Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Yêu & Ghét!

Ca dao tục ngữ việt nam có câu:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhay ghét cả tông ti họ hàng
hay:
yêu nhau trái ấu cũng tròn
ghét nhau quả bồ hòn cũng méo...

Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam rất phong phú nói về tình cảm con người, nhất là tình yêu đôi lứa. Phạm trù yêu ghết, ghét yêu dường như "ngốn" rất nhiều bút mực, giấu vở và tâm can của con người....
Và cái gọi là éo le này có lẽ đúng với hoàn cảnh cuộc đời của các môn đệ khi các ngài đã được Chúa Giêsu Phục sinh trao ban một sứ vụ đặc biệt: rao giảng Tin Mừng cho khắp mọi loài thụ tạo trên thế giới này. Hành trình rao giảng đó đã gặp không ít những khó khăn, thế nhưng các môn đệ vẫn kiên tâm để Tin Mừng của Chúa được loan truyền cho đến ngày nay, thuộc mọi nước, mọi dân.

Phúc Âm: Ga 15, 18-21:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Ðấng đã sai Thầy".

Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan tường thuật lại lời dạy dỗ, an ủi của Chúa đối với các môn đệ khi các ngài bị những kẻ thuộc thế giới của bóng tối ghét bỏ. Nghĩ lại cũng đúng thôi vì Chúa mà họ còn sỉ nhục, giết chết thì huống gì là các tông đồ. Thế nhưng, Chúa vẫn khuyên các tông đồ đừng sợ, đừng nản lòng khi đi rao giảng Lời Chúa vì biết bao nhiêu người còn đang khao khát, đang mong chờ được giải thoát khỏi bóng tối của lầm lạc, tội lỗi để được sống và bước đi trong ánh sáng phục sinh. Thế gian ghét Chúa Giêsu vì những lời nói và hành động của Chúa đã vạch trần bộ mặt xấu xa, giả dối và tội ác của họ. Họ cảm thấy xấu hổ và tìm cách loại trừ, chống đối lại Ngài. Giờ đây, các tông đồ cũng là đối tượng bị ghét bỏ, chống đối của họ, vì đã sống và rao giảng những lời của Chúa Giêsu. Thế nhưng, những kẻ yêu mến và khao khát kiếm tìm chân lý thì luôn mong chờ ơn cứu độ đến với họ để họ cũng được sống trong ánh sáng của chân lý, chứ không còn lần mò trong đêm tối và lầm lạc nữa.

Bài Tin Mừng này được đọc trong mùa Phục sinh đề nói lên rằng sứ mệnh rao giảng và đem Tin Mừng Phục sinh đến với muôn dân là điều cấp bách dù biết rằng những khó khăn luôn sẵn chờ phía trước, nhưng ánh sáng phục sinh sẽ chiếu tỏa trên tất cả những ai đón nhận và ban cho họ sức mạnh, ân sủng, để họ cũng trở thành những nhân chứng về tình yêu và niềm vui của Chúa Phục sinh.

Lạy Chúa Giêsu Phục sinh, ánh sáng của Chúa đã chiếu tỏa trên chúng con để xua đi những lo lắng, sợ hãi đang còn vây phủ tâm hồn chúng con. Xin ban cho con sức mạnh và niềm vui của Chúa để con cũng đem niềm vui đó đến với mọi người chúng con gặp gỡ. Khi đó, bình an và niềm vui phục sinh của Chúa lan tràn khắp hoàn cầu này. Amen.

(Giuse Nguyễn Hồ Điệp, SDB)

Hãy sống yêu thương!



Thứ Sáu tuần 5 Phục Sinh – Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Thánh nữ sinh năm 1347 tại Xiêna. Ngay từ thuở niên thiếu, chị đã khao khát sống cuộc đời hoàn thiện, khát khao chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh, và phục vụ Hội Thánh bấy giờ đang bị xâu xé. Vì thế, chị đã gia nhập Dòng Ba Đaminh. Thấm nhuần tinh thần của thánh Đaminh, chị yêu mến Thiên Chúa và tha nhân một cách nồng nàn, cổ võ bình an thuận hòa giữa các thành của nước Italia, can đảm bênh vực quyền lợi và sự tự do của Đức Giáo Hoàng và canh tân đời sống đạo đức. Chị là tác giả của nhiều tác phẩm đạo lý và tu đức. Chị qua đời năm 1380. Ngày 18 tháng 06 năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên phong chị làm bổn mạng nước Italia.

Và ngày 04 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên phong cho chị là tiến sĩ Hội Thánh.


Cách đây không lâu, Soko Asara, thủ lãnh giáo phái “Chân lý tối thượng” đã bị bắt giữ vì can tội chủ mưu phóng hơi ngạt giết hại 11 người và làm bị thương trên 5.000 người trong một hệ thống đường ngầm tại Tokyo, Nhật Bản. Vị thủ lãnh giáo phái này thường xuất hiện trong một chiếc xe mầu trắng sang trọng. Mười ngàn tín hữu tại Nhật Bản và một số nước khác đã sụp lạy khi ông đi qua, họ uống cả nước tắm gội của ông. Tại một trung tâm của giáo phái nằm dưới chân núi Phú Sĩ vốn là biểu trưng của thanh bình, cảnh sát đã khám phá cả một kho vũ khí hóa học có khả năng sát hại hàng chục triệu người. Đó là sự thật mà cảnh sát Nhật đã nắm bắt được từ giáo phái vốn tự xưng là “Chân lý tối thượng”. Tựu trung, sát hại là khẩu hiệu hàng đầu do vị thủ lãnh giáo phái này truyền đi và được các tín đồ của ông răm rắp tuân theo.

Con người vốn khao khát đi tìm chân lý: nơi nào có người dấy lên tự xưng được giác ngộ và tìm thấy chân lý, nơi đó có những tín đồ chạy theo. Trong lịch sử nhân loại đã có biết bao người tự xưng là bậc thày như thế. Đã có những bậc thày xoa dịu được nỗi khổ đau của nhân loại, nhưng cũng không thiếu những bậc thầy mà sự xuất hiện chỉ là cơn ác mộng cho nhiều người.


Lời Chúa: Ga 15, 12-17:

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".

Chúa Giêsu cũng xuất hiện như một bậc thày. Ngài cũng quy tụ một số môn đệ. Thế nhưng trong lịch sử nhân loại chưa từng có một bậc thày nào đã có cuộc sống và cung cách hành xử như Ngài, cũng như chưa từng có một bậc thày nào đã tự xưng mình là chân lý như Ngài; chân lý ấy được mạc khải qua cuộc sống và nhất là cái chết của Ngài chính là tình yêu.

Tin mừng hôm nay cũng như bao trang Tin mừng khác bộc bạch một cách trong suốt trái tim của bậc thày này. Điệp khúc gói trọn lời trăn trối của Ngài là: “Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con”. Như Ta đã yêu thương các con, đó là mức độ của một tình yêu đích thực và đặc điểm của một giáo huấn chân thật. Chúa Giêsu quả thật đã yêu thương các môn đệ và yêu thương đến cùng, đó là tình yêu cao cả nhất của người thí mạng sống mình vì bạn hữu.

Cái chết của Chua Giêsu trên Thập giá là mạc khải tối thượng về Thiên Chúa và về con người. Qua cái chết ấy Chúa Giêsu mạc khải cho nhân loại rằng chỉ có một Thiên Chúa và Thiên Chúa đó yêu thương con người. Qua cái chết ấy Chúa Giêsu cũng đồng thời mạc khải cho nhân loại rằng con người chỉ có một ơn gọi, đó là sống yêu thương, càng sống yêu thương, con người càng đến gần chân lý và càng trở thành bạn hữu của Thiên Chúa.

