chung cùng với IS đã lan rộng khắp nơi và Việt Nam có còn an toàn hay không? Một dấm chẩm hỏi mà không thể có đáp án chính xác.

IS đang là một loại siêu virus mà hiện nay cả thế giới đều chống đối và mong muốn tiêu diệt cho bằng được. IS còn nguy hiểm gấp trăm gấp vạn lần so với những căn bệnh nan y trong thế giới ngày nay khi sự sống đang bị tiêu diệt bởi hai chữ IS hiểm ác và tàn độc. Cũng trong những vụ tấn công hôm qua tại Indonesia, rất may mắn không có một người Việt nào thương vong. Cái may mắn của chúng ta lại là nỗi thương vong, tang tóc của nước bạn và những nạn nhân cũng không thể ngờ cái chết của mình lại vô nghĩa và phi nhân đạo như thế!

Dân gian có câu: sinh, lão, bệnh, tử nhưng câu nói này trong thời đại hôm nay dường như không còn phù hợp. Sinh, bệnh, lão, tử hay sinh, bệnh, tử mà vẫn chưa lão. Vì thế, con người ngày nay phải nỗ lực mỗi ngày để chiến đấu với tất cả các "mầm mống" đe dọa tính mạng con người và khi đã vượt qua, con người cảm thấy hạnh phúc.


Lời Chúa: Mc 2, 13-17

Khi ấy Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ. Khi vừa đi qua, Người thấy ông Lêvi con của Alphê, đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông liền đứng dậy theo Người. Và xảy ra là khi Người dùng bữa tại nhà ông, nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, vì đã có nhiều kẻ theo Người. Những luật sĩ và biệt phái thấy Người ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi?" Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo họ: "Những người khoẻ mạnh không cần gì đến thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi".

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói về một vấn đề trên đó là bệnh tật, đau ốm mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nếm cảm và có kinh nghiệm về nó. Khi bị bệnh, không ai có thể nói mạnh được. Họ cần có người giúp đỡ và chăm sóc, nhất là họ cần đến với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và được điều trị.

Đoạn Tin Mừng thánh Mácô kể lại hôm nay nói về một bệnh nhân được Chúa chữa khỏi đó là ông Lêvi, chỉ có khác một điều là thay vì ông là bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ (Thiên Chúa) thì nay chính Chúa lại đi bước trước đến với ông và chữa lành cho ông.

Như chúng ta đã biết, căn bệnh thể xác làm cho chúng ta đau khổ, giằng vặt như thế nào thì căn bệnh tinh thần, linh hồn còn làm cho chúng ta khổ đau biết là chừng nào. Ong Lêvi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo là quân thu thuế và bị liệt vào hàng những kẻ tội lỗi, cho nên mọi người phải tránh xa.

Chúa Giêsu gạt bỏ những thành kiến của xã hội. Ngài là vị lương y đầy nhiệt huyết và tình yêu đã luôn tìm kiếm những bệnh nhân để chữa lành. Vì thế khi thấy Chúa Giêsu tiếp xúc với ông Lêvi cùng tất cả những người bạn của ông thì nhóm Pharisêu đã phản đối Chúa Giêsu vì đã tiếp xúc với bọn tội lỗi thì sẽ bị lây nhiễm. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã mở trí cho những người Pharisêu hiểu một chân lý là người đau ốm thì mới cần uống thuốc chứ không phải người mạnh khỏe.

Vì nhận mình đau yếu, tội lỗi nên ông Lêvi và các bạn của ông đã được lãnh nhận ơn chữa lành từ lòng từ bi bao dung của Thiên Chúa, còn những người Pharisêu thì cho mình là người khỏe mạnh, công chính cho nên ơn cứu độ đã không đến được với họ. Vì thế, họ ở mãi trong tình trạng tội lỗi của mình mà không hay biết.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những tội nhân cần đến lòng từ bi tha thứ của Chúa, xin chữa lành cho chúng con và giúp chúng con sống mãi trong ơn nghĩa Chúa. Chỉ khi nào chúng con thực sự chấp nhận những lầm lỗi của mình, chúng con mới biết chạy đến với Chúa để được Chúa cứu chữa và từ đó, chúng con sẽ được mạnh khỏe thật. Hơn nữa, chúng con còn cảm thấy hạnh phúc và an tâm vì biết rằng chúng con luôn ở trong sự quan tâm, chăm sóc của Chúa. Chúng con cảm tạ Chúa. Amen.
(Giuse Nguyễn Hồ Điệp, SDB.)

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Tái tạo thế giới


Lời Chúa: Lc 3, 15-16. 21-22:
Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: "Gioan có phải là Ðấng Kitô không?", Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: "Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!"
Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".

CÁC BÀI SUY NIỆM LỂ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

"Chúng ta phải hoàn tất sự tái tạo thế giới mà Chúa Cha đã khởi sự kể từ lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa"

Người xưa có một quan niệm về vũ trụ rất ngộ nghĩnh. Họ chia nó thành 3 tầng thế giới chồng lên nhau giống như 3 tầng bánh "ga tô". Tầng trên cùng là nơi Chúa ngự được gọi là Trời hay Thiên đường. Tầng giữa nơi có loài người sinh sống được gọi là thế giới sinh vật, còn tầng chót là nơi con người sẽ đến sau khi chết, được gọi là âm phủ hay thế giới người chết.

Từ khi Adam, Eva phạm tội, tầng giữa tức thế giới sinh vật càng ngày càng trở nên tồi tệ. Vì thế, các thánh nhân đã cầu xin Chúa từ Trời ngự đến cứu giúp trần thế hỗn loạn của họ. Chẳng hạn, Tiên tri Isaia đã nài xin Chúa: "Sao Ngài không xé bầu trời xuống với chúng con?" (Is 64,1); và tác giả Thánh vịnh cũng kêu cầu: "Lay Chúa, xin hãy xé bầu trời ra và xuống với chúng con" (Tv 144,5).

Chúng ta phải đọc Bài Phúc Âm lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa trong bối cảnh này. Bài Phúc Âm mô tả 3 biến cố xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Trước hết là bầu trời mở ra trên Chúa Giêsu; tiếp đến là một con chim bồ câu từ trời xuống bay lượn trên Chúa Giêsu và trên nước; và cuối cùng là tiếng nói từ trời thốt ra: "Con là Con Ta rất yêu dấu". Bây giờ chúng ta hãy xét kỹ hơn từng biến cố một.

Trước hết là biến cố bầu trời mở ra trên Chúa Giêsu. Theo những điều đã nói ở phần trên, chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩ của biến cố này. Lời cầu xin của các thánh nhân đang được đáp trả. Chúa đã xé bầu trời đến trần gian để chỉnh đốn sự hỗn loạn nơi đây. Nói cách khác, việc Chúa Giêsu xuất hiện và chịu phép rửa nơi sông Giođan đánh dấu bình minh của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Từ đó, chúng ta bước sang xem xét biến cố kế tiếp cũng xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Thần Khí Chúa dưới hình một con chim bồ câu từ tầng trời mở toang bay xuống lượn vòng trên Chúa Giêsu và trên mặt nước. Sự kiện này nhắc ta nhớ lại lúc bắt đầu tạo dựng thế giới Thần Khí cũng bay là là trên nước giống như vậy. Sách Sáng Thế đã mô tả giây phút oai nghi ấy như sau: “Từ nguyên thuỷ… Thần lực Chúa chuyển động trên mặt nước. Đoạn Chúa truyền lệnh: 'Hãy có ánh sáng, lập tức ánh sáng liền xuất hiện.'” (St 1,1-3) Như thế, sách Sáng Thế là nền tảng giúp ta hiểu ý nghĩa biến cố thứ hai này. Chim bồ câu bay lượn trên Chúa Giêsu và trên nước là hình ảnh muốn báo cho chúng ta biết sắp có một cuộc tạo dựng mới xảy ra. Chúa sắp sửa tái tạo và canh tân thế giới chúng ta. Ngài sắp sửa thực hiện lời hứa qua môi miệng Tiên tri Isaia: "Ta sắp tạo dựng một trái đất mới, những sự việc đã qua sẽ không còn được nhắc nhở nữa… Trên trái đất mới này chỉ toàn là sự vui mừng và hạnh phúc." (Is 65,17-16)

Chúng ta hãy tiếp tục xét đến biến cố thứ ba cũng là biến cố sau cùng xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Bầu trời vừa mở ra thì có chim bồ câu lượn là là trên mặt nước và có tiếng nói từ trơi vọng xuống: "Con là Con Ta yêu dấu". Ý nghĩa của biến cố thứ ba này thật rõ ràng: Chúa Giêsu được xác nhận là Con Thiên Chúa, là "Adam mới", là trưởng tử của công cuộc tạo dựng mới. Khi bình luận về vai trò của Chúa Giêsu được ví như Adam mới trong cuộc tân tạo, Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Côrintô: "Người thứ nhất - tức Adam - từ đất mà ra và thuộc về đất, người thứ hai - tức Đức Giêsu - từ trời mà đến… Chúng ta đã mang trong mình hình ảnh con người bởi đất - tức Adam cũ - thế nào, thì chúng ta cũng mang hình ảnh con người bởi trời - tức Adam mới - như thế." (1 Cr 15,47-49)