Chân lý không phải chỉ để tin nhận, mà thiết yếu là để được thực thi, và như Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: “Ai thực thi chân lý thì đến cùng ánh sáng”. Thật thế, ai sống yêu thương, người đó sẽ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, phẩm giá của con người và chắc chắn sẽ cảm nhận được sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa. Trái lại, ai nuôi dưỡng hận thù, xúc phạm đến tha nhân, người đó cũng chối bỏ chân lý về con người và về Thiên CHúa, đồng thời cũng giam hãm mình trong tăm tối của cô đơn.

Nguyện xin Đấng là chân lý ban cho chúng ta ánh sáng và sức sống thần linh của Ngài, để chúng ta luôn tiến bước trong cuộc sống với niềm tin tưởng lạc quan. Xin cho các Kitô hữu xác tín rằng chỉ bằng cuộc sống yêu thương, chúng ta mới thực sự làm chứng cho chân lý.

( http://www.giaophanlongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20160422160649)

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Bí tổ lưu truyền!

Hơn 300 năm trước, vào triều đại nhà Thanh Trung Hoa, dân gian còn truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan đã hết lòng tìm cách chữa bệnh cho mẹ.

Ảnh minh họa

Một lần, phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho ròng rã ngày này tháng khác mà không khỏi, mặc cho vị quan vời biết bao danh y, tìm kiếm biết bao phương thuốc quý. Bà lão mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao, tính mệnh chỉ như ngọn đèn dầu trước gió. Thương mẹ, vị quan khóc lóc thảm thiết, tự trách mình đã bất lực trước cảnh nguy nan.

Tấm lòng hiếu thảo của vị quan huyện nức tiếng gần xa và đã truyền đến tai một vị thần y ở vùng núi cao nọ. Ông mai danh ẩn tích đã lâu, quanh năm làm thuốc cứu người.

Nay nghe tin về một vị quan thanh liêm, chính trực lại hiếu thuận với cha mẹ, ông cảm kích vô cùng, tự tìm đến mong được cứu giúp. Vị thần y đã dùng 15 loại thảo mộc thu hái từ vùng núi cao ông sinh sống, sắc thành cao cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc.

Quả nhiên khỏi bệnh, da dẻ hồng hào, tươi nhuận. Bà và con trai vô cùng mừng rỡ, cảm phục tài năng và ơn cứu mạng của thần y. Về phần mình, vị thần y xem việc cứu người như niềm vui của mình.

Bài thuốc mà vị thần y này sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác. Sau đó, đã được lưu truyền khắp dân gian để trị ho, cứu chữa cho không biết bao người.

Bài thuốc được lưu truyền qua hàng trăm năm lịch sử. Khi KHKT phát triển, bài thuốc khẳng định thêm công dụng qua các nghiên cứu y học hiện đại. Do vậy, được đưa vào Dược điển, trở thành bài thuốc chính thống. Từ đó làm cơ sở cho nhiều công ty dược phát triển thành các sản phẩm thuốc trị ho phục vụ nhân dân.

....

(http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe-Song-Khoe/phuong-thuoc-quy-tri-ho-duoc-luu-truyen-hon-300-nam-619469.tpo)

Trong nghề thuốc hay võ thuật, những thần y hay tổ sư thường lưu nghề bí truyền cho một ai đó, để đến khi họ có khuất núi thì vẫn còn có người lưu danh hậu thế nhờ lưu truyền lại gia bảo của cha ông.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu như muốn khẳng định rằng: nếu là người môn đệ chân chính, sẽ nói lời của chính Thiên Chúa, và như thế thì: “Ai đón nhận kẻ Thầy sai là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy".

Thứ Năm tuần 4 Phục Sinh

Lời Chúa: Ga 13, 16-20:

Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: "Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc. Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy".

Với Đức Giêsu cũng vậy! Sau hành trình loan báo Tin Mừng, trước khi về trời, Ngài cũng truyền cho các môn sinh của mình: “Hãy đi loan báo Tin Mừng khắp thế gian”. Đây chính là lệnh truyền, gia bảo cho Giáo Hội tới muôn đời.

Muốn làm được điều đó để cho mọi người nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, chúng ta phải mặc lấy chính tâm tình của Đức Giêsu, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài khi phục vụ con người cách vô vị lợi trong sự khiêm tốn...

Có thế chúng ta mới lưu lại cho người đương thời và hậu thế gia tài quý giá là chính Đức Giêsu, nhờ đó, con người hôm nay và mai sau mới nhận ra Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống ngang qua đời sống và hành vi của chính chúng ta.

Mong sao mỗi người chúng ta biết được điều đó để thi hành, ngõ hầu trở thành người có phúc như Đức Giêsu đã nói: "Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!”. Ngược lại, chúng ta đừng như Giuđa, kẻ phản thầy mà hôm nay, Đức Giêsu đã tiên báo một cách đau đớn: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con”

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết sống trung thành với Chúa và sứ điệp của Chúa. Xin cho chúng con biết loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của chính mình, để cuộc đời và sứ vụ của chúng con chính là hiện thân cách sống động như chính Chúa đang trực tiếp hành động. Amen.

Niềm tin mơ hồ!


Cuối tuần qua, cả nước vừa trải qua kì nghĩ lễ giỗ tổ Vua Hùng. Theo công bố của các trang báo, chỉ trong ngày thứ 7 mùng 10 tháng 3 âm lịch, có đến trên 7 triệu người tiến về Phú Thọ để dâng hương cho Vua Hùng. Và lễ hội giỗ tổ này có trở thành một lễ hội văn hóa tôn vinh giá trị truyền thống hay chỉ khiến người dân căng thẳng, chen lấn, lo âu, mệt mỏi , ngất xỉu vì niềm tin mơ hồ...

Nhìn lễ hội Việt Nam và nhìn sang Nhật. Nước Nhật vừa hứng chịu 2 trận động đất khủng khiếp nhưng phải dùng đến từ vĩ đại đối với nước Nhật không cường điệu chút nào, họ vĩ đại thật. Giữa cảnh chết chóc, nhà tan cửa nát, đói khát,… vậy mà họ vẫn không để mất nhân cách, mọi người nối đuôi nhau chờ đợi hàng giờ để lãnh thức ăn cứu trợ. Không có chuyện chen lấn giành giật, không lớn tiếng, không ồn ào, nhưng kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình.

Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.

Để rồi suy gẫm về đoạn Tin mừng hôm nay Chúa Giê su cũng nói đến từ Tin. "Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Đấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Đấng đã sai Ta". 


Thứ Tư tuần 4 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 12, 44-50:

Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: "Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Đấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Đấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy".

Đức Giê-su luôn minh định mình chỉ là ngôn sứ “nói những lời của Thiên Chúa” (Ga 3,34), rằng giữa Ngài và Chúa Cha có một sự kết hợp mật thiết là Người Con Chí Ái luôn vâng phục, là “kẻ được Cha sai đến” “để thực thi ý Chúa Cha” (Ga 12,27; Dt 10,5-7). Ngài đã không ngừng dẫn đưa nhân loại đến gặp gỡ Chúa Cha và giúp họ trải nghiệm mối thâm tình “Cha-Con” với Chúa Cha nơi Ngài.

- Tin Chúa là tin Thiên Chúa Cha, thấy Chúa là thấy được Thiên Chúa Cha. Tin Chúa sẽ mang lại ánh sáng soi cho cuộc đời của mình. Ðức tin là ánh sáng, không tin là sống trong bóng tối.

- Từ chối không tin. Con người tự kết án mình. Mặc dầu Chúa Giêsu không đến để kết án mà để cứu rỗi, không ai có thể thoát ra khỏi sự cứu rỗi cuối cùng này, và sự xét xử đến từ thái độ của người đó, đón nhận hay chối từ Thiên Chúa. "Ai nghe lời Ta mà không tuân giữ thì không phải Ta là người kết án kẻ ấy vì Ta không đến để luận phạt thế gian mà đến để cứu rỗi. Ai chê chối Ta và không nhận lời Ta thì sẽ có người xét xử kẻ ấy, tức là lời giảng dạy của Ta sẽ xét xử kẻ ấy trong ngày sau hết. Không ai có thể thoát khỏi sự xét xử này, nhưng sự xét xử đó sẽ đến trong ngày sau hết".

Trong hiện tại, Thiên Chúa luôn luôn kêu mời con người hãy trở về lại với Ngài sau những lần sa ngã, chối từ không tin Ngài. Thời giờ chúng ta đang sống là thời giờ của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta đừng lợi dụng lòng nhân từ này, đừng khinh dễ bỏ qua ơn soi sáng của Chúa. Những trang Phúc Âm cho chúng ta biết rõ ý muốn của Thiên Chúa như thế nào nơi mỗi người chúng ta. Ngài muốn chúng ta tin nhận Ngài, lắng nghe lời Ngài và sống kết hiệp với Ngài...


Ơn thiên triệu là gì ?

Theo cuốn “Catholic Word Book” (Sách Từ Ngữ Công Giáo), trang 44, NXB Knights of Columbus, có định nghĩa về ơn thiên triệu – thường gọi là ơn gọi:


“Đó là ơn gọi theo một cách sống. Nói chung, thuật ngữ này áp dụng cho ơn gọi chung của mọi người Thiên Chúa kêu gọi tới sự thánh thiện và ơn cứu độ. Đặc biệt, đó là nói tới tình trạng sống của mỗi người theo ơn gọi riêng, đó là hôn nhân, tu trì, linh mục, sống độc thân hoặc chấp nhận hoàn thành Ý Chúa. Thuật ngữ này cũng áp dụng cho các nghề nghiệp mà người ta sinh sống. Giáo Hội ủng hộ sự tự do của mỗi người trong việc chọn lựa nghề nghiệp nào đó, và duy trì quyền tự do chấp nhận của các ứng viên lên chức linh mục và khấn dòng. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết ơn gọi, kể cả tài năng và mối quan tâm, tình huống và lời hứa, lời mời gọi của ân sủng và sẵn sàng đáp lại”.

Trước Công đồng Vatican II, khi nói tới “ơn thiên triệu” (vocation) hoặc “ơn gọi” (calling), người ta thường hiểu ngầm về thiên chức linh mục. Những người muốn làm tu sĩ, được gọi là ơn gọi tu trì. Người ta gọi người muốn kết hôn là có ơn gọi hôn nhân, nếu người đó không muốn sống độc thân.

Từ Công đồng Vatican II, nhiều kinh cầu cho ơn thiên triệu được soạn ra bao gồm mọi dạng ơn gọi. Cũng đã có những lúc giảm sút ơn gọi tu trì và linh mục. Đó có thể vì những lời nguyện có những kiểu cầu nguyện khác nhau, không nhấn mạnh vào nhu cầu về ơn gọi linh mục. Có câu nói cổ này: “Hãy theo dõi điều bạn cầu nguyện” (Watch what you pray for). Nếu bạn cầu xin mọi thứ, bạn sẽ được mọi thứ. Những người thật lòng xin ơn gọi trong giáo xứ của mình nên cầu xin ơn gọi linh mục. Nếu không, họ đáng trách, vì đã không cầu xin đúng Ý Chúa.

1. Các linh mục và các tu sĩ nam nữ làm gì suốt ngày?

Cũng như đa số người lớn, họ dành thời gian để làm việc hằng ngày. Họ gọi công việc là bổn phận kiểu mẫu và động cơ vì Chúa Giêsu, Đấng yêu cầu họ noi gương Ngài phục vụ Dân Chúa. Nhưng họ không chỉ làm việc! Để sống lành mạnh và cân bằng, hãy cố gắng cầu nguyện bằng nhiều cách. Cầu nguyện, nhiệm vụ và vai trò là 3 cách giúp họ sống lành mạnh để có thể phục vụ hiệu quả và vui sống.

Trong lĩnh vực nhiệm vụ hoặc chức vụ, nhiều linh mục và tu sĩ có nghề chính – như dạy học, phục vụ giáo xứ, hoạt động xã hội, hoặc làm việc trong bệnh viện. Thời khóa biểu hằng ngày có thể khác so với người khác. Họ thường hội họp vào buổi tối, linh mục xứ thường làm việc vào các ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, đồng thời dành một số thời gian nghỉ ngơi trong tuần.

Nhu cầu không thể biết trước cũng làm cho cuộc sống phong phú. Điều trung tâm này thường thỏa mãn nhu cầu của con người, dù đó là học sinh, gia đình chuẩn bị cử hành các bí tích, hoặc bệnh nhân, người lớn, người tức giận, người bị thương, người đói, hoặc tù nhân. Họ cố gắng chia sẻ cuộc sống với người khác và khám phá Đức Kitô trong công việc.

Những người là thành viên của các dòng chiêm niệm (chuyên cầu nguyện) hằng ngày kết hợp công việc, cầu nguyện, và nghỉ ngơi. Sự khác biệt là họ dành nhiều thời gian để cầu nguyện hơn các tu sĩ và linh mục khác. Đôi khi họ tự trồng cây làm lương thực và sản xuất thứ gì đó để kiếm thu nhập – có thể là làm bánh lễ, làm nến, làm ảnh tượng, làm rượu lễ, đóng sách,… Việc cầu nguyện của họ thường là Thánh Lễ, cầu nguyện riêng (gọi là chiêm niệm), đọc sách thiêng liêng, và những giờ kinh nhật tụng (kinh của Giáo Hội, chủ yếu là Lời Chúa, Thánh Thi và Thánh Vịnh).

2. Cầu nguyện quan trọng thế nào trong cuộc sống?

Vì họ đã chọn đời sống tu trì, sống theo lời khuyên Phúc Âm, việc cầu nguyện phải là trung tâm của đời sống của họ. Hãy nghĩ về việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, giống như việc giao tiếp xảy ra giữa hai người yêu nhau. Mối quan hệ giữa họ với Thiên Chúa phải phát triển sâu sắc qua việc cầu nguyện.

Vì cầu nguyện là việc quan trọng, nhiều linh mục và tu sĩ dành khoảng hai giờ (hoặc hơn) để cầu nguyện mỗi ngày. Điều quan trọng là việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Họ cũng có những dạng cầu nguyện chính thức khác như kinh Phụng vụ và lần Chuỗi Mân Côi, hoặc đọc sách thiêng liêng và đọc Kinh Thánh. Họ cũng có những giờ cầu nguyện riêng, có thể là đọc sách đạo đức hoặc thinh lặng trước mặt Chúa. Một trong các hiệu quả của việc cầu nguyện là giúp họ nhận biết hoạt động của Chúa qua con người, các sự kiện, và đời sống hằng ngày.