Tóm lại, 3 biến cố xảy ra ngay khi Chúa Giêsu chịu phép rửa mặc khải cho ta biết 3 điều:

* Trước hết, bầu trời mở ra nói lên việc Chúa từ trời ngự xuống cõi trần chúng ta.

* Thứ đến, hình chim bồ câu bay lượn trên nước và trên Chúa Giêsu diễn tả việc Chúa đang bắt đầu một cuộc tạo dựng mới.

* Và cuối cùng, tiếng nói vọng ra từ trời nhằm mục đích xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là "Adam mới" trong cuộc tái tạo này.

Từ đó, chúng ta rút ra kết luận thực tiễn sau đây: Chúng ta là công dân của hai thế giới, nghĩa là chúng ta mang trong mình hình ảnh của Adam thứ nhất lẫn Adam thứ hai, nên chúng ta chia sẻ sự sống với cả hai vị này. Chúng ta từng cảm nghiệm được sức lôi cuốn về mặt xác thịt của Adam thứ nhất và sự thôi thúc tinh thần của Adam thứ hai. Điều này cắt nghĩa được lý do chúng ta thường bị xâu xé về mặt tâm linh; vì chúng ta vừa bị lôi cuốn làm điều tốt, đồng thời bị lôi cuốn làm điều xấu. Trong thư gởi tín hữu Rôma, chính Thánh Phaolô đã nhắc lại sự xâu xé tâm linh này: "Tôi không làm điều tôi muốn, mà lại làm điều tôi ghét." (Rm 7,15)

Và như thế, bài Phúc Âm hôm nay làm nổi bật 2 sự kiện. Sự kiện thứ nhất cách đây hơn 2.000 năm, Thiên Chúa đã xuống trần gian, nơi con người Chúa Giêsu, để bắt đầu công cuộc tái tạo. Sự kiện thứ hai mà bài Phúc Âm cho biết là mỗi người chúng ta là một phần trong cuộc tái tạo này. Chúa tái tạo chúng ta khi chúng ta chịu phép rửa tội bằng cách tháp nhập chúng ta vào thân thể Đức Giêsu, Con Ngài. Tuy nhiên, Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm hoàn tất việc tái tạo của riêng chúng ta bằng cách chúng ta cầu nguyện và nhận lãnh các bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Và cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng, chỉ khi nào chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể gọi Chúa là Cha, và đồng thời chỉ khi nào Thiên Chúa là Cha thực sự của chúng ta, thì chúng ta mới được chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Ngài.

Để kết thúc, chúng ta hãy đọc lại lời Thánh Phalô nhắn gởi chúng ta trong Bài đọc 2:

"Bất kỳ ai trong bất cứ dân tộc nào, ai kính sợ Thiên Chúa và thực thi công chính đều được Ngài đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Ngài đến cùng con cái Israel loan tin bình an qua con người Đức Giêsu là Chúa cả muôn loài."

                                                                                                               (Lm. Mark Link)

Vai chính - vai phụ!

Trang zing.vn có bài viết rất hay về "Những diễn viên quen mặt, lạ tên trên màn ảnh Việt". Không quá nổi tiếng và hầu như chỉ đóng vai phụ nhưng những nhân vật do họ thể hiện đều có sức sống riêng, góp phần tạo nên thành công cho nhiều bộ phim.
Tấn Thi: Từng tốt nghiệp ĐH Sư Phạm Cần Thơ và có thời gian dạy học tại Tiền Giang từ năm 1972 - 1975, nhưng trong một lần ham vui Tấn Thi đăng kí thi tuyển vào trường kịch nghệ TP.HCM và chuyển từ nghề giáo sang phim trường. Nhắc đến ông, khán giả sẽ nhớ ngay đến nam diễn viên có giọng nói trầm ấm, chuyên đảm nhận vai người cha trong các bộ phim như Tình yêu pha lê, Gọi giấc mơ về, Lẵng hoa tình yêu....