3. Cầu nguyện có dễ đối với bạn?

Không phải lúc nào cũng dễ đâu! Ngay cả những người sống đời tu chiêm niệm cũng có lúc cảm thấy “nguội lạnh” khi giờ cầu nguyện có vẻ đơn điệu hoặc quá bình thường. Khi chúng ta có kinh nghiệm cầu nguyện, chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh những thay đổi. Chúng ta thường phụ thuộc vào sự nâng đỡ của cộng đoàn hoặc vị linh hướng (như huấn luyện viên vậy) sẽ giúp chúng ta vẫn giữ cầu nguyện trong những lúc khó khăn. Hãy cố gắng và đừng cảm thấy phụ thuộc bất cứ thứ gì.

4. Điều gì khác nhau giữa linh mục triều (linh mục giáo phận) và linh mục dòng?

Thông thường, linh mục triều phục vụ Giáo Hội trong phạm vi giáo phận của mình, thường là các giáo dân ở các giáo xứ, nhưng cũng có thể liên quan nhiều dạng khác như dạy học, làm y bác sĩ, làm tuyên úy,…

Linh mục dòng thường vượt qua giới hạn giáo phận. Họ sống khó nghèo, độc thân, và vâng lời giữa cộng đoàn. Cộng đoàn chia sẻ chung về quan điểm, tâm linh, và thường nhấn mạnh một dạng nhiệm vụ nào đó.

5. Điều gì khác nhau giữa tu sĩ và linh mục?

Tu sĩ là tín hữu tận hiến cho Đức Kitô qua lời khấn khó nhèo, khiết tịnh, và vâng lời. Tu sĩ sống trong cộng đoàn và làm việc phù hợp với khả năng. Họ có thể là giáo viên, nấu ăn, luật sư, kỹ thuật viên, giúp xứ,… Họ cố gắng sống đức tin bằng cách là huynh đệ của mọi người.

Linh mục là tín hữu được giao sứ vụ cử hành các bí tích Thánh Thể, Rửa tội và Hôn phối, đồng thời đem Chúa đến với mọi người qua các bí tích Hòa giải và Xức dầu. Linh mục cũng làm nhiều việc khác nhau – thường xuyên nhất là những việc liên quan giáo xứ – nhưng đời sống bí tích phải là đặc vụ.

6. Các dòng tu khác nhau thế nào?

Mỗi hội dòng có một đặc sủng, một cách riêng phục vụ Giáo Hội, giúp họ tập trung vào việc hoàn tất sứ vụ trong cộng đoàn. Sứ vụ này có thể là cầu nguyện trong tu viện, cũng có thể là hoạt động nhằm hợp tác với tha nhân.

Nhiều hội dòng chuyên về công việc trí tuệ hoặc công việc bình thường, nhưng mỗi dòng đều có điểm khác nhau. Nhiều dòng nam và nữ được thành lập trong thời gian việc đi lại và giao tiếp bị hạn chế. Một số dòng được thành lập vì mục đích riêng.

Ngày nay, các cộng đoàn mới vẫn tiếp tục hình thành để đáp lại tiếng Chúa mời gọi người ta đạt tới dạng nào đó thuộc tâm linh, cộng đoàn, và sứ vụ.

7. Phải mất bao lâu để trở nên linh mục?

Nói chung, phải qua ít nhất 3 năm triết học và 4 năm thần học. Các chủng sinh học ở các đại chủng viện, các tu sĩ học ở các học viện, riêng của dòng hoạc liên dòng.

8. Bạn gia nhập cộng đoàn tu thế nào?

Quá trình gia nhập cộng đoàn tu phải mất một thời gian và qua vài giai đoạn. Thời gian có thể lâu hay mau, tùy dòng, cơ bản là:

Liên lạc: Người quan tâm đời sống tu trì cần tìm hiểu xem Ý Chúa muốn gì nơi mình. Họ có thể tham gia chương trình tìm hiểu ơn gọi ở một dòng nào đó. Chương trình đào tạo thường linh động. Hằng tháng, họ thường gặp một linh mục hoặc một tu sĩ, được chia sẻ về kinh nghiệm cầu nguyện và đời sống cộng đoàn.

Ứng sinh: Thời gian này giúp họ có thể tham dự vào đời sống cộng đoàn. Họ phải thể hiện sự quan tâm và và được cộng đoàn chấp nhận là thành viên trong quá trình tham gia. Ứng viên sống trong cộng đoàn khi vẫn tiếp tục học tập và làm việc. Giai đoạn này cũng giúp cộng đoàn nhận xét xem ứng viên có thể sống đời sống chung hay không. Thời gian có thể kéo dài 1 tới 2 năm.

Tập sinh: Vào nhà tập là giai đoạn kế tiếp trong chương trình đào tạo. Giai đoạn này có thể là 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm để chuẩn bị chính thức bước vào đời sống cộng đoàn.

Vào nhà tập là thời gian học hỏi và cầu nguyện để biết thêm về chính mình, về cộng đoàn, và mối quan hệ với Chúa Giêsu. Cuối thời gian tập, các tập sinh chuẩn bị tiên khấn (sơ khấn, khấn lần đầu, khấn tạm).

Khấn sinh: Ba lời khấn vâng lời, khó nghèo, và khiết tịnh (thanh tuân, thanh bần, thanh khiết) có thể cho thời gian 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm, tùy quy định mỗi dòng. Các lời khấn này có thể được khấn lại hằng năm. Thời gian khấn tạm thường là 3 năm, sau đó là vĩnh khấn (khấn trọn đời).

Tu sĩ nào được học làm linh mục cũng phải trải qua thời gian đào tạo như các chủng sinh. Ngoài triết học và thần học, các ứng viên còn được đào tạo về Kinh Thánh, các Giáo huấn của Giáo Hội, các kỹ năng cần thiết cho sứ vụ linh mục.

9. Các linh mục và các tu sĩ nam nữ thề hứa điều gì?

Các tu sĩ và linh mục dòng khấn ba lời khấn, một số dòng còn thêm 1 hoặc 2 lời khấn khác nữa. Có ba lời khấn phổ biến nhất:

Nghèo khó – Mọi thứ là của chung, sống giản dị, và nhận biết mình lệ thuộc vào Thiên Chúa.

Khiết tịnh – Yêu mến Chúa, phụng sự Chúa và phục vụ mọi người, chứ không yêu người khác. Sống độc thân để minh chứng tình yêu dành cho Thiên Chúa.

Tuân phục – Sống đời sống cộng đoàn, cố gắng lắng nghe và làm theo Ý Chúa bằng cách tham dự vào mọi sinh hoạt của cộng đoàn.

10. Linh mục triều thề hứa điều gì?

Linh mục triều khấn giữ khiết tịnh và vâng lời giám mục (đấng bản quyền). Họ không khấn khó nghèo, nhưng họ vẫn phải cố gắng sống giải dị để có thể phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ mọi người.

11. Linh mục và tu sĩ có thể hò hẹn?

Không thể hò hẹn yêu đương, vì mối quan hệ này sẽ dẫn tới hôn nhân, mà khấn độc thân nghĩa là không được kết hôn. Tuy nhiên, ai cũng cần có tình bạn trong sáng, những mối quan hệ cần thiết, dù là đối với nam hoặc nữ.