Chia sẻ về nghiệp diễn đóng vai phụ gần 40 năm qua, nam tài tử 66 tuổi đã nói: “Tôi không câu nệ chức danh, cũng không đua đòi vai lớn, miễn sao vai diễn được khán giả yêu mến và trân trọng”.
Chia sẻ về nghiệp diễn đóng vai phụ gần 40 năm qua, nam tài tử 66 tuổi cho biết: “Tôi không câu nệ chức danh, cũng không đua đòi vai lớn, miễn sao vai diễn được khán giả yêu mến và trân trọng”.

Hữu Thạch: Được biết đến qua vai người chồng say xỉn của Phương Thanh trong phim Vừa đi vừa khóc, Hữu Thạch từng tốt nghiệp khoa cải lương năm 1995. Thời điểm đó chính là lúc suy yếu của sân khấu nhạc cổ, cộng thêm vẻ ngoài không đẹp và sáng sân khấu nên anh khá chật vật trong nghiệp diễn. Năm 2007, nhờ ngoại hình chân quê, anh may nắn có được vai diễn đầu tiên trong Gọi giấc mơ về của đạo diễn Xuân Cường.

Được biết đến qua vai người chồng say xỉn của Phương Thanh trong phim Vừa đi vừa khóc, Hữu Thạch từng tốt nghiệp khoa cải lương năm 1995, đúng vào thời kỳ suy yếu của sân khấu nhạc cổ, cộng thêm vẻ ngoài không đẹp và sáng sân khấu nên anh khá chật trong nghiệp diễn. Năm 2007, nhờ ngoại hình chân quê, anh may nắn có được vai diễn đầu tiên trong Gọi giấc mơ về của đạo diễn Xuân Cường


Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Hữu Thạch chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ nghề, nam diễn viên từng chia sẻ: “So với quãng thời gian vừa trông xe, vừa diễn vai phụ ở sân khấu của Phước Sang thì tôi đã được nhiều khán giả biết đến.Tôi không mơ ước gì hơn ngoài những gì mình đang có.

Nguyễn Văn Tùng: Xuất thân từ một nhân viên bảo vệ, nhưng nhờ vóc dáng cao ráo, phong thái đĩnh đạc cùng gương mặt sáng, anh nhanh chóng lọt vào mắt xanh của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và có cơ hội góp mặt trong phim đầu tay Dốc tình .Ở tuổi 40, Văn Tùng chính thức bước chân vào phim trường và bắt đầu sự nghiệp vai phụ kéo dài hơn 10 năm với gần 40 bộ phim, có thể kể đến như 39 độ yêu, Thiên đường vắng em, Ảo ảnh, Chuyện tình công ty quảng cáo...

Với khán giả trẻ, ông được yêu thích khi hai lần đảm nhận vai cha của Lương Mạnh Hải trong phim Bỗng dưng muốn khóc và Vừa đi vừa khóc. Bên cạnh công việc đóng việc, Nguyễn Văn Tùng vẫn gắn bó với nghề vệ sĩ, hiện ông đang là giám đốc điều hành công ty với hơn 2.500 nhân viên.

Với khán giả trẻ, ông được yêu thích khi hai lần đảm nhận vai cha của Lương Mạnh Hải trong phim Bỗng dưng muốn khóc và Vừa đi vừa khóc. Bên cạnh công việc đóng phim, Nguyễn Văn Tùng vẫn gắn bó với nghề vệ sĩ. Hiện ông là giám đốc điều hành công ty có hơn 2.500 nhân viên. Trong ảnh, Văn Tùng (phải) cùng Thanh Thủy, Lương Mạnh Hải và đạo diễn Vũ Ngọc Đãng.

Quỳnh Lam: Nữ diễn viên 31 tuổi sở hữu nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ Á Đông với máu tóc dài đen nhánh, đôi mắt to tròn và đôi lúm đồng tiền duyên dáng. Cô là gương mặt quen thuộc với khán giả qua nhiều bộ phim, đáng chú ý có Cô dâu tuổi dần, Mãi theo bóng em, Vết xước, Tam nam vẫn phú, Mùa thu đi một nửa... Tuy nhiên, đến nay, Quỳnh Lam chưa có được một vai diễn nặng ký để làm “bệ phóng” vươn lên hàng ngọc nữ của màn ảnh Việt.

Quỳnh Lam Sở hữu nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ Á Đông với máu tóc dài đen nhánh, đôi mắt to tròn và đôi lúm đồng tiền duyên dáng. Trong suốt 10 năm theo nghiệp diễn, Quỳnh Lam có cơ hội tham gia các tác phẩm ăn khách. Gương mặt nữ diễn viên 31 tuổi này quen thuộc với khán giả qua hơn bộ phim, đáng chú ý có Cô dâu tuổi dần, Mãi theo bóng em, Vết xước, Hoàng hôn ấm áp, Theo dấu hương xưa, Tam nam vẫn phú, Mùa thu đi một nửa... Tuy nhiên, đến nay, Quỳnh Lam chưa có được một vai diễn thật sự đủ cân lượng để làm “bệ phóng” giúp cô vươn lên hàng ngọc nữ của màn ảnh Việt.

Quỳnh Anh: Năm 2005, Quỳnh Anh có vai diễn đầu tay trong phim Cù lao mây ngày ấy của đạo diễn Yên Sơn. Sau đó, nhờ ngoại hình trong sáng và thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, nữ diễn viên tiếp tục góp mặt trong nhiều bộ phim đình đám như: Mùi ngò gai, Gọi giấc mơ về, Giấc mơ cổ tích, Bước chân hoàn vũ, Thụy khúc, Vũ điệu tình yêu, Thiên đường vắng em... Hơn 10 năm qua, nữ diễn viên 31 tuổi hầu như chỉ đóng vai phụ, nhưng những nhân vật do cô thể hiện đều có sức sống riêng, góp phần tạo nên thành công của nhiều bộ phim.

Được nhận xét là diễn viên đa tài, thế nhưng do bản tính nhút nhát đã khiến Quỳnh Anh chưa tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Năm 2005, cô có được vai diễn đầu tay trong phim Cù lao mây ngày ấy của đạo diễn Yên Sơn. Sau đó, nhờ ngoại hình trong sáng và thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, nữ diễn viên tiếp tục góp mặt trong nhiều bộ phim đình đám như: Mùi ngò gai, Gọi giấc mơ về,  Giấc mơ cổ tích, Bước chân hoàn vũ, Thụy khúc, Vũ điệu tình yêu, Thiên đường vắng em... Hơn 10 năm qua, nữ diễn viên 31 tuổi hầu như chỉ đóng vai phụ, nhưng những nhân vật do cô thể hiện đều có sức sống riềng, góp phần tạo nên thành công của nhiều bộ phim.

Tấn Phát: Bén duyên với nghề diễn khi còn là sinh viên ĐH An Giang, Tấn Phát được khán giả nhớ đến qua vai Minh trong Gọi giấc mơ về. Sau đó, anh có cơ hội góp mặt trong nhiều phim truyền hình ăn khách như: Sóng tình, Hoa nắng, Giải mã tình anh, Những nàng công chúa nổi tiếng... Tuy nhiên, Tấn Phát vẫn còn thiếu chút duyên may để có bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hiện tại, nam diễn viên vừa tham gia đóng phim truyền hình lẫn hoạt động ở sân khấu kịch. Anh từng đoạt huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012, với vai Thái trong vở Tội ác quyền lực. 
 Bén duyên với nghề diễn khi còn là sinh viên ĐH An Giang, Tấn Phát được khán giả nhớ đến qua vai Minh trong Gọi giấc mơ về. Sau đó, anh có cơ hội góp mặt trong nhiều phim truyền hình ăn khách như: Sóng tình, Hoa nắng, Giải mã tình anh, Những nàng công chúa nổi tiếng... Tuy nhiên, Tấn Phát vẫn còn thiếu chút “duyên may” để có bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.Hiện tại, nam diễn viên vừa tham gia đóng phim truyền hình lẫn hoạt động ở sân khấu kịch. Anh từng đoạt huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012, với vai Thái trong vở Tội ác quyền lực.

Phúc An: Với ngoại hình mảnh mai cùng nét đẹp dịu dàng nữ tính, Phúc An đã chinh phục trái tim người hâm mộ qua hàng loạt vai diễn lấy đi không nước mắt. Người đẹp có “đôi mắt u buồn” được khán giả biết đến nhiều hơn qua các bộ phim như Những nàng công chúa nổi tiếng, Thám tử tư, Đối mặt, Về đất Thăng Long... Gia nhập phim trường gần 10 năm, tuy nhiên, Phúc An vẫn đang tìm kiếm cho cơ hội tỏa sáng trên màn ảnh để tạo cú hích cho sự nghiệp diễn xuất.