12. Bạn đã bao giờ bị người khác phái hấp dẫn?

Dĩ nhiên vẫn có! Họ vẫn có những mối quan hệ bình thường, những cảm giác và những ước muốn. Họ chọn đời sống độc thân là hướng cảm xúc của họ vào chiều hướng tốt lành. Họ phải cố gắng trung thành với lời khấn khiết tịnh qua việc cầu nguyện, kết hiệp với Đức Kitô, những tình bạn tốt đẹp,…

13. Nếu bạn yêu thì sao?

Trách nhiệm cơ bản trong tình trạng như vậy là duy trì lời khấn của một tu sĩ hoặc linh mục. Cố gắng phát triển mối quan hệ trong giới hạn và trách nhiệm của lời khấn khiết tịnh.

Dĩ nhiên, việc “phải lòng người khác phái” là tình huống khó khăn đối với tu sĩ hoặc linh mục. Chúng ta biết rằng các Kitô hữu vẫn phải đối mặt với những nỗi đau khổ và sự khó khăn trong cuộc sống. Không dễ để trở thành người vợ hoặc người chồng chung thủy, hoặc một người độc thân. Việc xử lý thách đố này giúp người ta mạnh mẽ hơn trong ơn gọi của mình.

14. Bạn có phải là người trinh tiết để làm linh mục hoặc tu sĩ?

Đây là câu hỏi phổ biến trong giới trẻ. Hoạt động tình dục trong quá khứ không ngăn cản người ta trở thành tu sĩ hoặc linh mục. Quá khứ của một người không là trở ngại chính. Nếu vậy, nam và nữ đã từng kết hôn không thể trở thành linh mục hoặc tu sĩ. Vấn đề là người đó có sẵn sàng và có thể sống mà yêu thích đời sống độc thân khi phục vụ tha nhân hay không. Một số vị thánh lớn đã từng có chọn lựa khác trước khi rẽ vào đời sống tu trì – chẳng hạn như Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô Assisi.

15. Tôi có thể làm linh mục hoặc tu sĩ nếu tôi có nợ riêng?

Thường thì các giáo phận và các dòng đòi hỏi ứng viên giải quyết mọi nợ nan riêng tư trước khi đi tu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ đối với món nợ sinh viên và sẽ có chính sách đặc biệt. Nếu người đó có “lịch sử” xài hoang nên mắc nợ, nhất là liên quan thẻ tín dụng, thường thì người đó phải nghiêm túc cân nhắc mình có khả năng sống giản dị với ơn gọi tu trì hay không.

16. Tại sao một số người mặc tu phục trắng, đen, nâu, xanh,…?

Tu phục có thể giúp dễ nhận biết đó là biểu tượng đức tin vào Thiên Chúa và liên quan Kitô giáo. Tu phục nói lên sự đơn giản qua cách sống lời khấn khó nghèo. Một số cộng đoàn có tu phục chính, tu phục làm việc, tu phục đi ra ngoài, nhưng điều chính vẫn là thể hiện đức tin.

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ VocationNetwork.org)

Tôi đi tu!

Tôi đi tu là để hoà mình vào một tình yêu siêu nhiên và nhờ đó làm phong phú cho đời sống của mình. Bởi thế, nên đời tu của tôi đẹp lắm!



Bà ôm tôi, bảo rằng bà hãnh diện vì tôi.
Bố trầm ngâm, chẳng nói gì, bảo rằng tôi đã lớn, hãy tự quyết định cho cuộc đời.
Mẹ rươm rướm nước mắt, lo lắng, chẳng biết tôi vào “trong đó” rồi sẽ ăn ngủ ra sao.
Có một người con gái cũng vì tôi mà nhỏ lệ.

Đám bạn thân, có đứa chúc mừng, có đứa bàng quan, có đứa cười khẩy, bảo “thằng này ngu, tự nhiên đánh mất cả đời trai phơi phới”!

Uhm, phải, “đời trai” cũng đẹp mà. Cả cuộc đời dài đằng đẵng, chỉ có một lần duy nhất, người đàn ông sở hữu cái gọi là “đời trai”. Ở cái tuổi đang hừng hừng sức sống này, một người con trai đang có trước mặt mình cả một vùng trời tươi sáng. Biết bao con đường đang mở ra, nhìn đâu cũng toàn những viễn cảnh tươi đẹp. Những phong ba bão táp dường như chẳng có gì đáng sợ cả. Sức ta có, ý chí ta mạnh, ta chỉ biết con đường thẳng mà phóng tới, chẳng hề nghĩ ngợi hay đắn đo. Những dự phóng, những kế hoạch, ta không hề thiếu. Rồi công danh, sự nghiệp, tiền đồ phía trước như đang vẫy gọi ta. Cả một hay thậm chí nhiều tình yêu đẹp sẽ đến với ta, làm con tim ta tan chảy hoặc nở rộ những cánh hồng tươi. “Đời trai” hệt như một con sóng cuồn cuộn, tất cả sinh lực của trời đất như hừng hực trong mình. Con đường vinh hoa, con đường thăng tiến như hiển hiện trước mắt, chỉ cần một bước nữa là tới thôi.

Thế nhưng, tôi bỗng dưng lại chọn cho mình một hướng rẽ. Gạt đi những lời mời gọi hướng đến sự cao sang, tôi lại đặt bàn chân lên “một đoạn đường chẳng mấy ai đi”, một con đường gai góc. Đi tu là đi đâu vậy? Thú thật tôi cũng chẳng biết. Phía trước tôi là một màn tối âm u. Tôi chỉ nghe nơi đó vẳng lại một tiếng gọi mơ huyền, vây cuốn trái tim tôi và bảo tôi cứ men theo tiếng nói âm vang ấy mà cất bước. Đi tu là chọn một con đường không biết đích đến, trong khi mọi chỗ an toàn để mình bám víu thì phải bỏ lại hết đàng sau. Cứ liều mình bước đi như vậy, giữa một tư thế chông chênh, lấy niềm tin mà lao tới. Có đôi khi tôi tự hỏi bản thân: liệu mình có được mời gọi thật không, hay chỉ là do mình ảo tưởng, chuyện gì xảy ra khi bất chợt lúc nào đó tôi phát hiện ra mình đã nhầm. Tôi tin vào tiếng gọi nhưng cũng có lúc tôi không khỏi lo sợ và dẫn đến nghi ngờ.

Đi tu, tôi có phải là một thánh nhân đâu. Tôi vẫn còn đó những yếu đuối của một kiếp con người. Tôi vẫn mong được ăn sung mặc sướng, muốn được ấp ủ chiều chuộng và thích làm theo ý riêng. Càng đi tu, tôi càng nghiệm thấy rõ điều đó hơn, rằng tôi đến với Chúa bằng trọn vẹn một con người đầy loang lỗ, đầy vết nhơ, đầy thiếu sót. Trước khi đi tu, tôi cũng ấp ủ nhiều lý tưởng cao đẹp, rằng tôi muốn dâng mình cho Chúa, muốn thuộc về Chúa, muốn cứu độ tha nhân. Nhưng càng đi tu, tôi thấy mình như bị phô bày ra trước mắt biết bao nhiêu thiếu sót. Càng sống trong đời tu, tôi càng cảm thấy xấu hổ khi nghĩ đến chuyện mình được hiến thánh, cảm thấy bất xứng khi có ai đó nói rằng tôi là người của Chúa, cảm thấy ngại ngùng khi bản thân mình còn chưa vẹn toàn, nghĩ gì đến chuyện cứu giúp người ta. Sau bao nhiêu năm miệt mài theo Chúa, tôi vẫn còn thấy mình xa Chúa lắm, con đường thập giá tôi vẫn còn chưa ôm trọn vào người, bài học phục vụ tôi vẫn còn chưa đặt để vào con tim. Có đôi khi, tôi còn mượn danh tu sĩ để tô vẽ cho bản thân những ánh hào quang giả tạo.

Nhưng càng đi tu, tôi càng nghiệm thấy Chúa yêu thương tôi vô điều kiện. Ngài luôn đón nhận tôi, bất chấp những giới hạn và yếu đuối của tôi. Bạn bè tôi không hiểu tại sao tôi huỷ hoại “đời trai” chỉ vì một lý tưởng mơ hồ nào đó. Còn tôi, tôi cho rằng đặt đời mình vào tay Chúa thì “đời trai” của tôi mới sinh hoa kết quả dồi dào. Chắc chắn là phải có những hy sinh, nhưng cảm nghiệm được một tình yêu lạ lùng từ Chúa giúp tôi thấy được nơi thập giá cuộc đời những cánh hoa tươi đẹp. Đi tu, trước hết chỉ là “đến và ở lại” với Ngài, rồi sau đó mới là thoả sức tung cánh muôn phương. Tôi không đi tu để trốn tránh cuộc đời vô thường, không tìm một chốn thanh tịnh nào đó để xa lánh thế gian. Tôi lên núi gặp Chúa chính là để xuống núi với tha nhân, tôi tách mình ra khỏi thế giới là để có thể dấn thân vào nó nhiều hơn, sâu hơn. Tôi đi tu là để hoà mình vào một tình yêu siêu nhiên và nhờ đó làm phong phú cho đời sống của mình. Bởi thế, nên đời tu của tôi đẹp lắm!

Đường còn xa, lối đi còn muôn nẻo. Hành trình đời tu vốn dĩ không bao giờ có sự chắc chắn và mãi mãi không có điểm dừng. Niềm hãnh diện của bà, sự tin tưởng của bố, nỗi lo lắng của mẹ, nước mắt của cô gái kia, và cả những bỡn cợt của bạn bè, tôi khắc ghi vào tim, tôi để nó sánh bước song hành với mình. Chẳng ai biết được tôi có trọn tình vẹn nghĩa với Chúa ở tận cuối con đường! Chẳng ai biết được tôi có thể giữ lòng thanh thoát những trước quyến rũ của thế gian chỉ để say tình Chúa! Chẳng ai biết được… Nhưng tôi chỉ xin cho mình biết luôn tín thác như Abraham – cất bước ra đi mà chẳng biết đi đâu, một sự sẵn sàng như Mẹ Maria – chỉ cần Chúa muốn là xin vâng mau mắn. Đi tu, không chỉ là sửa mình, tu chỉnh mình, nhưng hơn hết, đó là một sự hiến dâng, một lời đáp cho tiếng gọi trong u tối.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

*Đại từ “tôi” được sử dụng trong bài viết có ý nói đến những người dâng hiến cách chung chứ không nhất thiết là bản thân người viết.



Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Sự lao công đích thực


Người Ấn Độ có kể câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Một gia đình khỉ nọ sống giữa một khu rừng rậm. Mùa đông đến, cả gia đình khỉ rét run vì lạnh. Một đêm nọ nhìn từ xa thấy một con đom đóm đang bay lượn, chúng tưởng là một cục than hồng. Thế là nhà khỉ bắt lấy con đom đóm mang về, cẩn thận để củi và rơm vào rồi ngồi quanh mà sưởi. Có con còn kề miệng sát vào con đom đóm để thổi với hy vọng lửa bốc cháy. Một con chim bay qua tình cờ thấy cảnh tượng bèn dừng lại nói với bầy khỉ: “Các bạn ơi, đây không phải là lửa mà chỉ là một con đom đóm”. Nhưng bầy khỉ không đếm xỉa gì đến nhận xét của con chim, chúng lại chúi đầu vào con đom đóm mà thổi. Một lần nữa con chim trở lại bình tĩnh nói đó chỉ là một con đom đóm. Tức giận vì lời dạy khôn của con chim, bầy khỉ túm lấy nó và giết đi. Rồi chúng tiếp tục thổi hơi vào con đom đóm. Sáng hôm sau, người ta thấy cả gia đình khỉ chết cóng vì lạnh bên cạnh con đom đóm.

Khao khát hạnh phúc đích thực, nhưng lại chạy theo ảo ảnh; muốn sống sung mãn, nhưng lại chạy theo những phù phiếm chóng qua, có thể đó là bài học mà câu chuyện ngụ ngôn trên đây muốn ngỏ với chúng ta.

Thứ Hai tuần 3 Phục Sinh

Lời Chúa: Ga 6, 22-29

Hôm sau, đám người còn ở lại bên kia biển thấy rằng không có thuyền nào khác, duy chỉ có một chiếc, mà Chúa Giêsu không lên thuyền đó với các môn đệ, chỉ có các môn đệ ra đi mà thôi. Nhưng có nhiều thuyền khác từ Tibêria đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh. Khi đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền kia và đến Capharnaum tìm Chúa Giêsu.

Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" Chúa Giêsu đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu". Họ liền thưa lại rằng: "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Chúa Giêsu đáp: "Đây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến".

THỨ HAI TUẦN 3 PHỤC SINH

Tin mừng hôm nay dường như cũng muốn nhắc nhở chúng ta về sự lạc hướng ấy. Đám đông tụ tập bên Chúa Giêsu để được ăn uống thoả thích là hình ảnh của một nhân loại đang lạc hướng. Đám đông những người Do thái trong Tin mừng hôm nay là những người đã từng chứng kiến phép lạ của Chúa Giêsu, thế nhưng họ đi tìm kiếm Ngài không phải vì đã tin nhận Ngài hoặc để lắng nghe giáo huấn của Ngài, mà chỉ mong được Ngài cho ăn uống no thoả.

Chúa Giêsu không đến thế gian để mang lại một cây đũa thần cho những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của con người. Ngài đến để cho con người được sống và hạnh phúc thực sự. Sự sống và hạnh phúc ấy chính là nhận biết và yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Chỉ có Thiên Chúa mới thoả mãn mọi khát vọng trong tâm hồn con người, chỉ có Ngài mới đem lại cho con người hạnh phúc trọn hảo.

Mùa Phục Sinh, Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta ý thức về sự sống thần linh đang châu lưu trong tâm hồn người tín hữu. Sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian đó là chỗ đứng của người tín hữu trong trần thế này. Mưu cầu cuộc sống tạm bợ nhưng người tín hữu luôn hướng về trời cao; bôn ba về của cải vật chất, nhưng không quên gắn bó với những giá trị Nước Trời như công lý, hoà bình, tình huynh đệ, lòng bác ái. Trong mọi sự, họ phải luôn nhớ lời khuyên của thánh Phaolô: “Anh em hãy tưởng nghĩ đến những sự trên trời”. Một cách cụ thể, người tín hữu tìm kiếm và xây dựng Nước Trời ngay giữa những thực tại trần thế, bằng cách không bán rẻ lương tâm vì một chút lợi lộc chóng qua, không chối bỏ hình anh cao quí của Thiên Chúa nơi bản thân, không cha đạp nhân phẩm của người anh em. Trong mọi sự họ tìm kiếm Chúa như gia nghiệp duy nhất của cuộc đời.





Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Mầu nhiệm Giáo Hội.

Chúa Nhật tuần 3 Phục Sinh năm C

Lời Chúa: Ga 21, 1-19

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: "Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Ðiđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

[Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".]

CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH: TÌNH YÊU - PHƯƠNG THỨC ĐIỀU QUẢN GIÁO HỘI

Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu quan tâm đến việc thiết lập Giáo Hội để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người trên trần gian. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy hình ảnh về Giáo Hội mà Người mong muốn khi thiết lập.