Với ngoại hình mảnh mai cùng nét đẹp dịu dàng nữ tính, Phúc An đã chinh phục trái tim người hâm mộ qua hàng loạt vai diễn lấy đi không nước mắt. Người đẹp có “đôi mắt u buồn” được khán giả biết đến nhiều hơn qua bộ phim như Những nàng công chúa nổi tiếng, Thám tử tư, Đối mặt, Về đất Thăng Long... Gia nhập phim trường đã gần 10 năm, tuy nhiên, Phúc An vẫn đang tim kiếm cho cơ hội tỏa sáng trên màn ảnh để tạo cú hích cho sự nghiệp diễn xuất của mình.

Việc vai chính vai phụ trong phim là do đạo diễn tuyển chọn và sắp xếp để phù hợp với nội dung bộ phim. Nhưng trong một bộ phim vai chính chỉ có một hoặc hai, rồi vai thứ chính cũng rất ít nhưng vai phụ thì cần rất nhiều. Và một bộ phim có thành công hay không thì chính những diễn viên vai phụ đóng vai trò hết sức cần thiết và quan trọng.

Lời Chúa: Ga 3,22-30:
Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa. 23 Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến để chịu rửa. 24 Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục. 25 Xảy ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do Thái về việc thanh tẩy. 26 Họ đến cùng Gioan và nói với ông: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!" 27 Gioan trả lời rằng: "Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. 28 Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Đấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. 29 Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. 30 Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".

                                (Nguồn: Ủy ban Thánh kinh / HĐGMVN)

Trong đoạn Lời Chúa hôm nay cũng cho chúng ta thấy hình ảnh mội diễn viên phụ rất nổi tiếng và vô cùng khiêm tốn - Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy Giả cùng làm phép rửa, mỗi người một nơi khác nhau và mỗi người cùng có những quần chúng riêng. Và chính việc làm phép rửa này đã gây nên một cuộc tranh luận ai đúng, ai sai và ai hơn ai? Chính những môn đệ của Thánh Gioan cũng bất bình cho Thầy mình và ganh tỵ, mách lẻo với Thầy, với ý muốn là tỏ thái độ không đồng tình với hành động của Chúa Giêsu, nhưng Thánh Gioan lại có một chính kiến khác “Chúa phải nổi bật lên, còn tôi phải nhỏ đi” còn có nghĩa phải làm cho trong con người tôi phần của Chúa càng ngày càng lớn lên, và phần của xác thịt, của tội lỗi và của khuynh hướng xấu dần dần nhỏ bớt.

Lạy Chúa Giêsu, tự bản thân mỗi người chúng con, chúng con chẳng có gì. Tất cả đều là hồng ân. Hồng ân nối tiếp hồng ân. Vâng, chính vì thế, khi chúng con càng lãnh nhận nhiều, chúng con càng mắc nợ nhiều và chúng con càng phải đền trả nhiều.

Xin Chúa giúp chúng con biết giữ gìn hồng ân của Chúa, biết sử dụng hồng ân ấy cho đúng nghĩa. Xin cho chúng con biết qui hướng tất cả cho vinh danh Chúa. Amen.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

THÁNH THẦN CHÚA NGỰ TRÊN TÔI.

Một người bạn kể lại: “… Trong lớp tôi dạy, có một em tên Bi bị khuyết tật bẩm sinh: sứt môi và điếc một tai trái. Bị các bạn chế diễu, em luôn cảm thấy bị bỏ rơi, thua thiệt. Em trở nên khép kín và xa lánh mọi người. Một hôm, tôi cho các em được tự do đi lại trong lớp và có thể nói nhỏ vào tai bất kỳ một người bạn nào những gì mình thích. Bi ngồi đó, không tham gia, cũng không chờ đợi. Và chính lúc đó, tôi đã đến nói nhỏ vào tai em “Ước gì Bi là đứa em nhỏ của cô!” Bi ngước mắt ngạc nhiên như dò hỏi “Có thật không cô?” Và tôi đã ôm chầm lấy em.”

Lời Chúa:  Lc 4,14-22a
14 Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. 15 Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. 16 Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. 17 Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: 18 "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, 19 công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

20 Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe". 22 Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.

                    (Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Sau một thời gian hoạt động, Chúa Giêsu trở về rao giảng tại chính quê hương mình là Nadarét miền Galilê. Tại đây, trong một bối cảnh trang nghiêm và chính thức (ngày Sabbat, trong hội đường), Chúa Giêsu công bố chương trình hoạt động của Ngài: Với tư cách là Messia vừa được tấn phong, Ngài được sai đi truyền bá Phúc Âm cho những người nghèo hèn, khốn khổ. Như thế là Ngài thực hiện điều mà Thiên Chúa đã hứa từ xưa qua lời ngôn sứ Isaia.

Hôm nay Chúa vào hội đường, không phải để rao giảng nhưng để lắng nghe lời các tiên tri nói lên ý định của Chúa Cha. Chúa sai tôi loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó vết thương cho những người sầu khổ, tật nguyền, loan tin mừng cứu rỗi đến cho muôn người. Thực vậy, Chúa đã đi vào dòng đời để cứu vớt những kẻ cơ hàn. Chúa đã dùng cuộc đời mình để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao con người. Chúa đã khai mở năm hồng ân để thi ân giáng phúc cho nhân loại chúng con. Chúng con xin tri ân và ngợi khen Chúa. Xin Chúa hãy giúp chúng biết bước theo chân Chúa để ra đi xây dựng cho thế giới này ngày một tốt hơn. Cho đói nghèo, dịch bệnh không còn là nỗi lo sợ trên cuộc sống của con người. Cho hoa công lý nở rộ khắp muôn nơi. Cho tình con người luôn liên kết với nhau hầu cùng nhau xây dựng thế giới này ngày một tốt đẹp hơn.
Kỳ diệu thay luồng gió của Thánh Thần! Ngài vẫn tác động trên tâm hồn con người, ngay trên người bạn của tôi, để luôn biết cảm thông và trao tặng… Hành vi ấy đang tiếp nối những hành vi của Chúa Giêsu, Đấng đã được Thánh Thần thúc đẩy để đem Phúc Âm cho người nghèo khó.


Lạy Chúa, khi con đói, xin gởi đến con người cần của ăn. Khi con cô đơn, xin gởi đến con người cần được thông cảm. (Epphata).

                                                                (Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái)

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

hoảng sợ.


(Nguoiduatin.vn) – Có 3 con rắn hổ mang chúa lần lượt tìm đến nhà một người đàn ông để “trả thù”, khiến không chỉ gia đình ông này mà cả thôn đều hoang mang, sợ hãi.

Khoảng 18h ngày 17/4/2012, khi cả gia đình ông Pham Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to cứ bò thẳng vào nhà. Anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập, con ông Linh đã dùng cây bắt con rắn nặng 2,5kg, đem bán cho thương lái với giá 3 triệu đồng.

Chỉ 3 ngày sau đó, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con đầu tiên đã tấn công vào nhà ông Linh. Hai anh em nhà ông Linh lại dùng cây bắt tiếp con thứ hai. Hai ngày sau đó, con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục xuất hiện. Nhưng lần này gia đình ông Linh không dám bắt vì con rắn quá to, dài gần 3 mét, lại biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang to hơn 2 gang tay ngang nhiên xông vao nhà. Biết không thể đấu lại con rắn này, nên gia đình ông Linh kêu cứu. Dân làng nghe tiếng đã kéo đến dùng đá, cây đuổi con rắn đi.

Ông Linh cho hay: sau khi bắt được hai con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50 mét. Ông đã lấy hết về cho con cháu ăn. Hiện nay các thành viên trong gia đình ông đều rất sợ. Việc xuất hiện 3 lần rắn hổ mang vào nhà giống như báo thù cho đồng loại, rất đáng sợ. Mấy hôm nay, gia đình ông không một ai dám cất bước ra khỏi nhà.

Một tuần sau đó, chị Nguyễn Thị Liên (gần nhà ông Linh) thấy vách tường ván tự nhiên rung. Sau khi kiểm tra, vợ chồng anh chị kinh hãi khi thấy con rắn hổ chúa to, dài đang ngước cổ, phồng mang, vợ chống hoảng hốt bỏ chạy. Sau đó con rắn bỏ đi. Chị Liên lo lắng: Không biết con rắn có đánh hơi được không vì trước đó, con ông Linh đã đem 2 con rắn bắt được sang nhà chị cân nhờ để bán.

Thấy có điều bất ổn và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập dàng cúng. Vợ chồng chị Liên cũng đã cúng, cầu mong rắn hổ chúa không quay trở lại nhà. Chi Liên cho biết: “Thấy dân làng cúng tôi cũng cúng theo chứ sợ lắm. Con rắn to quá, nếu nó đến nữa chắc không dám ở nhà…”.