Hình ảnh về một Giáo Hội có nền tảng là yêu thương. Chúa Giêsu không thiết lập một cơ chế, nhưng thiết lập một gia đình. Người đứng đầu Giáo Hội không phải là người chỉ huy ra lệnh, nhưng là người chăm sóc. Sức mạnh của Giáo Hội vì thế không phải ở kỷ luật, uy quyền, nhưng ở tình yêu thương. Mọi người yêu thương nhau vì lẽ là anh chị em trong một gia đình. Để duy trì tình yêu thương, người đứng đầu phải là người yêu thương nhiều nhất. Chính vì thế, trước khi tuyển chọn thánh Phêrô làm Giáo hoàng. Chúa Giêsu đã 3 lần hỏi: “Phêrô, con có mến Thầy không?”. Có yêu mến Chúa thì mới biết yêu mến anh chị em mình. Tình yêu mến là nền tảng của Giáo Hội. Bao lâu tình yêu mến còn, Giáo Hội còn vững vàng. Khi nào tình yêu mến suy giảm, Giáo Hội sẽ suy yếu.

Hình ảnh về một Giáo Hội có sức sống truyền giáo. Giáo Hội như con thuyền của ngư phủ. Ngư phủ sinh sống bằng nghề đánh bắt tôm cá. Sức sống của Giáo Hội là truyền giáo, là đánh bắt các linh hồn như Chúa Giêsu, khi kêu gọi các Tông đồ đầu tiên đã nói: “Hãy theo Thầy, Thầy sẽ đào tạo anh em thành những tay chài lưới linh hồn người ta”. Muốn đánh bắt được tôm cá, ngư phủ không được neo thuyền, ngồi trên bờ mà nghỉ ngơi nhàn nhã, nhưng phải dong buồm ra khơi, ra chỗ nước sâu mới có nhiều cá. Cũng vậy, muốn cứu được nhiều linh hồn, Giáo Hội không được ngồi yên ngơi nghỉ, mà phải lên đường, phải ra đi đến những nơi xa xôi, phải nỗ lực tìm kiếm. Ra khơi là phải mệt nhọc, phải làm việc và nhất là phải đương đầu với sóng to gió lớn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, lên đường truyền giáo là phải vất vả, khổ cực và chấp nhận những nguy hiểm, rủi ro. Phải ra đi vì đó là ước nguyện của Chúa. Phải lên đường vì đó chính là sứ mạng Chúa trao cho Giáo Hội.

Hình ảnh về một Giáo Hội hoạt động có hiệu quả nhờ tuân theo Lời Chúa. Giáo Hội quy tụ những con người. Giáo Hội hoạt động với những cố gắng của con người. Nhưng chỉ với sức con người. Giáo Hội không làm được việc gì. Phêrô và các bạn mệt nhọc suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào là hình ảnh của những hoạt động không có Chúa hướng dẫn. Khi nghe Lời Chúa dạy, các ngài đã đánh được một mẻ cá lớn lạ lùng. Hôm nay Chúa không còn ở với các Tông đồ. Không còn ngồi chung thuyền với các ngài. Không còn dẹp yên sóng gió cho các ngài. Chúa đã về trời. Chúa đứng ở một bến bờ khác. Nhưng Chúa vẫn theo dõi những hoạt động của các ngài. Chúa sẽ đưa ra những chỉ dẫn để hoạt động của các ngài có kết quả tốt đẹp. Tuy không hữu hình, nhưng Chúa vẫn hiện diện bên Giáo Hội như lời Người hứa: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Giáo Hội thật là một mầu nhiệm vì xét theo bề ngoài chỉ gồm những con người hữu hình, nhưng thật sự bên trong có sự hiện diện của Thiên Chúa vô hình. Sự vững mạnh của Giáo Hội không nhờ luật lệ, quân đội, hay vũ khí, nhưng nhờ tình yêu thương. Càng yêu thương, càng tha thứ thì Giáo Hội càng mạnh mẽ. Hiệu quả của Giáo Hội không ở tại việc ổn định, yên vị, nhưng ở tại mạo hiểm ra đi. Chính khi ra đi, Giáo Hội thâu lượm được nhiều kết quả. Càng gặp khó khăn, Giáo Hội càng vững mạnh vì Chúa hằng ở với Giáo Hội luôn mãi.

Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa. Amen.
                                                                (Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)

Tin tưởng vào Chúa

Một vị tướng nọ quyết định đánh địch quân, dù rằng lúc ấy quân số của ông chỉ bằng 1/10 quân số của địch. Ông xác quyết với toàn thể binh sĩ rằng họ sẽ chiến thắng, thế nhưng ai nấy đều lắc đầu thất vọng. vào ngày xuất quân, khi đi ngang qua một nhà nguyện, ông cho đoàn quân dừng lại và nói: “Tôi và một số sĩ quan vào đây cầu nguyện vào gieo thử một quẻ: nếu đồng tiền ngửa, chúng ta sẽ thắng, bằng không, chúng ta sẽ thua”. một lúc sau từ trong nhà nguyện bước ra, ông và các sĩ quan vui mừng loan báo: “Số mệnh đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta sẽ thắng trận này”. Nghe thế, mọi người hân hoan lên đường và quả nhiên họ đã chiến thắng một cách dễ dàng. Ngày hôm sau, một sĩ quan thân cận đã tâm sự với vị tướng: “Quả thật trận chiến hôm qua đã chứng tỏ không ai có thể thay đổi được bàn tay của số mệnh”. Vị tướng mỉm cười đáp: “Có lẽ gần đúng như vậy”. Rồi ông lấy từ trong túi đồng tiền đã gieo quẻ hôm trước, cả hai mặt đồng tiền đều giống nhau.

Một trong những yếu tố dẫn đến thất bại, đó là sợ hãi, thiếu tin tưởng. chỉ một thoáng bối rối hiện trên nét mặt cũng đủ để đối thủ chiếm được ưu thế.

Thứ Bảy tuần 2 Phục Sinh.
Lời Chúa: Ga 6, 16-21

Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới.

THỨ BẢY TUẦN II PHỤC SINH

Sóng gió nổi lên và thuyền chao đảo. Tuy nhiên, trong số những môn đệ hôm ấy, có ít nhất bốn ngư phủ đầy kinh nghiệm về các mối nguy ở Biển Hồ, nên sóng gió không phải là nỗi sợ hãi lớn nhất của họ. Nỗi sợ hãi của họ cũng không phải vì thấy Chúa đi trên mặt nước hay vì Chúa đến gần. Đúng hơn, vì không có đức tin, nên họ sợ hãi trong mọi hoàn cảnh. Chỉ khi người ta vững tin vào Chúa, Đấng đang sống với họ, người ta mới trở nên mạnh mẽ trong giông tố, vì Chúa luôn là Đá Tảng cho cuộc đời.

Bài Tin mừng hôm nay thì nêu lên những sóng gió mà các tông đồ gặp phải khi xuống thuyền sang bờ bên kia biển hồ trong đêm tối. Trong bóng đêm ngoài việc phải vất vả chống chọi với sóng to gió lớn, các ông còn phải đối mặt với sự sợ hãi kinh hồn khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển đến với họ, vì tưởng là ma. Nhưng nhờ lời trấn an của Chúa Giêsu: “Thầy đây mà, đừng sợ!”, khi ấy các ông mới tìm lại bình an và đưa con thuyền cập bến an toàn.