Hiện nay, trước sự trả thù của rắn hổ mang, nỗi sợ hãi đang bao trùm toàn bộ thôn nhỏ.
(http://www.webtretho.com/forum/f26/ca-lang-hoang-so-vi-ran-ho-chua-tan-cong-tra-thu-cho-dong-loai-1232546/index4.html#post24861063)

Chuyện rắn trả thù không chỉ có ở Việt Nam mà ở những nước vốn có nền văn hóa thờ rắn như khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và thậm chí ngay tại Việt Nam cũng có những đền thờ chỉ thờ rắn. Và ngay cả ngành y cũng có biển tượng là rắn. Con người Việt rất sợ rắn, và tâm lý hoảng sợ này như là một phản xạ không điều kiện để mỗi lần vô tình nhìn thấy rắn hoặc gặp rắn là hốt hoảng và bỏ chạy, thế nhưng cũng chính người Việt là "sát sinh" của rắn vì tận thu, tận diệt.

Lời Chúa: Mc 6, 45-52

 (Khi năm ngàn người đã được ăn no), Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền, qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đã ra giữa biển, còn Người thì một mình ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc chèo chống vì ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, thì tưởng là ma, nên la hoảng lên. Vì ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: "Hãy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ". Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, vì họ chưa hiểu gì về vấn đề bánh: lòng họ còn mù tối.

Nhắc đến chuyện rắn để hình dung ra tâm lý hoảng sợ của con người. Có những nỗi sợ gây thiệt hại nhiều hơn cả những hiểm nguy có thực. Với bản tính yếu đuối mỏng dòn kiếp người và đứng trước những khó khăn thử thách trong cuộc đời với những hiểm nguy luôn rinh rập và bao vây, tâm lý tự nhiên là sợ và những nỗi sợ hãi này thật ra là điều rất tự nhiên theo bản ngã con người. Khi chúng ta cảm thấy mình bất lực trước một biến cố hay một thách đố nào đó trong cuộc đời, thì tự nhiên ngay lúc đó chúng ta cảm thấy khó có thể đương đầu nổi, hay khó có thể vượt qua được, đơn giản chỉ vì chúng ta cảm thấy sợ hãi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, trong hành trình các Tông Đồ theo Chúa.Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Cứ an tâm, Thầy đây, đừng sợ!". Trong toàn bộ Kinh Thánh, người ta thống kê được tới 365 lần Chúa nói: "Đừng sợ!" 365 lần, tương đương với 365 ngày trong một năm.

Con người sợ nhiều thứ trong cuộc đời: sợ mất những gì đang sở hữu, sợ đau vì phải chịu đủ thứ bệnh tật, sợ ma quỉ, sợ chết, và sợ bị Thiên Chúa phạt. Những nỗi sợ hãi này làm con người trở nên nhát đảm, không dám sống và làm chứng cho sự thật. Sợ hãi tự nó không xấu, nhưng nếu sau khi được thuyết phục bởi lý trí không nên sợ, mà con người vẫn sợ, lúc đó sợ hãi trở thành tội. Khi nào con người không còn sợ hãi nữa, lúc đó con người mới thực sự biết sống. 

Và chính sự sợ  hãi cho biết là chúng ta đã, đang thiếu vắng Chúa ở trong cõi lòng chúng ta. Có một sự kiện đơn giản ở đời, một sự kiện đã được vô số người thuộc mọi thế hệ cảm nghiệm, ấu là khi có mặt Chúa Giêsu, thì bão tố yên lặng, náo loạn trở nên bình an, việc bất thể trở nên khả thể, việc không tài nào chịu đựng được biến thành việc có thể chịu đựng được, và người ta vượt được điều đáng lẽ phải ngã quỵ mà không bị ngã xuống, có Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ chinh phục được cả bão tố".

Lời Chúa Giêsu trấn an các Tông Đồ khi xưa cũng chính là lời Ngài muốn nói, muốn nhắn nhủ với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay; "Cứ an tâm, thầy đây, đừng sợ!" khi gặp nguy khốn, vất vả thử thách, vì Chúa luôn muốn sống bên cạnh chúng ta: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Điều quan trọng là chúng ta có nhớ đến Ngài, nhận ra Ngài và sẵn sàng phó thác cuộc đời mình trong lòng thương xót của Ngài hay không? Xin cho mỗi người chúng ta sẵn sàng đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài, với Ngài và trong Ngài để nhờ tình yêu và quyền năng của Chúa sẽ luôn luôn là "ách êm ái và dịu dàng" cho mỗi người chúng ta.