Cuộc đời ta của chúng ta có lúc yên bình nhưng cũng có lúc sóng gió nổi lên khiến ta sợ hãi bất an. Xin Chúa phục sinh luôn ở bên để che chở, chấn an và giúp ta biết chọn lựa hướng sống tốt đẹp theo thánh ý Người, nhờ đó con thuyền đời ta dễ dàng vượt qua sóng gió hiễm nguy của biển đời trần gian mà đạt đến bến bờ của an vui và hạnh phúc nhờ ơn ban của Chúa.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Xôi Chiên!

Thứ 5 tuần thánh vừa qua, sau Thánh lễ tiệc ly, giáo xứ Long Kiên chia sẻ phần xôi cho tất cả giáo dân tham gia thánh lễ, mà mọi người thường quen gọi với cái tên "Xôi chiên".

Xôi chiên là một hình thức đạo đức bình dân của những giáo xứ truyền thống gốc Bắc, mà Long kiên luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức này. Những phần xôi chiên tựa như hình ảnh con chiên mà Chúa Giêsu cùng các Tông Đồ dùng để mừng lễ vượt qua tại nhà Betania, thì xôi chiên hiện tại được phân phát và chia sẻ cho tất cả giáo dân như hình ảnh Chúa hóa bánh ra nhiều trong Tin mừng Thánh Gioan.

Thứ Sáu tuần 2 Phục Sinh.
Lời Chúa: Ga 6, 1-15

Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút".

Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Đấng Tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.

Kết quả hình ảnh cho chúa giêsu hóa bánh ra nhiều

Phép lạ bánh và cá được hóa ra nhiều là phép lạ duy nhất được tường thuật trong cả bốn Phúc Âm. Ðiều này chứng minh cho chúng ta biết tầm quan trọng của dấu lạ này trong toàn bộ giáo huấn của Chúa Giêsu, cũng như trong sinh hoạt của cộng đoàn Kitô tiên khởi thời các tông đồ. Những người Kitô đầu tiên thường dùng dấu hiệu bánh và cá để nói lên niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng cứu rỗi thế gian, và là của ăn ban sự sống đời đời. Chúa Giêsu sẽ giải thích điểm này rộng rãi hơn trong bài giảng tiếp sau biến cố phép lạ bánh và cá được hóa ra nhiều. Chúng ta sẽ lần lượt suy niệm về những lời giảng dạy này trong những ngày tới.

Trong những phút suy niệm hôm nay, chúng ta hãy chú ý đến thái độ của dân chúng đối với dấu lạ Chúa thực hiện. Có thể nói rằng dân chúng đã hiểu lầm ý định của Chúa Giêsu. Nói cách khác, chúng ta có thể nói rằng dân chúng đã trần tục hóa biến cố, họ hiểu biến cố trong lăng kính vụ lợi vật chất cho bản thân. Phúc Âm theo thánh Gioan ghi lại chi tiết này: "Sau biến cố, dân chúng muốn bắt Chúa đi mà tôn lên làm vua", có lẽ để tiếp tục phục vụ cho những lợi lộc vật chất, cho những tham vọng của họ. Thay vì biến đổi con người mình trở nên sẵn sàng hơn để lắng nghe sứ điệp của Chúa muốn nói với họ. Hãy cố gắng để được ăn của ăn không hư nát, để được sống đời đời, thì dân chúng lại giới hạn dấu lạ trong chiều kích trần tục của cơm bánh để nuôi sống thể xác mà thôi. Ðây có thể nói là một trong những cám dỗ thường hằng của con người qua mọi thời đại, cám dỗ bắt buộc Thiên Chúa phải và chỉ phục vụ cho những nhu cầu vật chất trần tục mà thôi.

Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi làm nô lệ cho những tham vọng trần tục. Chúa vẫn luôn tiếp tục thực hiện những dấu lạ trong đời sống của con, để mời gọi con luôn nâng tâm hồn lên mà nhìn nhận và tôn vinh Chúa hằng ngày. Xin cho con được luôn sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa dạy và sống thực hành trong mọi hoàn cảnh. Xin cho con biết đến gặp Chúa trong bí tích Thánh Thể để được Chúa soi sáng và bổ dưỡng thêm sức mạnh và chu toàn trọn vẹn hơn sứ mạng Chúa đã trao phó cho con.

                                                               (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Vòng lẩn quẩn của tình yêu!


Một bài thơ tiếng Đức nói về một người Trung Hoa có một khu vườn rất xinh xắn. Ông mê mẩn hoa bông súng trên hồ cá đến nỗi đặt tên cho nó là Catherine.

Nhưng nàng bông súng này chỉ để mắt đến chàng cá vàng. Nó thích được ngắm chàng bơi lội quanh và chạm đến những chiếc lá của nó. Còn chàng cá vàng thì chưa một lần đáp lại lòng ái mộ của nàng bông súng vì chàng đang đắm đuối ánh mắt nhìn của cô bé gà con.

Nhưng khổ nỗi thay cô bé gà con chỉ thích một điều là ở bênh anh chàng làm vườn...

Thật là lẩn quẩn: anh làm vườn mê bông súng, bông súng mê cá vàng, cá vàng lại mê gà con, còn gà con lại thích anh làm vườn... một vòng lẩn quẩn tình cảm và chẳng ai đáp lại tình cảm của ai...Các bạn trẻ ngày nay cũng băn khoăn về tình yêu: làm sao nhận ra một tình yêu chân thực, làm sao không bị chóa mắt bởi những ảo ảnh, không bị lừa dối bởi những ngọt ngào, để rồi vỡ mộng. Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta nhận ra một tình yêu chân thực là tình yêu hiến trao: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một của Người...".


Thứ Tư tuần 2 Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 3, 16-21

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.

Kết quả hình ảnh cho thiên chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban con một

Ơn cứu độ có một cùng đích và một lý do. Lý do chính là "Thiên Chúa yêu con người" và cùng đích chính là để "con người hưởng hạnh phúc vĩnh cửu", hạnh phúc vô biên cùng Thiên Chúa.

Chúa Giêsu chính là dấu chỉ vĩ đại cho tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, như đã được trình bày trong Tin Mừng qua mầu nhiệm nhập thể, qua đời sống, sứ điệp, qua cuộc thương khó, qua cái chết và phục sinh của Người.

Trong dịp giảng tĩnh tâm Giáo triều Rôma năm 2000, HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nêu ra 10 điểm khuyết điểm của Chúa Giê-su trong đó có việc Chúa hay quên: chỉ 1 câu nói thành thật với chính mình của tên trộm lành mà Chúa đã quên cả quá khứ tội lỗi của anh. Chỉ cần thấy bóng dáng đứa con bỏ nhà đi hoang nay trở về là người cha đã quên hết quá khứ đi hoang của người con. Tình yêu của Thiên Chúa là vậy. Ngài chậm bất bình và rất mực khoan dung: nếu Chúa chấp tội nào ai đứng vững. Tình yêu Chúa cao hơn tội lỗi chúng ta, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi chúng ta. Tình yêu đó không nhớ lỗi lầm, không tính toán, không xét nét, không vị kỷ, không phê phán, không câu chấp, không gò bó, không biên giới, không điều kiện; Tình yêu đó yêu điên cuồng đến độ phiêu lưu và hy sinh cả mạng sống mình cho người mình yêu.

Lạy Chúa, xin ban cho con một tình yêu tinh tuyền, một tình yêu chân thật, biết hiến dâng và trao ban chính mình, biết chia sẽ và cảm thông, biết nâng đỡ và ủi an, khoan dung và độ lượng. Amen.

                                                                                        (Fx. Đình Phước SDB)